Lý thuyết trọng tâm toán 8 kết nối bài bài tập cuối chương VIII
Tổng hợp kiến thức trọng tâm toán 8 kết nối tri thức bài bài tập cuối chương VIII. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG VIII (1 tiết)
I. ÔN TẬP CHƯƠNG
1. Kết quả có thể là tất cả các kết quả có thể xảy ra của một hành động, thực nghiệm.
2. Xét một biến cố E, mà E có thể xảy ra hay không xảy ra tùy thuộc vào kết quả của hành động, thực nghiệm T.
Một kết quả có thể của T để biến cố E xảy ra được gọi là kết quả thuận lợi cho biến cố E.
3. Xác suất của biến cố E, kí hiệu là PE, bằng tỉ số giữa số kết quả thuận lợi cho biến cố E và tổng số kết quả có thể:
P(E)=$\frac{Số thuận lợi cho E}{Tổng số kết quả có thể}$
4. Xác suất thực nghiệm của biến cố E bằng $\frac{k}{n}$, tức là bằng tỉ số giữa số lần xuất hiện biến cố E và số lần thực hiện thực nghiệm hoặc theo dõi hiện tượng đó.
5. Xác suất của biến cố E được ước lượng bằng xác suất thực nghiệm của E:
P(E)≈$\frac{k}{n}$
Trong đó n là số lần thực nghiệm hay theo dõi một hiện tượng, k là số lần biến cố E xảy ra.
II. BÀI TẬP LUYỆN TẬP
- Đáp án câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
A | B | B | C | A |
8.22
a) Các kết quả có thể của hành động trên là {11;12;12;…;20}
b) Các kết quả thuận lợi cho biến cố E là {12;15;18}
Các kết quả thuận lợi cho biến cố F là {11;13;17;19}
8.23
Số kết quả có thể là 5+3+7=15
a) Có 5 kết quả thuận lợi cho biến cố E => P(E)=$\frac{5}{15}$-$\frac{1}{3}$
b) Có 3 kết quả thuận lợi cho biến có F => P(F)=$\frac{3}{15}$=$\frac{1}{5}$
c) Có 7 kết quả thuận lợi cho biến cố G => P(G)=$\frac{7}{15}$
d) Có 5+3=8 kết quả thuận lợi cho biến cố H => P(H)=$\frac{8}{15}$
e) Có 5+7=12 kết quả thuận lợi cho biến cố K => P(K)=$\frac{12}{15}$=$\frac{4}{5}$
8.24
Các kết quả có thể là 10;11;…;99, có 90 kết quả có thể
a) Có 10 kết quả thuận lợi cho biến cố A, đó là 10;11;…;19
=> P(A)=$\frac{10}{90}$=$\frac{1}{9}$
b) Có 6 kết quả thuận lợi cho biến cố B, đó là 16;25;36;49;64;81
=> P(B)=$\frac{6}{90}$=$\frac{1}{15}$
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận