Siêu nhanh giải bài 13 Lịch sử và địa lí 5 Cánh diều

Giải siêu nhanh bài 13 Lịch sử và địa lí 5 Cánh diều. Giải siêu nhanh Lịch sử và địa lí 5 Cánh diều. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài giải này. Thêm cách giải mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Lịch sử và địa lí 5 Cánh diều phù hợp với mình.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 13. CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945

MỞ ĐẦU

Trong những ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945, hàng nghìn người đã ca vang bài hát Tiến quân ca giữa bầu trời Hà Nội. Bài Tiến quân ca đã trở thành Quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Hãy chia sẻ những điều em biết về Quốc ca và Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Giải rút gọn:

 - Tiến quân ca là một bài hát do nhạc sĩ Văn Cao (1923–1995) sáng tác vào năm 1944. Bài hát được chọn làm quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ ngày 13 tháng 8 năm 1945 đến 1 tháng 7 năm 1976, và tiếp tục được chọn làm quốc ca của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 2 tháng 7 năm 1976.

1. TRƯỚC TỔNG KHỞI NGHĨA

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát các hình 1, 2, 3, 4, em hãy:

Nêu những việc Nguyễn Ái Quốc đã làm ở Cao Bằng và kể lại câu chuyện Bác Hồ về nước.

Kể lại câu chuyện "Việc này chú Văn có thể làm được không?" và giới thiệu về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Giải rút gọn:

a, Những việc Bác đã làm ở Cao Bằng 

Đầu năm 1941, Nguyễn Ái Quốc (từ giữa năm 1942 lấy tên là Hồ Chí Minh) về Pác Bó (Cao Bằng). Tại đây, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực chỉ đạo xây dựng lực lượng, căn cứ địa cách mạng, chuẩn bị khôi nghĩa giành chính quyền.

Để tuyên truyền vận động quần chúng, xây dựng lực lượng cách mạng, năm 1944, Hồ Chí Minh đã giao cho Võ Nguyên Giáp nhiệm vụ thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.

b, Chuyện Bác Hồ về nước

Sáng sớm một ngày trong tháng 1-1941, tức ngày mùng 2 Tết Tân Tỵ, Bắc cùng cả đoàn xuất phát từ làng Năm Quang (Trung Quốc). Sau 8 giờ đi đường, khoảng 12 giờ trưa thì đoàn về đến cột mốc 108 trên biên giới Việt - Trung thuộc xã Trường Hà, châu Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.

Đứng bên cạnh cột mốc biên giới, Bác lặng người đi, mắt hướng về Tổ quốc, ngắm nhìn núi rừng Cao Bằng trùng điệp. Sau 30 năm bôn ba khắp năm châu tìm đường cứu nước, nay Bắc đã trở về.

c, Chuyện “Việc này chú Văn có thể làm được không?” 

Trong một cuộc họp năm 1944, Bác phân tích tình hình: "Lực lượng vũ trang của ta hiện nay đã ít lại phân tán quá. Bây giờ nên tập hợp những cán bộ, chiến sĩ anh dũng nhất, những vũ khí tốt nhất, tổ chức thành một đội vũ trang...".

Sau đó đến phần tìm người chỉ huy. Cùng trao đổi một lúc, Người hỏi:

- Việc này giao chủ Văn (bí danh của Võ Nguyên Giáp) phụ trách. Chú Văn có thể làm được không?

Lòng cảm động, anh Văn thầm hứa sẽ tuyệt đối trung thành và tận tụy trước sự giao phó ấy và định thưa lại cho có đầu, có đuôi. Những tác phong quân sự như đã ngấm vào máu, anh trả lời ngay vào câu hỏi bằng ba tiếng:

- Có thể được!

d, Giới thiệu Võ Nguyên Giáp 

Võ Nguyên Giáp (1911 2013) quê ở Quảng Bình. Ông từng là sinh viên Luật của Đại học Đông Dương và là giáo viên dạy Lịch sử ở một trường tư tại Hà Nội.

Ngày 22-12-1944, Võ Nguyên Giáp chỉ huy Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam).

Năm 37 tuổi, Võ Nguyên Giáp được phong Đại tướng và trở thành vị Đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.

2. THẮNG LỢI Ở HÀ NỘI, HUẾ, SÀI GÒN TRONG TỔNG KHỞI NGHĨA

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát các hình 5, 6, em hãy kể lại một sự kiện diễn ra trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn.

Giải rút gọn:

Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước đồng loạt tiến hành tổng khởi nghĩa, giành chính quyền.

Ngay từ sáng ngày 19-8-1945, Hà Nội đã rực màu cờ đỏ sao vàng. Đúng 11 giờ, trước hơn 20 vạn người tập trung trước Nhà hát Lớn, Uỷ ban khởi nghĩa đọc lời kêu gọi khởi nghĩa. Sau đó, cuộc mít tinh biến thành cuộc biểu tình vũ trang giành chính quyền. Đến tối cùng ngày, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội toàn thắng.

Ngày 23-8, nhân dân Huế giành được chính quyền.

Tại Sài Gòn, sáng ngày 25-8, quần chúng cách mạng chiếm Sở Mặt thảm, Sở Cảnh sát, nhà ga, bưu điện, nhà máy điện.....

Ngày 28-8, Tổng khởi nghĩa thành công trong cả nước.

3. BÁC HỒ VIẾT VÀ ĐỌC BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP 

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 7, em hãy kể lại câu chuyện Chủ tịch Hồ Chí Minh viết và đọc bản "Tuyên ngôn Độc lập" Nêu cảm nhận của em về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong buổi lễ đọc “Tuyên ngôn Độc lập”.

Giải rút gọn:

- Từ Tân Trào, Chủ tịch Hồ Chí Minh về Hà Nội. Từ ngày 28-8-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập tại căn nhà số 48, phố Hàng Ngang.

- Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà

=> Cảm nhận của em: Trong buổi tuyên ngôn độc lập. Hình ảnh Bác Hồ rất tôn nghiêm, ăn mặc giản dị như một người cha cả đời lam lũ. Hình ảnh ấy gợi lên sự thân thuộc giữa toàn nhân dân và Bác. Bài phát biểu rất giản dị nhưng chứa đầy tình yêu thương của người cha già Việt Nam.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Sắp xếp các sự kiện dưới đây theo đúng tiến trình lịch sử: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập; Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập; Nguyễn Ái Quốc về nước; Thủ đô Hà Nội khởi nghĩa giành chính quyền.

Giải rút gọn:

Tiến trình lịch sử: 

  • Nguyễn Ái Quốc về nước – Đầu năm 1942

  • Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập – năm 1944

  • Thủ đô Hà Nội khởi nghĩa giành chính quyền – tối ngày 19/8/1945

  • Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập – ngày 2/9/ 1945 

Câu 2: Kể lại thắng lợi ở một trong số các địa phương: Hà Nội, Huế, Sài Gòn..... trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 dựa vào tư liệu lịch sử (câu chuyện, tranh ảnh, văn bản....) mà em đã sưu tầm.

Giải rút gọn:

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước đồng loạt vùng dậy, tiến hành tổng khởi nghĩa, giành chính quyền. Ngày 19-8, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội. Ngày 23-8, khởi nghĩa thắng lợi ở Huế và ở Bắc Cạn, Hòa Bình, Hải Phòng, Hà Đông, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Gia Lai, Bạc Liêu... Ngày 25-8, khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn - Gia Định, Kon Tum, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Biên Hòa, Tây Ninh, Bến Tre... Ở Côn Đảo, Đảng bộ nhà tù Côn Đảo đã lãnh đạo các chiến sĩ cách mạng bị giam cầm nổi dậy giành chính quyền.

Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8-1945, cuộc tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn toàn, chính quyền trong cả nước về tay nhân dân.

VẬN DỤNG

Câu 1: Viết một đoạn văn khoảng 5 – 7 câu nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật hoặc câu chuyện có trong bài học.

Giải rút gọn:

Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong những nhà lãnh đạo quân sự lỗi lạc của Việt Nam, người đã có những đóng góp vô cùng quan trọng đối với dân tộc Việt Nam. Ông đã tham gia tích cực trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, đồng thời cũng là người lãnh đạo quân đội Việt Nam trong những chiến dịch quân sự quyết định như chiến dịch Điện Biên Phủ và chiến dịch Hồ Chí Minh trên Đường Trường Sơn. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đóng góp quan trọng vào việc giúp đất nước giành được độc lập và tự do, bảo vệ chủ quyền quốc gia, và đặt nền móng cho sự phát triển và thịnh vượng của Việt Nam sau chiến tranh. Với những đóng góp to lớn của mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử và tâm hồn của dân tộc Việt Nam, và sẽ mãi mãi được nhớ đến với tình yêu và lòng biết ơn của người dân.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải Lịch sử và địa lí 5 Cánh diều bài 13, Giải bài 13 Lịch sử và địa lí 5 Cánh diều, Siêu nhanh giải bài 13 Lịch sử và địa lí 5 Cánh diều

Bình luận

Giải bài tập những môn khác