Lý thuyết trọng tâm toán 8 kết nối bài Luyện tập chung trang 108

Tổng hợp kiến thức trọng tâm toán 8 kết nối tri thức bài Luyện tập chung trang 108. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

LUYỆN TẬP CHUNG (2 tiết)

I. LUYỆN TẬP

+ Khái niệm:

Tam giác A'B'C' gọi là đồng dạng với tam giác ABC nếu:

$\frac{A'B'}{AB}$=$\frac{B'C'}{BC}$=$\frac{A'C'}{AC}$;

$\widehat{A'}$=$\widehat{A}$;$\widehat{B'}$=$\widehat{B}$;$\widehat{C'}$=$\widehat{C}$ 

Tam giác A'B'C' đồng dạng với tam giác ABC được kí hiệu ∆A'B'C' $\sim $ ∆ABC (viết theo thứ tự cặp đỉnh tương ứng).

Tỉ số k=$\frac{A'B'}{AB}$=$\frac{B'C'}{BC}$=$\frac{A'C'}{AC}$ được gọi là tỉ số đồng dạng của ∆A'B'C' với ∆ABC.

+ Định lí:

Nếu một đường thẳng cắt hai cạnh của một tam giác và song song với cạnh còn lại thì nó tạo thành một tam giác mới đồng dạng với tam giác đã cho.

GT

∆ABC, MN//BC (M∈AB;N∈AC)

KL

∆AMN $\sim $ ∆ABC 

+ Trường hợp đồng dạng thứ nhất

Nếu ba cạnh của tam giác này tỉ lệ với ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó đồng dạng với nhau.

GT

∆ABC, ∆A'B'C'

$\frac{A'B'}{AB}$=$\frac{B'C'}{BC}$=$\frac{A'C'}{AC}$ 

KL

∆A'B'C' $\sim $ ∆ABC 

+ Trường hợp đồng dạng thứ hai

Nếu hai cạnh của tam giác này tỉ lệ với hai cạnh của tam giác kia và hai góc tạo bởi các cặp cạnh đó bằng nhau thì hai tam giác đó đồng dạng với nhau.

GT

∆ABC, ∆A'B'C' 

$\frac{A'B'}{AB}$=$\frac{A'C'}{AC}$;$\widehat{A'}$=$\widehat{A}$ 

KL

∆A'B'C' $\sim $ ∆ABC 

+ Trường hợp đồng dạng thứ ba:

Nếu hai góc của tam giác này lần lượt bằng hai góc của tam giác kia thì hai tam giác đó đồng dạng với nhau.

GT

∆ABC, ∆A'B'C' 

$\widehat{A'}$=$\widehat{A}$;$\widehat{B'}$=$\widehat{B}$ 

KL

∆A'B'C' $\sim $ ∆ABC 

Ví dụ 1: (SGK – tr.91)

Hướng dẫn giải (SGK – tr. 91)

Ví dụ 2: (SGK – 91)

Hướng dẫn giải (SGK – tr.91)

II. BÀI TẬP LUYỆN TẬP

9.11

Vì ∆ABC $\sim $ ∆DEF => $\widehat{A}$=$\widehat{D}$=60$^{\circ}$; $\widehat{B}$=$\widehat{E}$=80$^{\circ}$

=>$\widehat{C}$=$\widehat{F}$=180$^{\circ}$-$\widehat{D}$-$\widehat{E}$=180$^{\circ}$-60$^{\circ}$-80$^{\circ}$=40$^{\circ}$

9.12

Từ ∆ABC $\sim $ ∆A'B'C'

=> $\frac{3}{6}$=$\frac{A'B'}{AB}$=$\frac{B'C'}{BC}$=$\frac{A'C'}{AC}$'=$\frac{AB+AC+BC}{A'B'+A'C'+B'C'}$

=> A'B'+A'C'+B'C'=2AB+AC+BC=20 (cm)

Vậy chu vi ∆A'B'C'=20 cm.

- Đáp án câu hỏi trắc nghiệm 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

A

C

B

A

D


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức toán 8 KNTT bài Luyện tập chung trang 108, kiến thức trọng tâm toán 8 kết nối tri thức bài Luyện tập chung trang 108, Ôn tập toán 8 kết nối bài Luyện tập chung trang 108

Bình luận

Giải bài tập những môn khác