Lý thuyết trọng tâm Kinh tế pháp luật 12 Kết nối bài 4: An sinh xã hội

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức bài 4: An sinh xã hội. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 4: AN SINH XÃ HỘI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA BÀI HỌC

  • Nêu được khái niệm và vai trò của an sinh xã hội.
  • Giải thích được sự cần thiết của an sinh xã hội.
  • Gọi tên được một số chính sách an sinh xã hội cơ bản.
  • Thực hiện được trách nhiệm của công dân về an sinh xã hội bằng những việc làm cụ thể và phù hợp.

II. NHỮNG NỘI DUNG CẦN GHI NHỚ TRONG BÀI HỌC

1. An sinh xã hội và một số chính sách an sinh xã hội cơ bản

- An sinh xã hội là hệ thống các chính sách can thiệp của Nhà nước và các lực lượng xã hội thực hiện nhằm giảm mức độ nghèo đói, nâng cao năng lực tự bảo vệ của người dân và xã hội trước những rủi ro hay nguy cơ giảm hoặc mất thu nhập, bảo đảm ổn định, phát triển và công bằng xã hội.

- Hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam bao gồm các chính sách cơ bản sau: chính sách hỗ trợ việc làm, chính sách về bảo hiểm, chính sách trợ giúp xã hội, chính sách bảo đảm các dịch vụ xã hội cơ bản.

2. Vai trò của an sinh xã hội

Vai trò của các chính sách an sinh xã hội đối với người thụ hưởng chính sách và sự phát triển kinh tế – xã hội:

– Đảm bảo thu nhập ở mức tối thiểu là một trong những chức năng cơ bản nhất của an sinh xã hội. An sinh xã hội có nhiệm vụ cung cấp (có điều kiện hoặc không có điều kiện) mức tối thiểu thu nhập. Điều này nhằm bảo đảm quyền sống tối thiểu của con người, bao gồm các quyền về ăn, sức khoẻ, giáo dục, nơi ở cũng như một số dịch vụ xã hội cơ bản nhằm bảo vệ con người khỏi bị đói nghèo do không có thu nhập tạm thời hoặc vĩnh viễn.

- Phân phối thu nhập là một trong những chức năng quan trọng của an sinh xã hội. Phân phối thu nhập nhằm bảo đảm thu nhập cho những người không có khả năng tạo thu nhập. Các chính sách giảm nghèo, các hình thức hỗ trợ xã hội thường xuyên và đột xuất cho các nhóm đối tượng yếu thế trong bảo hiểm y tế thể hiện rõ chức năng chia sẻ rủi ro. Đồng thời, còn giúp phân phối lại thu nhập của an sinh xã hội, ngay cả khi phân phối không dựa trên sự đóng góp, mà dựa vào nhu cầu của cá nhân cũng như khả năng bảo đảm của ngân sách nhà nước.

– Phòng ngừa rủi ro giúp người dân chủ động ngăn ngừa rủi ro trong cuộc sống, sức khoẻ, sản xuất kinh doanh và biến đổi môi trường. Khắc phục rủi ro là giúp người dân hạn chế tối đa các tác động bất ngờ do các biến cố trong đời sống, sức khoẻ, sản xuất kinh doanh, và môi trường tự nhiên và bảo đảm điều kiện sống tối thiểu của người dân. 

– Hệ thống an sinh xã hội thúc đẩy thị trưởng việc làm bền vững, tăng cường kĩ năng và các cơ hội tham gia thị trường lao động cho người lao động bằng cách hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động, phát triển thị trường lao động. Ngoài ra, còn hỗ trợ tạo việc làm trực tiếp cho một bộ phận người lao động thông qua các chương trình cho vay vốn tín dụng ưu đãi, hỗ trợ chuyển đổi việc làm cho lao động bị thu hồi đất, lao động di cư,....


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Kinh tế pháp luật 12 KNTT bài 4: An sinh xã hội, kiến thức trọng tâm Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức bài 4: An sinh xã hội, Ôn tập Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức bài 4: An sinh xã hội

Bình luận

Giải bài tập những môn khác