Lập dàn ý: Viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.

Tuyển tập những bài tập làm văn hay nhất trong chương trình Tiếng Việt lớp 4 bộ kết nối tri thức. Sau đây, mời bạn đọc cùng tham khảo bài: Lập dàn ý: Viết bài văn tưởng tượng dựa vào một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.

Bài tham khảo 1:

a. Mở bài: Giới thiệu câu chuyện cổ tích Cây tre trăm đốt

Mẫu: Từ nhỏ, em đã được bà kể cho nghe rất nhiều những câu chuyện cổ tích. Nào là Tấm Cám, Thạch Sanh, Cây khế, Sọ Dừa… Nhưng em thích nhất vẫn là truyện Cây tre trăm đốt.

b. Thân bài: Kể lại truyện Cây tre trăm đốt theo sườn các sự kiện sau:

  • Anh nông dân chăm chỉ, hiền lành đến làm thuê cho nhà phú ông
  • Thấy anh làm việc giỏi, ông hứa nếu ở lại và làm cho nhà ông 3 năm không lấy tiền công thì sẽ gả con gái cho
  • Sau ba năm, anh nông dân đã giúp phú ông có thêm nhiều của cải
  • Đến hẹn, anh xin phú ông cưới con gái nhưng bị lão tìm cớ để lừa gạt
  • Phú ông đòi sính lễ là một cây tre có trăm đốt
  • Anh nông dân lên rừng tìm mãi nhưng không có cây tre nào đủ 100 đốt
  • Ở nhà, phú ông tổ chức đám cưới cho con gái mình với con trai của một phú hộ khác
  • Nhờ có bụt giúp đỡ, dạy cho 2 câu thần chú để gắn 100 đốt tre rời thành một cây tre, anh nông dân liền chạy về để cưới vợ
  • Nhìn thấy đám cưới đang tổ chức linh đình, anh phát hiện mình bị lừa nên rất tức giận
  • Anh dùng câu thần chú Khắc nhập, khắc nhập, dính lão phú ông vào thân tre trăm đốt, lão nhà giàu kia muốn cứu ông ta nên cũng dính vào
  • Mãi khi lão phú ông chịu thực hiện lời hứa ba năm trước, anh mới thả ra
  • Thế là, anh nông dân hiền lành cưới được vợ như mong ước và sống cuộc sống bình yên, hạnh phúc

c. Kết bài: Suy nghĩ, đánh giá của em về ý nghĩa của câu chuyện

Mẫu: Qua câu chuyện Cây tre trăm đốt, em học được bài học vô cùng ý nghĩa. Đó là không được tham lam, lừa dối người khác. Phải biết làm việc chăm chỉ, trung thực. Như vậy mới được mọi người yêu quý, tin tưởng. Đây cũng chính là ý nghĩa của những câu chuyện cổ tích mà bà thường kể cho em nghe.

Bài tham khảo 2:

1. Mở bài

Mẫu: “Thánh Gióng” là một truyện dân gian đáng yêu nhất (trong kho tàng văn học Việt Nam). Truyện kể về anh hùng Gióng tiêu biểu cho lòng yêu nước, quyết tâm thắng giặc ngoại xâm của nhân dân ta, đặc biệt của thiếu niên Việt Nam.

2. Thân bài

a) Cậu bé làng Gióng ra đời

  • Đời Hùng Vương thứ 6
  • Cha mẹ cậu Gióng: chăm làm ăn, phúc đức, ao ước có con.
  • Mẹ cậu Gióng ra đồng, đặt chân mình lên vết chân khổng lồ trên đường ướm thử, về nhà thụ thai mười hai tháng.
  • Cậu bé làng Gióng ra đời: Mặt mũi khôi ngô, ba tuổi vẫn không biết đi, biết nói, biết cười.

b) Sự lớn lên kì diệu của cậu bé Gióng

  • Giặc Ân, thế rất mạnh, đến xâm chiếm nước ta. Vua truyền sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước.
  • Cậu Gióng nói lời đầu tiên với mẹ: Mời sứ giả, lời thứ hai: tâu vua sắm ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt, mũ sắt.
  • Cậu Gióng lớn nhanh như thổi (ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ), cha mẹ Gióng nhờ bà con, làng xóm gom góp thóc gạo nuôi Gióng, ai cũng sẵn lòng.

c) Chàng trai làng Gióng xung trận

  • Thế nước rất nguy, giặc đến chân núi Trâu, người người hoảng hốt, sứ giả đem ngựa, roi, áo giáp sắt đến cho Gióng.
  • Cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ, mặc giáp sắt, cầm roi sắt, cưỡi ngựa sắt: vỗ vào mông ngựa, ngựa hí vang.
  • Tráng sĩ phi ngựa tiến thẳng tới nơi có giặc; đánh đón đầu giặc; giết hết lớp này đến lớp khác; giặc chết như rạ. Roi sắt gẫy, tráng sĩ nhổ tre cạnh đường quật vào giặc; ngựa phun lửa. Giặc tan tác.

d) Tráng sĩ Gióng bay lên trời

  • Đuổi giặc đến núi Ninh Sóc, tráng sĩ cởi bỏ giáp sắt, cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.
  • Nhớ ơn cứu nước, Vua phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ tại quê nhà.

e) Vết tích còn lại

  • Làng Gióng và đền thờ Phù Đổng Thiên Vương. Hội Gióng vào tháng tư hàng năm.
  • Những bụi tre đằng ngà, bị ngựa phun lửa cháy, ngả màu vàng óng, ở huyện Gia Bình.
  • Những vết chân ngựa nay thành những hồ ao liên tiếp; lửa do ngựa phun ra thiêu cháy một làng nay gọi là làng Cháy.

3. Kết bài

Mẫu: Niềm ao ước được một lần về dự hội Gióng, về thăm quê hương Phù Đổng Thiên Vương, niềm tự hào củà nhân dân nước Việt, của thiếu niên Viêt Nam.

Bài tham khảo 3:

1. Mở bài: Giới thiệu chung về sự việc và nhân vật. Thời vua Hùng Vương thứ mười tám có con gái tên là Mị Nương, vua truyền lệnh kén rể.

2. Thân bài: Kể lại diễn biến của sự việc, theo trình tự:

- Có hai chàng trai đến cầu hôn Mị Nương:

  • Một người ở vùng núi Tản Viên, tên gọi là Sơn Tinh.
  • Một người ở vùng biển, tên gọi là Thủy Tinh.
  • Cả hai đều tài giỏi hơn người.
  • Vua phân vân không biết chọn ai nên ra điều kiện: ai đem lễ vật đến trước thì người đó là chồng Mị Nương.

- Sơn Tinh đến trước lấy được Mị Nương.

- Thủy Tinh đến sau không lấy được Mị Nương nên nổi giận.

- Thủy Tinh và Sơn Tinh giao chiến với nhau.

3. Kết bài: Hằng năm, Thủy Tinh làm mưa gió đánh Sơn Tinh. Đây là chi tiết mà người xưa muốn giải thích về hiện tượng lũ lụt thường xảy ra trong năm.

Bài tham khảo 4:

1. Mở bài: Giới thiệu truyện cổ tích “Thạch Sanh”.

2. Thân bài (diễn biến sự việc)

- Mở đầu: Ngọc Hoàng sai Thái tử xuống đầu thai làm con.

- Thắt nút: Lý thông gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em để lợi dụng.

- Phát triển

  • Thạch Sanh dùng búa chém chết chằn tinh. Lý Thông cướp công.
  • Thạch Sanh dùng tên bắn bị thương đại bàng, cứu công chúa.

- Mở nút: Khi nghe tiếng đàn văng ra từ trong ngục, công chúa bỗng cười nói vui vẻ. Vua tìm ra sự thật, kết tội Lý Thông.

- Kết thúc:

  • Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh.
  • Chư hầu đến cầu hôn không được, kéo sang đánh…

3. Kết bài: Ý nghĩa câu chuyện: “Ở hiền gặp lành” và “ác giả ác báo”.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Soạn Tiếng việt 4 Kết nối tri thức bài 18 Đồng cỏ nở hoa, soạn văn mẫu 4 sách KNTT bài 18 Đồng cỏ nở hoa, văn mẫu 4 Kết nối bài Lập dàn ý: Viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác