Lý thuyết trọng tâm Tin học 5 Chân trời bài 11: Cấu trúc lặp
Tổng hợp kiến thức trọng tâm Tin học 5 chân trời sáng tạo bài 11: Cấu trúc lặp. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 11. CẤU TRÚC LẶP
I - MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Nêu được ví dụ cụ thể mô tả các cấu trúc lặp.
- Sử dụng được cấu trúc lặp trong một số chương trình đơn giản.
II - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ
Cấu trúc lặp
- Một việc trong đó có các việc nhỏ hơn được thực hiện lặp lại một số lần liên tiếp là việc có cấu trúc lặp.
- Có hai cấu trúc lặp gồm: cấu trúc lặp với số lần biết trước và cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước.
- Hai cấu trúc lặp lại có thể được mô tả bằng hai cách tương ứng sau:
Cấu trúc | Cách mô tả | Ví dụ |
Lặp với số lần biết trước | Lặp n lần: Việc được thực hiện lặp lại. (Trong đó, n là số tự nhiên) | Lặp 20 lần: Lướt trong 1 giây tới vị trí ngẫu nhiên |
Lặp với số lần chưa biết trước | Lặp cho đến khi điều kiện được thỏa mãn: Việc được thực hiện lặp lại. (Trong đó, điều kiện là một sự kiện nào đó xảy ra). | Lặp cho đến khi phím bất kì được gõ: Lướt trong 1 giây tới vị trí ngẫu nhiên. |
Cấu trúc lặp trong Scratch.
Trong Scratch, cấu trúc lặp với số lần biết trước, cấu trúc với số lần chưa biết trước để thể hiện tương ứng bằng khối lệnh với số lần biết trước (Hình 2), khối lệnh lặp với số lần chưa biết trước (Hình 3).
Các ví dụ mô tả cấu trúc lặp với số lần biết trước, chưa biết trước ở Bảng 1 có thể được thực hiện trong Scratch bằng các khối lệnh lặp tương ứng như ở Hình 4.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Tóm tắt kiến thức Tin học 5 CTST bài 11: Cấu trúc lặp, kiến thức trọng tâm Tin học 5 chân trời sáng tạo bài 11: Cấu trúc lặp, Ôn tập Tin học 5 chân trời sáng tạo bài 11: Cấu trúc lặp
Bình luận