Lý thuyết trọng tâm tiếng Việt 5 kết nối bài 7: Bộ sưu tập độc đáo
Tổng hợp kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 kết nối tri thức bài 7: Bộ sưu tập độc đáo. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
TUẦN 4 – BÀI 7. BỘ SƯU TẬP ĐỘC ĐÁO
I - MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Bộ sưu tập độc đáo. Biết đọc diễn cảm, phù hợp với lời kể, tả giàu hình ảnh, giàu cảm xúc trong bài; biết nhấn giọng vào các từ ngữ cần thiết để thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong bài.
- Nhận biết được các nhân vật qua hành động và lời nói của nhân vật; nhận biết các sự việc xảy ra trong câu chuyện. Nhận biết được các nhân vật qua hành động và lời nói của nhân vật; nhận biết các sự việc xảy ra trong bài. Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện.
- Củng cố kiến thức về đại từ và những loại đại từ; phân loại được đại từ: đại từ xưng hô, đại từ thay thế và đại từ nghi vấn; biết sử dụng, giải thích, đánh giá được tác dụng của đại từ trong những tình huống cụ thể; vận dụng vào làm các bài tập và các câu hỏi liên quan.
- Nắm được thành thạo cấu tạo, hình thức của một báo cáo công việc. Vận dụng viết được báo cáo công việc theo dàn ý đã lập.
- Biết trân trọng các giá trị tinh thần của mọi thứ xung quanh, có ý thức chú ý quan sát, cảm nhận để phát hiện ra giá trị đó; biết yêu quý và bày tỏ lòng yêu quý với mọi người.
II - KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ
1. BÀI ĐỌC: BỘ SƯU TẬP ĐỘC ĐÁO
“Bộ sưu tập độc đáo” là câu chuyện về bộ sưu tập giọng nói của Loan. Nó không chỉ mang lại sự mới lạ, độc đáo (vì chưa từng có những bộ sưu tập như thế xuất hiện) mà còn mang lại giá trị tinh thần sâu sắc, gắn kết tình bạn, tình đoàn kết của cả lớp.
2. LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ ĐẠI TỪ (TIẾP THEO)
1.
a. anh/ tôi/ chúng ta/ anh/ anh/ tôi/ chúng ta.
b.
- Đại từ thay thế trong câu 6 là: thế.
- Những đại từ có thể thay thế cho đại từ đó là: vậy, đó,..
c. Thay đại từ nghi vấn trong câu 8 bằng một đại từ nghi vấn khác: gì, thế nào,…
2.
a. Thành tặng tôi một quyển truyện tranh. Việc đó làm tôi rất xúc động.
b. Thanh nhìn ra cái khung cửa mở rộng. Ngoài đó là một khu vườn xanh mát.
c. Tôi thích xem phim hoạt hình. Chị tôi cũng thế.
=> Tác dụng: Tránh lặp từ.
3.
- Anh thật là hài hước!
3. VIẾT BÁO CÁO CÔNG VIỆC
Viết báo cáo công việc theo 1 trong 2 để dưới dây:
Đề 1: Trong vai tổ trưởng hoặc lớp trưởng, báo cáo thầy cô về các hoạt động của tổ hoặc của lớp trong tháng qua.
Đề 2: Trong vai chi đội trưởng, báo cáo thầy cô Tổng phụ trách Đội về các hoạt động của chi đội trong tháng qua.
Gợi ý:
- Chuẩn bị:
+ Xác định các nội dung cần viết.
+ Để chuẩn bị nội dung cho bản báo cáo, em cần tìm hiểu, ghi chép số liệu, thông tin chính xác về các hoạt động của tổ, của lớp hoặc của chi đội trong tháng qua và lập bảng biểu thích hợp. (Ưu điểm, hạn chế).
- Viết:
+ Dùng dấu gạch ngang đánh dấu mỗi ý trình bày.
+ Trước khi viết báo cáo, nên lập bảng thống kê và tổng hợp số liệu về các công việc đã làm.
- Đọc soát và chỉnh sửa.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Tóm tắt kiến thức tiếng Việt 5 KNTT bài 7: Bộ sưu tập độc đáo, kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 kết nối tri thức bài 7: Bộ sưu tập độc đáo, Ôn tập tiếng Việt 5 kết nối tri thức bài 7: Bộ sưu tập độc đáo
Bình luận