Lý thuyết trọng tâm Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 Cánh diều bài 16: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn thủy sản

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 cánh diều bài 16: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn thủy sản. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

CHỦ ĐỀ 7: CÔNG NGHỆ THỨC ĂN THỦY SẢN

BÀI 16: THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA THỨC ĂN CHO ĐỘNG VẬT THỦY SẢN

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Trình bày được thành phần dinh dưỡng và vai trò của các nhóm thức ăn thủy sản.

B - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

1. Thành phần dinh dưỡng thức ăn cho động vật thủy sản

1.1 Khái niệm thức ăn thủy sản

- Thức ăn thuỷ sản là sản phẩm cung cấp dinh dưỡng, thành phần có lợi cho sự phát triển của động vật thuỷ sản, bao gồm: thức ăn hỗn hợp, chất bổ sung, thức ăn tươi sống và nguyên liệu.

1.2 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn thủy sản

Thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn thủy sản:

- Thành phần dinh dưỡng gồm: nước, protein, lipid, carbohydrate, vitamin và khoáng.

- Thức ăn có nguồn gốc động vật (bột cá, bột thịt, bột máu,...), thức ăn tươi sống (trùn chỉ, động vật phù du): có hàm lượng protein cao.      

- Thức ăn có nguồn gốc thực vật: thường có mùi, vị kém hấp dẫn động vật thuỷ sản và khó tiêu hoá hơn do có chứa các chất kháng dinh dưỡng.

2. Vai trò của các nhóm thức ăn thủy sản

2.1 Thức ăn hỗn hợp

- Thức ăn hỗn hợp là loại thức ăn được phối hợp từ nhiều loại thành phần nguyên liệu khác nhau theo một công thức nhất định nhằm tạo ra thành phẩm thức ăn cung cấpđầy đủ chất dinh dưỡng như: protein, lipid, carbohydrate, vitamin và khoáng chất để phù hợp với từng loại vật nuôi theo từng thời kì sinh trưởng khác nhau. Thức ăn hỗn hợp được sản xuất bằng quy trình công nghệ cao có thành phần dinh dưỡng cân đối được gọi là thức ăn công nghiệp. Ngoài ra, thức ăn hỗn hợp cũng có thể là những thức ăn tự chế biến từ một số nguyên liệu sẵn có nhưng thành phần dinh dưỡng chưa cân đối.

2.2 Thức ăn bổ sung

- Thức ăn bổ sung cho thuỷ sản là thức ăn đơn hoặc hỗn hợp của nhiều nguyên liệu cho thêm vào khẩu phần ăn hoặc bổ sung vào môi trường nuôi để cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết cho đối tượng nuôi.

2.3 Thức ăn tươi sống

- Thức ăn tươi sống là các loại thức ăn ở dạng tươi hoặc sống như cá tạp, các sinh vật phù du (luân trùng, artemia, copepoda,...). Thức ăn tươi sống là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho động vật thuỷ sản. Nhóm thức ăn này có hàm lượng dinh dưỡng cao, cân đối và dễ tiêu hoá. Khi sử dụng cá tạp làm thức ăn cần lưu ý kiểm soát chất lượng nước.

2.4 Nguyên liệu thức ăn

- Nguyên liệu thức ăn có thể là một thành phần đơn lẻ hoặc kết hợp (hỗn hợp) được thêm vào để chế biến thành thức ăn thuỷ sản. Nguyên liệu thức ăn có thể có nguồn gốc từ động vật (bột cá, bột thịt, bột máu,...) hoặc từ thực vật (ngũ cốc, phụ phẩm xay xát, dầu đậu tương,…) hay cũng có thể là chất bổ sung như vitamin, khoáng chất, chất kết dính, chất tạo màu,…


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 CD bài 16: Thành phần dinh dưỡng của thức, kiến thức trọng tâm Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 cánh diều bài 16: Thành phần dinh dưỡng của thức, Ôn tập Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 cánh diều bài 16: Thành phần dinh dưỡng của thức

Bình luận

Giải bài tập những môn khác