Lý thuyết trọng tâm tiếng Việt 5 kết nối bài 14: Những ngọn núi nóng rẫy
Tổng hợp kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 kết nối tri thức bài 14: Những ngọn núi nóng rẫy. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
TUẦN 7 – BÀI 14. NHỮNG NGỌN NÚI NÓNG RẪY
I - MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học này, HS sẽ:
Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Những ngọn núi nóng rẫy. Biết đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ mang nội dung quan trọng của bài (từ khóa); tốc độ đọc khoảng 90 – 100 tiếng trong 1 phút.
Nhận biết được một số chi tiết tiêu biểu và nội dung chính của văn bản Những ngọn núi nóng rẫy. Nắm được các thông tin về núi lửa, hiểu được điều tác giả muốn nói qua văn bản: Núi lửa là một hiện tượng tự nhiên vô cùng độc đáo và thú vị.
Đọc văn bản thông tin về vật thể hoặc hiện tượng trong thế giới tự nhiên (núi, hang động, gió, mưa, động đất,…), viết được phiếu đọc sách và trao đổi với bạn hoặc người thân về thông tin đã đọc.
II - KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ
1. BÀI ĐỌC: NHỮNG NGỌN NÚI NÓNG RẪY
Bài đọc “Những ngọn núi nóng rẫy” đã cung cấp cho người đọc thêm nhiều thông tin vô cùng độc đáo và thú vị về một hiện tượng tự nhiên, đó là núi lửa. Tác giả đã diễn tả rất chi tiết quá trình hình thành cũng như cấu tạo của núi lửa.
2. VIẾT ĐOẠN VĂN TẢ PHONG CẢNH
1.
a.
- Đoạn văn tả cảnh con suối trong rừng trúc.
- Tác giả đã quan sát, cảm nhận vẻ đẹp của phong cảnh bằng các giác quan: Thị giác; thính giác, vị giác, khứu giác.
b.
- Câu chủ đề: Câu đầu tiên của đoạn.
- Tác giả đã quan sát biển và trời vào những thời điểm khác nhau, như khi trời xanh thẳm, trời rải mây trắng nhạt, trời âm u mây mưa, và khi trời ầm ầm dông gió.
- So sánh:
+ Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh như dâng cao lên, chắc nịch.
+ Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
- Nhân hóa:
+ Biển mơ màng
+ Biển xám xịt
+ Biển giận dữ
+ Biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
=> Tác dụng: Biển được so sánh, nhân hóa với một con người, có những đặc điểm và cảm xúc như vui vẻ, buồn bã, lạnh lùng, sôi nổi, hả hê, đăm chiêu, gắt gỏng. Điều này giúp đem lại sự sống động và đa chiều cho hình ảnh biển, khiến độc giả có thể cảm nhận được sự phong phú và thú vị của biển trong mọi tình huống.
2.
Biển cả bao la, mênh mông luôn mang một vẻ đẹp hùng vĩ và đầy sức sống. Nổi bật giữa bức tranh thiên nhiên ấy là màu xanh thẳm của nước biển. Màu xanh ấy không phải chỉ là một màu xanh đơn điệu mà biến đổi muôn hình vạn trạng theo từng thời điểm trong ngày và theo từng cung bậc cảm xúc của con người. Buổi sáng sớm, khi những tia nắng đầu tiên vừa ló rạng, mặt biển phẳng lặng như một tấm gương khổng lồ, nhuộm màu xanh lơ nhạt. Khi mặt trời lên cao, biển xanh thẳm như một viên ngọc bích khổng lồ, lấp lánh dưới ánh nắng chói chang. Chiều tà, khi hoàng hôn buông xuống, biển lại khoác lên mình tấm áo màu vàng rực rỡ, lộng lẫy. Màu xanh ấy còn là màu xanh của sự sống. Biển cả là nơi sinh sống của vô số các loài sinh vật biển. Những rặng san hô rực rỡ sắc màu, những đàn cá tung tăng bơi lội, những chú tôm nhảy nhót trên cát trắng,... tất cả tạo nên một bức tranh thiên nhiên vô cùng sống động và đầy sức sống. Bức tranh biển đảo với màu xanh lộng lẫy luôn khiến con người say mê và ngỡ ngàng. Biển cả là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.
3. ĐỌC MỞ RỘNG
- Đọc sách báo về núi, hang động, đại dương, các hành tinh trong hệ Mặt Trời,... hoặc hiện tượng trong thế giới tự nhiên (núi lửa phun trào, lốc xoáy, mưa đá,...).
- Viết phiếu đọc sách và dựa vào đó chia sẻ với các bạn những thông tin mà em đọc được.
Gợi ý:
- Tên bài.
- Tác giả.
- Thông tin về hiện tượng trong thế giới tự nhiên mà mình đọc được.
- Điều ấn tượng nhất về hiện tượng tự nhiên đó.
- Cảm nhận chung về bài đọc mà em đã đọc.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Tóm tắt kiến thức tiếng Việt 5 KNTT bài 14: Những ngọn núi nóng rẫy, kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 kết nối tri thức bài 14: Những ngọn núi nóng rẫy, Ôn tập tiếng Việt 5 kết nối tri thức bài 14: Những ngọn núi nóng rẫy
Bình luận