Lý thuyết trọng tâm Hóa học 12 Cánh diều bài 4: Tính chất hóa học của carbohydrate

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Hóa học 12 cánh diều bài 4: Tính chất hóa học của carbohydrate. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 4. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA CARBOHYDRATE

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT CỦA BÀI HỌC

- Tính chất hoá học cơ bản của glucose và fructose (phản ứng với copper (II) hydroxide, nước bromine, thuộc thử Tollens, phản ứng lên men của glucose, phản ứng riêng ca nhóm -OH hemiacetal khi glucose ở dạng mạch vòng).

- Tính chất hoá học cơ bản của saccharose (phản ứng với copper (II) hydroxide, phản ứng thuỷ phân).

- Tính chất hoá học cơ bản của tinh bột (phản ứng thuỷ phân, phản ứng với iodine); của cellelose (phản ứng thuỷ phân, phản ứng với nitric acid và với nước Schweizer (svayde)).

B. NHỮNG NỘI DUNG CẦN ĐẠT CỦA BÀI HỌC

I. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA GLUCOSE VÀ FRUCTOSE

- Glucose có tính chất của polyalcohol và aldehyde.

- Fructose có tính chất của polyalcohol và ketone.

Tính chất polyalcohol: 

Phản ứng với copper (II) hydroxide

- Glucose và fructose có nhiều nhóm hydroxy liền kề ⇒ có thể hòa tan Cu(OH)2 (môi trường kiềm) tạo dung dịch màu xanh lam: 2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O

Tính chất aldehyde:

- Nhóm aldehyde của glucose có thể bị oxi hóa bởi:

+ Cu(OH)2 trong môi trường base, đun nóng: tạo kết tủa đỏ gạch Cu2O↓: 

CH2OH[CHOH]4CH=O + 2Cu(OH)2 + NaOH  to→  CH2OH[CHOH]4COONa + Cu2O + 3H2O

+ Thuốc thử Tollens:

CH2OH[CHOH]4CHO + 2[Ag(NH3)2]OH to→ CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O

+ Nước bromine:

CH2OH[CHOH]4CHO + Br2 + H2O → CH2OH[CHOH]4COOH + 2HBr

- Lưu ý: fructose cũng bị oxi hóa bởi thuốc thử Tollens và Cu(OH)2 trong môi trường base, đun nóng do trong môi trường kiềm, fructose có thể chuyển hóa thành hợp chất có nhóm -CHO:

CH2OH[CHOH]3COCH2OH  HO-↔  CH2OH[CHOH]4CHO

Phản ứng với alcohol

- Khi dẫn khí hydrogen chloride vào dung dịch của glucose trong alcohol, nhóm -OH hemiacetal được thay thế bằng nhóm -OR của alcohol:

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT CỦA BÀI HỌC- Tính chất hoá học cơ bản của glucose và fructose (phản ứng với copper (II) hydroxide, nước bromine, thuộc thử Tollens, phản ứng lên men của glucose, phản ứng riêng ca nhóm -OH hemiacetal khi glucose ở dạng mạch vòng).- Tính chất hoá học cơ bản của saccharose (phản ứng với copper (II) hydroxide, phản ứng thuỷ phân).- Tính chất hoá học cơ bản của tinh bột (phản ứng thuỷ phân, phản ứng với iodine); của cellelose (phản ứng thuỷ phân, phản ứng với nitric acid và với nước Schweizer (svayde)).B. NHỮNG NỘI DUNG CẦN ĐẠT CỦA BÀI HỌC

Phản ứng lên men:

- Glucose, fructose bị lên men tạo thành các sản phẩm khác nhau, tùy thuộc vào loại enzyme có trong men được sử dụng.

- Phương trình hóa học:

Lên men rượu: C6H12O6  enzyme→  2C2H5OH + 2CO2

Lên men lactic: C6H12O6  enzyme→  2CH3CH(OH)COOH

II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA SACCHAROSE

1. Phản ứng với copper(II) hydroxide

⇒ Tính chất của polyalcohol.

- Dung dịch saccharose có khả năng hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.

- Phương trình hóa học: 2C12H22O11 + Cu(OH)2 → Cu(C12H21O11)2 + 2H2O

2. Phản ứng thủy phân

⇒ Tính chất của disaccharide

- Trong môi trường acid hoặc có enzyme làm xúc tác, saccharose bị thủy phân thành glucose và fructose.

- Phương trình hóa học: C12H22O11 + H2O  H+,to, enzyme→  C6H12O6 (glucose) + C6H12O6 (fructose).

III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CƠ BẢN CỦA TINH BỘT

1. Phản ứng với iodine

- Tinh bột tương tác với iodine tạo hợp chất có màu xanh tím ⇒ nhận biết tinh bột bằng iodine và ngược lại.

2. Phản ứng thủy phân

- Tinh bột bị thủy phân trong môi trường acid hoặc enzyme, sản phẩm cuối cùng là glucose.

- Phương trình hóa học:

(C6H10O5)n + nH2O  H+,to→  nC6H12O6

- Lưu ý: Tinh bột bị thủy phân nhờ các enzyme tạo thành các sản phẩm trung gian là dextrin (C6H10O5)x (x < n), maltose.

IV. TINH CHẤT HOA HỌC CELLULOSE

1. Phản ứng thủy phân

- Cellulose bị thủy phân trong môi trường acid hoặc enzyme cellulase tạo thành glucose.

- Phương trình hóa học:

(C6H10O5)n + nH2O  H+,to→  nC6H12O6

2. Phản ứng với nitric acid

- Các nhóm hydroxy trong các đơn vị glucose của cellulose tác dụng với dung dịch nitric acid đặc (có mặt sulfuric acid đặc) tạo thành cellulose dinitrate và cellulose trinitrate (sản phẩm tạo thành tùy vào điều kiện phản ứng):

[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3  H2SO4, to→  [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O

[C6H7O2(OH)3]n + 2nHNO3  H2SO4, to→  [C6H7O2(OH)(ONO2)2]n + 2nH2O

3. Tác dụng với nước Schweizer

- Cellulose tan trong nước Schweizer (dung dịch phức chất của Cu2+ với ammonia).


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Hóa học 12 CD bài 4: Tính chất hóa học của carbohydrate, kiến thức trọng tâm Hóa học 12 cánh diều bài 4: Tính chất hóa học của carbohydrate, Ôn tập Hóa học 12 cánh diều bài 4: Tính chất hóa học của carbohydrate

Bình luận

Giải bài tập những môn khác