Viết hướng dẫn sử dụng một đồ dùng quen thuộc với em.

Tuyển tập những bài tập làm văn hay nhất trong chương trình Tiếng Việt lớp 4 bộ kết nối tri thức. Sau đây, mời bạn đọc cùng tham khảo bài: Viết hướng dẫn sử dụng một đồ dùng quen thuộc với em.

Bài tham khảo 1:

Trong bếp nhà em có một chiếc ấm siêu tốc. Ấm được làm từ kim loại, với phần tay cầm và đế là cau su cách điện. Chỉ cần cho nước vào trong ấm, cắm dây điện ở đế, rồi bật nút thì sau vài phút ta sẽ có nước sôi để sử dụng. Nhờ ấm siêu tốc, mà em có thể tự pha mì tôm buổi sáng một cách dễ dàng. Em rất thích ấm nước này của nhà mình.

Bài tham khảo 2:

Đồng hồ là công cụ hữu ích giúp con người nhận biết được thời gian. Đồng hồ có hình tròn, được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, chủ yếu là được làm bằng kim loại. Được sơn bằng nước sơn rất bền, nhiều màu sắc như xanh, đỏ, vàng... Đồng hồ có từ 2 đến 3 chiếc kim. Chiếc kim ngắn chỉ giờ, chiếc kim dài hơn thì chỉ phút, chiếc kim còn lại là kim giây. Chiếc đồng hồ chính là vật dụng hữu ích của con người.

Bài tham khảo 3:

Bước 1: Đầu tiên, bạn cần thử mũ trước để chọn mũ phù hợp, vừa với kích cỡ đầu của mình. Chúng ta không nên đội mũ quá rộng hoặc quá chật so với vòng đầu của mình.

Mũ phù hợp là khi đội lên bạn sẽ cảm thấy phần lót vừa với đầu của mình ở mọi khía cạnh phần trước, sau, hai bên và trên đỉnh đầu. Mũ không gây đau nhức, khó chịu hoặc dễ dàng đẩy về phía sau.

 Bước 2: Sau khi đã chọn được nón bảo hiểm vừa với mình thì bạn đội mũ lên đầu sao cho vành trước của nón song song với chân mày. Phần đầu nón nên cách chân mày khoảng 2 ngón tay là đạt chuẩn.

Bước 3: Điều chỉnh quai nón sao cho phù hợp với gương mặt. Bạn cài quai nón sau cho phần mũ lót vừa khít dưới cằm. Hai bên quai ôm sát với thùy tai của bạn. 

Bước 4: Kiểm tra lại quai nón bằng cách đưa hai ngón tay vào giữa cằm và quai nón.

- Nếu đưa hai ngón tay vào vừa là bạn đã đội mũ đúng cách.

- Nếu bạn không nên cài quai quá chật hoặc quá lỏng để tránh gây khó chịu và tránh cho nón có thể bị văng ra ngoài.

* Một số lưu ý khi đội mũ bảo hiểm

  • Nên chọn nón vừa với cỡ đầu. Nón không được rộng quá cũng không được quá chặt.
  • Nón bảo hiểm không đội tụt về phía sau đầu cũng không đội trùm lên phía trước.
  • Khi điều khiển xe gắn máy tham gia giao thông thì chỉ đội mũ bảo hiểm, không được đội mũ bảo hiểm bên ngoài bất kỳ loại nón nào khác để đảm bảo an toàn.
  • Dây nón cần được điều chỉnh phù hợp.
  • Không đội mũ hở phần sau khi buộc tóc cao sau đầu. Nó không đảm bảo tính an toàn cho người sử dụng.
  • Mũ nếu đã qua va chạm mạnh dù không bị vỡ hay nứt thì cũng không nên sử dụng lại.
  • Không nên treo mũ trên tay lái dễ gây trầy xước hay làm hỏng quai mũ.
  • Không dùng nước nóng, nước muối hay các chất tẩy rửa có hoạt tính mạnh để lau chùi dễ làm hỏng mũ,...
  • Dùng các chất tẩy nhẹ như dầu gội đầu, nước rửa chén,... để lau, sau đó rửa bằng nước và lau khô bằng vải mềm.

Bài tham khảo 4:

  • Không trùm mũ áo mưa dễ làm nước mưa thấm ướt áo bên trong.
  • Trùm mũ áo giúp hạn chế nước mưa thấm vào.
  • Cài nút áo mưa để bảo vệ tay áo của bạn.
  • Bên hông cũng cần được bảo vệ khỏi nước mưa.
  • Phủ tà áo lên trước làm cản đèn xe gây khó khăn khi lưu thông buổi tối.
  • Tà áo làm cản trở khả năng điều khiển xe.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Soạn Tiếng việt 4 Kết nối tri thức bài 8 Trên khóm tre đầu ngõ, soạn văn mẫu 4 sách KNTT bài 8 Trên khóm tre đầu ngõ, văn mẫu 4 Kết nối bài Viết hướng dẫn sử dụng một đồ dùng quen thuộc với em.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác