Bài 47: Châu Nam Cực – Châu lục lạnh nhất thế giới

Châu Nam Cực bị bang tuyết bao phủ quanh năm. Vì thế nơi đây không có cư dân sinh động thường xuyên…Để hiểu cụ thể hơn về khu vực này, chúng ta cùng tìm hiểu ở bài học ngay dưới đây.

Bài 47: Châu Nam Cực – Châu lục lạnh nhất thế giới

A. Kiến thức trọng tâm

1. Khí hậu

a. Vị trí

  • Vị trí: Từ vòng cực Nam đến cực Nam.
  • Giới hạn: gồm lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa.
  • Diện tích: 14,1 triệu km2.
  • Có các đại dương bao quanh: Thái Bình Dương. Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương.

b. Khí hậu

  • Lạnh giá, khắc nghiệt, bang tuyết bao phủ quanh năm
  • Là nơi có nhiều gió, bão nhất thế giới.

c. Các đặc điểm tự nhiên khác

  • Bề mặt lục địa Nam Cực là một cao nguyên bằng khổng lồ, cao TB 3000m, thể tích tới 35 triệu km3.
  • Động, thực vật:
    • Động vật phong phú: chim cánh cụt, hải cẩu, cá voi xanh, các loài chim và nguồn hải sản tôm, cá…
    • Thực vật không có.
  • Khoáng sản: Nhiều loại than đá, sắt, đồng, dầu khí…

2. Vài nét về lịch sử khám phá và nghiên cứu:

  • Là châu lục được phát hiện và nghiên cứu muộn nhất (Châu Nam Cực được phát hiện cuối thế kỉ XIX).
  • Là châu lục duy nhất trên thế giới chưa có cư dân sinh sống thường xuyên.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Trang 140 sgk Địa lí 7

Quan sát hình 47.1, xác định vị trí địa lí của châu Nam Cực. Vị trí địa lí đó ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu của châu lục?

Trang 141 sgk Địa lí 7

Quan sát hình 47.2, nhận xét về chế độ nhiệt của châu Nam Cực.

Trang 142 sgk Địa lí 7

Sự tan băng ở châu Nam Cực sẽ ảnh hưởng đến đời sống của con người trên Trái Đất như thế nào?

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Trang 143 sgk Địa lí 7

Nêu đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực?

Câu 2: Trang 143 sgk Địa lí 7

Tại sao châu Nam Cực là hoang mạc lạnh mà vùng ven bờ và trên các đảo vẫn có những loài động vật sinh sống ?

Bình luận

Giải bài tập những môn khác