Hệ thống lý thuyết và câu hỏi ôn thi địa lí 7 kì 2 năm học 2018 mới nhất

Nhằm phục vụ tốt nhất cho các em hoàn thành tốt bài thi học kì môn địa lí lớp 7 học kì 2. Tech12h đã soạn ra cho các em đề cương những kiến thức ôn tập trọng tâm nhất và kèm theo đó là những câu hỏi ôn tập từ bài 35 đến bài 60. Hi vọng, thông qua hệ thống kiến thức và câu hỏi này sẽ giúp các em đạt được điểm cao trong kì thi sắp tới.

Bài 35: Khái quát Châu Mĩ

  • Một lãnh thổ rộng lớn với diện tích 42 triệu Km2
  • Nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây
  • Lãnh thổ kéo dài từ vùng cực Bắc đến tận vùng cực Nam
  • Châu Mĩ là vùng đất của dân nhập cư. Thành phần chủng tộc đa dạng

=>Xem chi tiết câu hỏi ôn thi bài 35

Bài 36 -> 39: Thiên nhiên, dân cư và kinh tế Bắc Mĩ

  • Thiên nhiên Bắc Mĩ:
    • Địa hình: Được chia làm ba khu vực, phía Tây là hệ thống Cooc-đi-e, ở giữa là đồng bằng trung tâm và phía Đông là núi già A-pa-lat và sơn nguyên
    • Khí hậu: Có sự phân hóa khí hậu theo chiều Bắc – Nam và Tây – Đông và phân hóa theo độ cao
  • Dân cư, đô thị ở Bắc Mĩ:
    • Dân số: 415,1 triệu người (năm 2001) với mật độ dân số 20 người/km2, 3/4 dân số sống ở đô thị.
    • Dân cư phân bố không đều giữa miền Bắc và miền Nam, giữa phía Đông và phía Tây
    • Các đô thị ở Bắc Mĩ phát triển nhanh, tập trung chủ yếu ở ven biển và phía Nam Hồ Lớn.
  • Kinh tế Bắc Mĩ:
    • Nông nghiệp:
      • Điều kiện thuận lợi phát triển: Đồng bằng rộng lớn, khí hậu thuận lợi, nhiều giống cây trồng vật nuôi, áp dụng khoa học - kĩ thuật...
      • Đặc điểm phát triển: Bắc Mĩ có nền nông nghiệp tiên tiến, hiệu quả cao. Phát triển nông nghiệp với quy mô lớn. Hoa Kì và Ca-na-đa là hai nước xuất khẩu hàng hóa nông nghiệp hàng đầu thế giới
      • Hạn chế trong phát triển nông nghiệp Bắc Mĩ: Thời tiết khí hậu có nhiều biến động bất thường, nông sản bị cạnh tranh giá mạnh, môi trường ngày càng ô nhiễm do sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu....
      • Các vùng nông nghiệp phân bố từ Bắc xuống Nam từ Tây sang Đông.
    • Công nghiệp:
      • Công nghiệp chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới
      • CN Bắc Mỹ phân bố chủ yếu quanh vùng hồ lớn và vên Thái bình dương…
    • Dịch vụ:
      • Tỷ trọng GDP dịch vụ của các nước Bắc Mỹ chiếm tỷ trọng rất cao
      • Các ngành phát triển mạnh: Tài chính, ngân hàng,Bảo hiểm, Bưu chính viễn thông … đóng vai trò quan trọng
      • Tập trung chủ yếu ven vùng Hồ lớn,TBD, Vịnh Mêhycô …

=>Xem chi tiết câu hỏi ôn thi bài 36 -> 39: Khu vực Bắc Mĩ

Bài 41-> 45: Thiên nhiên, dân cư xã hội và kinh tế Trung và Nam Mĩ

  • Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ:
    • Eo đất TRung Mĩ và quần đào Ăng-ti:
      • Eo đất Trung Mĩ: Phần lớn là núi và cao nguyên, có nhiều núi lửa hoạt động, đồng bằng nhỏ hẹp tập trung ở ven biển
      • Quần đảo Ăng ti: Có hình vòng cung. Trên các đảo có nhiều núi cao, đồng bằng ở ven biển.
    • Nam Mĩ:
      • Hệ thống núi trẻ An -đét ở phía Tây
      • Các đồng bằng ở giữa: Ô-ri-nô-cô, Pam-pa, La-pha-ta A-ma-zôn.
      • Sơn nguyên ở phía Đông: Bra-xin, Guy-a-na
    • Sự phân hóa thiên nhiên:
      • Trung và Nam Mĩ có gần như đẩy đủ các kiểu khí hậu, phân hóa theo chiều Bắc - Nam, Đông - Tây và từ thấp - cao
      • Thiên nhiên phong phú đa dạng.
  • Dân cư và xã hội Trung và Nam Mĩ:
    • Dân cư phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở ven biển, cửa sông và trên các cao nguyên và thưa thớt ở các vùng trong nội địa.
    • Dân cư có tỷ lệ gia tăng tự nhiên cao (1,7%)
    • Tốc độ đô thị hóa dẫn đầu thế giới nhưng nền kinh tế còn chậm phát triển
  • Kinh tế Trung và Nam Mĩ:
    • Nông nghiệp:
      • Có các hình thức sở hữu trong nông nghiệp: Đại điền trang, tiểu điền trang và sở hữu của tư bản nước ngoài
      • Các ngành nông nghiệp: Trồng trọt, chăn nuôi và đánh cá
    • Công nghiệp:
      • Các ngành công nghiệp chủ yếu: Khai thác khoáng sản, sơ chế nông sản và chế biến thực phẩm để xuất khẩu.
      • Một số nước công nghiệp mới (Braxin, Ac-hen-ti-na, Chi-le, Vê-nê-xuê-la) có nền kinh tế phát triển nhất khu vực.

=> Xem chi tiết câu hỏi ôn thi bài 41-> 45: Khu vực Trung và Nam Mĩ

Bài 47: Châu Nam Cực

  • Vị trí: Từ vòng cực Nam đến cực Nam gồm lục địa Nam Cực và các đảo
  • Khí hậu lạnh giá, khắc nghiệt, bang tuyết bao phủ quanh năm
  • Địa hình là một cao nguyên bằng khổng lồ, cao TB 3000m
  • Động thực vật khan hiếm
  • Khoáng sản: Nhiều loại than đá, sắt, đồng, dầu khí…
  • Là châu lục duy nhất trên thế giới chưa có cư dân sinh sống thường xuyên.

=>Xem chi tiết câu hỏi ôn thi bài 47

Bài 48, 49: Châu Đại Dương

  • Thiên nhiên Châu Đại Dương:
    • Châu Đại Dương gồm lục đại Ôxtrâylia 4 quần đảo: Mê-la-nê-đi (đảo núi lửa), Niu-đi-len (Đảo lục đại), Mi-cro –ne-đi (Đảo san hô) và Pô-li-nê-đi (Đảo núi lửa và san hô).
    • Địa hình: có nhiều bậc địa hình với sự phân hóa khá phức tạp.
    • Khí hậu: 
    • Phần lớn các đảo của châu Đại Dương có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, điều hòa, mưa nhiều. Riêng lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn.
    • Động thực vật phong phú, đa dạng
  • Dân cư, xã hội Châu Đại Dương:
    • Dân số ít, mật độ thấp khoảng 3,6 ng/km², phân bố không đều đông dân ở Đông và Đông nam Ôxtrâylia, Niudilen, thưa dân ở các đảo
    • Dân cư chủ yếu là người nhập cư (Chiếm 80%)
    • Ngôn ngữ và văn hóa đa dạng
  • Kinh tế Châu Đại Dương:
    • Kinh tế phát triển không đều giữa các nước
    • Ô–xtrây-li-a và Niu Di-len là hai nước có nền kinh tế phát triển.
    • Du lịch là ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước.

=> Xem chi tiết câu hỏi ôn thi bài 48, 49: Châu Đại Dương

Bài 51 -> 55: Thiên nhiên, dân cư xã hội và kinh tế Châu Âu

  • Thiên nhiên Châu Âu:
    • Có ba dạng địa hình chính: đồng bằng, núi già, núi trẻ
    • Đại bộ phận lảnh thổ có khí hậu ôn đới, chỉ có một phần nhỏ phía Bắc có khí hậu hàn đới và phía Nam có khí hậu Địa Trung Hải.
    • Sông ngòi dày đặc, lượng nước dồi dào
    • Thảm thực vật thay đổi từ tây sang đông và từ bắc xuống nam theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa
    • Các môi trường tự nhiên: Ôn đới Hải Dương, ôn đới lục địa, Địa Trung Hải và núi cao
  • Dân cư và xã hội Châu Âu:
    • Dân cư có sự đa dạng về tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa
    • Tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp, chưa tới 0,1%/năm. Nhiều nước tỉ lệ gia tăng tự nhiên âm.
    • Phân bố dân cư không đồng đều, đông đúc ở đồng bằng và ven biển, thưa dân ở phía Bắc và núi cao
    • Tỉ lệ dân thành thị cao chiếm khoảng 75% dân số
  • Kinh tế Châu Âu:
    • Nông nghiệp: Hình thức tổ chức sản xuất theo hộ gia đình và trang trại, đạt hiệu quả lớn
    • Công nghiệp: 
      • Châu Âu có ngành công nghiệp phát triển sớm nhất thế giới.
      • Một số ngành công nghiệp nổi tiếng có chất lượng cao như: Luyện kim, hóa chất, sản xuất ô tô, chế biến thực phẩm…
    • Dịch vụ:
      • Là lĩnh cực kinh tế phát triển nhất
      • Phát triển nhất là ngân hàng, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông,…và đặc biệt là du lịch.

=> Xem chi tiết câu hỏi ôn thi bài 51-> 55: Châu Âu

Bài 56 -> 60: Các khu vực ở Châu Âu

  • Bắc Âu:
    • Gồm có các nước Ai-xơ-len, Na Uy, Thụy Điển và Phần Lan
    • Nằm trong môi trường ôn đới lục địa, đới lạnh và ôn đới hải dương
    • Tài nguyên: nhiều dầu khí, rừng, cá biển, sắt, đồng…đồng cỏ và thủy năng
    • Nông nghiệp: Chăn nuôi và chế biến các sản phẩm từ chăn nuôi
    • Dịch vụ du lịch chiếm tỉ trọng cao: hải cảng, phố cổ, lâu đài…
    • Các ngành khác: Dầu khí, thủy điện, sản xuất, luyện kim
  • Tây và Trung Âu
    • Gồm 13 quốc gia: Quần đảo Anh- Ai - len, Đan Mạch, Hà Lan, Pháp, Bỉ, Thuỵ Sĩ, áo, Hung- ga- ri, Ru- ma- ni, Xlô- va- ki- a, Séc, Đức, Ba- lan
    • Địa hình: Đồng bằng ở phía Bắc, núi già ở trung tâm, núi trẻ ở phía Nam
    • Khí hậu: Nằm hoàn toàn trong đới ôn hoà, có gió Tây ôn đới thường xuyên hoạt động.
    • Thực vật thay đổi từ Tây sang Đông, từ chân núi lên đỉnh núi
    • Công nghiệp: Tây và Trung Âu là nơi tập trung nhiều cường quốc công nghiệp nhất TG.
    • Nông nghiệp: đạt trình độ thâm canh cao.
    • Ngành dịch vụ rất phát triển chiếm 2/3 tổng thu nhập quốc dân.
  • Nam Âu:
    • Nằm ven bờ biển Địa Trung Hải gồm 3 bán đảo: I-bê-rich, I-ta-li-a, Ban-căng
    • Phần lớn diện tích khu vực là núi và cao nguyên
    • Nam Âu có khí hậu Địa Trung Hải: Mùa hạ nóng khô, mưa nhiều vào mùa thu, đông.
    • Sông ngòi ngắn dốc, nhiều nước vào thu đông.
    • Nông nghiệp: Sản xuất theo quy mô nhỏ
    • Công nghiệp: Trình độ sản xuất công nghiệp chưa cao
    • Nam Âu có nguồn tài nguyên du lịch phong phú
  • Đông Âu:
    • Đông Âu gồm có 7 quốc gia: Liên bang Nga, U-crai-na, Bê-la-rut, Lit-va, Lat-vi-a, E-xto-ni-a…
    • Là một dải đồng bằng rộng lớn, chiếm ½ diện tích châu Âu.
    • Có khí hậu ôn đới lục địa, sông ngòi có mạng lưới dày đặc.
    • Công nghiệp: Khá phát triển, đặc biệt là các ngành truyền thống: cơ khí, khai thác khoáng sản, luyện kim, hóa chất...
    • Nông nghiệp: Được tiến hành theo quy mô lớn.
  • Liên minh Châu Âu:
    • Liên minh Châu Âu có diện tích 3.243.600 km2 với dân số 378 triệu người
    • Liên minh châu Âu là mô hình liên minh toàn diện nhất thế giới
    • Liên minh châu Âu tổ chức thương mại hàng đầu thế giới

=> Xem chi tiết câu hỏi ôn thi bài 55 -> 60: Các khu vực Châu Âu

Từ khóa tìm kiếm: đề thi ôn tập địa lí 7, câu hỏi ôn thi địa 7 kì 2, các câu hỏi trọng tâm thi địa 7 kì 2, ôn thi địa lí 7 kì 2 chi tiết, câu hỏi ôn tập và trả lời địa lí 7 kì 2

Bình luận

Giải bài tập những môn khác