Lý thuyết trọng tâm Công nghệ 9 trồng cây ăn quả cánh diều bài 1: Đặc điểm chung của cây ăn quả

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Công nghệ 9 trồng cây ăn quả cánh diều bài 1: Đặc điểm chung của cây ăn quả. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÂY ĂN QUẢ

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Trình bày được vai trò của cây ăn quả.

- Phân tích được đặc điểm thực vật học của một số loại cây ăn quả phổ biến ở địa phương.

- Phân tích được yêu cầu ngoại cảnh của một số loại cây ăn quả phổ biến ở địa phương.

B - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

I. VAI TRÒ CỦA CÂY ĂN QUẢ

1. Sử dụng thực làm thực phẩm

Các loại quả tươi cung cấp nguồn vitamin, chất khoáng, amino acid, đường, chất xơ… cho cơ thể con người. 

2. Sử dụng làm nguyên liệu chế biến

- Có rất nhiều loại thực phẩm được chế biến từ trái cây. 

- Ví dụ: trà túi lọc từ quả đào; nước giải khát từ quả chanh leo, dứa, đào…; rượu vang từ quả nho, lê, táo…

- Sử dụng làm dược liệu

- Một số bộ phận của cây ăn quả có thể dùng để chế biến thực phẩm dược liệu

- Ví dụ: Lá non ngọn cây dứa có tác dụng trị say nắng; vỏ thân cây nhãn trị mụn nhọt; hạt xoài trị ho; lá bưởi được dùng để xông hơi trị cảm cúm…

3. Bảo vệ môi trường và trang trí cảnh quan

Nhiều loại cây ăn quả được sử dụng làm cây bóng mát, cây cảnh quan, tạo môi trường xanh, sạch, đẹp, giúp nâng cao chất lượng không khí, hạn chế bụi, tiếng ồn như cây xoài, nhãn…

4. Phát triển kinh tế và văn hóa, nghệ thuật

- Ở nước ta, sản phẩm từ cây ăn quả không chỉ đáp ứng nhu cầu nội địa mà còn xuất khẩu sang nhiều nước khác

- Cây ăn quả còn được sử dụng làm sản phẩm nghệ thuật mang giá trị biểu tượng và thẩm mĩ, thể hiện văn hóa truyền thống, thường được trưng bày vào các dịp lễ Tết.

- Vườn cây ăn quả còn được sử dụng cho các hoạt động du lịch, giáo dục trải nghiệm hướng nghiệp…

II. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC CỦA CÂY ĂN QUẢ

1. Rễ 

- Rễ có chức năng hút nước và chất dinh dưỡng để nuôi cây; dự trữ các chất dinh dưỡng khi cây sinh trưởng chậm hoặc ngủ, nghỉ; giữ cho cây đứng vững khi có gió bão

- Rễ cây ăn quả thường phân bố sâu và rộng, phân nhiều nhánh

- Rễ phân bố ở độ sâu 5 – 50 cm, độ dày tầng đất canh tác trên 1,0m

2. Thân và cành

- Thân chính được tính từ cổ rễ cây đến điểm phân cành đầu tiên.

- Thân và cành cây có chức năng nâng đỡ và dẫn nối giữa bộ rễ với lá, chồi, hoa, quả.

3. Lá

- Lá là cơ quan sinh dưỡng rất quan trọng đối với cây ăn quả

- Sự phân bố lá trên cây quyết định diện tích lá trên tán cây và ảnh hưởng đến khả năng nhận ánh sáng của lá khi tiến hành quang hợp tạo dinh dưỡng nuôi cây.

4. Hoa

- Hoa là cơ quan sinh sản của cây

- Phần lớn cây ăn quả cần có sự giao phấn giữa các cây hoặc các hoa để tăng tỉ lệ đậu quả.

5. Quả

- Quả có chức năng bảo vệ hạt – cơ quan sinh dục của cây.

- Quả được phân thành các nhóm chính: quả hạch, quả mọng, quả có vỏ cứng.

III. YÊU CẦU NGOẠI CẢNH CỦA CÂY ĂN QUẢ

1. Nhiệt độ

- Nhiệt độ có ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây ăn quả. 

- Dựa vào yêu cầu về nhiệt độ, cây ăn quả được phân loại thành ba nhóm: nhóm cây ăn quả nhiệt đới, nhóm cây ăn quả á nhiệt đới, nhóm cây ăn quả ôn đới. 

- Ngưỡng nhiệt độ thấp nhất và cao nhất của năm sẽ quyết định đến vùng phân bố và sản xuất của các loại cây ăn quả.

2. Độ ẩm

- Độ ẩm đất ảnh hưởng đến thời gian ngủ, nghỉ, sinh trưởng của cây; sự phân hóa hoa, nở hoa; quá trình lớn lên và chín của quả.

- Ở giai đoạn ra lộc, ra hoa, phát triển quả, cây ăn quả cần lượng nước lớn, độ ẩm đất nên duy trì khoảng 70 – 80%; ngược lại vào thời kì ngủ, nghỉ hoặc phân hóa hoa, cây yêu cầu lượng nước không cao, độ ẩm thấp ở mức 40 – 50%.

3. Ánh sáng

- Ánh sáng ảnh hưởng đến thời gian ngủ, nghỉ, sự phân hóa mầm hoa, nở hoa và phát triển của cây.

- Thời gian chiếu sáng trong ngày quyết định sự hình thành mầm hoa đối với một số loại cây ăn quả

- Cường độ chiếu sáng mạnh làm cho cây mất nhiều nước, có thể gây cháy lá, rám quả. 

4. Đất

- Đất cung cấp các dinh dưỡng khoáng và nước cho cây ăn quả.

- Các loại đất thuận lợi cho cây ăn quả phát triển như đất phù sa, đất đỏ…

- Các loại đất nhiễm mặn không thích hợp cho cây ăn quả.

5. Gió

- Gió ảnh hưởng đến mức độ lưu thông không khí trong vườn cây ăn quả, tăng khả năng thoát hơi nước, tăng hoặc giảm độ ẩm không khí, khả năng thụ phấn, cũng như sự lây lan của các loại sâu, bệnh hại.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Công nghệ 9 trồng cây ăn quả CD bài 1: Đặc điểm chung của cây ăn, kiến thức trọng tâm Công nghệ 9 trồng cây ăn quả cánh diều bài 1: Đặc điểm chung của cây ăn, Ôn tập Công nghệ 9 trồng cây ăn quả cánh diều bài 1: Đặc điểm chung của cây ăn

Bình luận

Giải bài tập những môn khác