Lý thuyết trọng tâm toán 10 cánh diều bài 1: Quy tắc cộng. Quy tắc nhân. Sơ đồ hình cây

Tổng hợp kiến thức trọng tâm toán 10 cánh diều bài 1: Quy tắc cộng. Quy tắc nhân. Sơ đồ hình cây. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. QUY TẮC CỘNG 

HĐ1:

Hinh 1

Chương trình 1 có 4 cách chọn địa điểm tham quan.

Hinh 2

Chương trình 2 có 7 cách chọn địa điểm tham quan.

Có tất cả 4 + 7 = 11 địa điểm tham gian trong số các địa điểm được giới thiệu trong hai chương trình ở trên.  

Kết luận: 

Ta có quy tắc cộng sau:

Một công việc được hoàn thành bởi một trong hai hành động. Nếu hành động thứ nhất có cách thực hiện, hành động thứ hai có cách thực hiện (các cách thực hiện của cả hai hành động là khác nhau đôi một) thì công việc đó có m + n cách hoàn thành. 

Ví dụ 1 (SGK – tr4)

Nhận xét: Tương tự, ta cũng có quy tắc sau:

Một công việc được hoàn thành bởi một trong ba hành động. Nếu hành động thứ nhất có m cách thực hiện, hành động thứ hai có cách thực hiện, hành động thứ ba có p cách thực hiện (các cách thực hiện của ba hành động là khác nhau đôi một) thì công việc đó có m + n + p cách hoàn thành. 

Luyện tập 1: 

Để chọn một loại đồ uống là thực hiện một trong ba hành động sau:

Chọn một loại trà sữa: có 5 cách chọn.

Chọn một loại nước hoa quả: có 6 cách chọn.

Chọn một loại sinh tố: có 4 cách chọn.

Vậy có 5 + 6 + 4 = 15 cách chọn một loại đồ uống. 

II. QUY TẮC NHÂN 

HĐ2:

Để thực hiện việc đi từ Lào Cai đến thành phố Hồ Chí Minh, gia đình bạn Thảo phải thực hiện hai hành động liên tiếp:

- Có bao nhiêu 2 cách lựa chọn phương tiện để đi từ Lào Cai đến Hà Nội.

- Có 3 cách lựa chọn phương tiện để đi từ Hà  Nội đến thành phố Hồ Chí Minh. 

Hinh 3

Vậy gia đình bạn Thảo có 2 3 = 6 cách lựa chọn phương tiện để đi tử Lào Cai đến Thành phố Hồ Chí Minh qua Hà Nội.

Kết luận: 

Ta có quy tắc nhân sau: 

Một công việc được hoàn thành bởi hai hành động liên tiếp. Nếu hành động thứ nhất có m cách thực hiện và ứng với mỗi cách thực hiện hành động thứ nhất, có n cách thực hiện hành động thứ hai thì công việc đó có m.n cách hoàn thành. 

Nhận xét: 

Tương tự, ta cũng có quy tắc sau:

Một công việc được hoàn thành bởi ba hành động liên tiếp. Nếu hành động thứ nhất có m cách thực hiện; ứng với mỗi cách thực hiện hành động thứ nhất có n cách thực hiện hành động thứ hai; ứng với mỗi cách thực hiện hành động thứ hai có p cách thực hiện hành động thứ ba thì công việc đó có m.n.p cách hoàn thành. 

Ví dụ 2 (SGK – tr5)

Ví dụ 3 (SGK – tr6)

Luyện tập 2:

Để đặt mật khẩu ta thực hiện 3 hành động liên tiếp: chọn chữ số hàng trăm, chọn chữ số hàng chục, chọn chữ số hàng đơn vị.

+ Chọn chữ số hàng trăm: Có 4 cách

+ Chọn chữ số hàng chục: Có 4 cách

+ Chọn chữ số hàng đơn vị: Có 4 cách

Vậy có 4 . 4 . 4 = 64 cách đặt mật khẩu. 

III. SƠ ĐỒ HÌNH CÂY 

HĐ3:

Hinh 4

- Từ sơ đồ Hình 5 ta thấy có 6 cách chọn phương tiện đi từ Lào Cai đến Thành phố Hồ Chí Minh, qua Hà Nội:

+ Xe khách, Máy bay.

+ Xe khách, Tàu hoả.

+ Xe khách, Xe khách.

+ Tàu hoả, Máy bay.

+ Tàu hoả, Tàu hoả.

+ Tàu hoả, Xe khách. 

Nhận xét: 

- Sơ đồ hình cây (Hình 6) là sơ đồ bắt đầu tại một nút duy nhất với các nhánh toả ra các nút bổ sung.

 - Ta có thể sử dụng sơ đồ hình cây để đếm số cách hoàn toàn thành một công việc khi công việc đó đòi hỏi những hành động liên tiếp. 

Ví dụ 4 (SGK – tr7) 

IV. VẬN DỤNG TRONG BÀI TOÁN ĐẾM

Vận dụng trong giải toán

Ví dụ 5 (SGK – tr8)

Ví dụ 6 (SGK – tr8)

Luyện tập 3:

Việc lập số lẻ gồm ba chữ số đôi một khác nhau là thực hiện 3 hành động liên tiếp: 

+ Chọn chữ số hàng đơn vị: 3 cách (1, 3, 5)

+ Chọn chữ số hàng chục: 4 cách (các số khác chữ số hàng đơn vị) 

+ Chọn chữ số hàng trăm: 3 cách (các số khác chữ số hàng chục và hàng đơn vị).

Áp dụng quy tắc nhân, lập được 3.4.3 = 36 (số).  

Vận dụng trong thực tiễn

Ví dụ 7 (SGK – tr8)


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Lý thuyết trọng tâm toán 10 cánh diều bài 1: Quy tắc cộng. Quy tắc nhân. Sơ đồ hình cây, Nội dung kiến thức toán 10 cánh diều, Tổng hợp kiến thức toán 10 cánh diều bài 1

Bình luận

Giải bài tập những môn khác