Giáo án PTNL bài Tuyên ngôn độc lập (phần tác giả)

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Tuyên ngôn độc lập. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 12 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Giáo án PTNL bài Tuyên ngôn độc lập (phần tác giả)

Tiết 4/Tuần 02

TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

( PHẦN I – TÁC GIẢ)

Ngày soạn:

Ngày dạy:

  1. Mức độ cần đạt
  2. Kiến thức :

a/ Nhận biết:Nêu thông tin về tác giả, sự nghiệp sáng tác

b/ Thông hiểu:Lý giải được mối quan hệ/ ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử với cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả

c/Vận dụng thấp:Vận dụng hiểu biết về tác giả, tác phẩm để đọc hiểu văn bản liên quan đến tiểu sử HCM

d/Vận dụng cao:Viết bài cảm nhận riêng ( như chân dung văn học ) về tác giả

  1. Kĩ năng :

a/ Biết làm: bài thuyết minh về tác gia văn học

b/ Thông thạo: các bước thuyết minh tác gia văn học

3.Thái độ :

a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản về tác gia văn học

b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về tác gia văn học

c/Hình thành nhân cách: có tinh thần kính yêu , cảm phục, ngưỡng mộ lãnh tụ

  1. Nội dung trọng tâm
  2. Kiến thức

Hiểu được những nét khái quát về sự nghiệp, văn học, quan điểm sáng tác và những đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật HCM.

  1. Kĩ năng

Vận dụng có hiệu quả những kiến thức trên vào việc cảm thụ và phân tích thơ văn của Người.

  1. Thái độ

Lòng yêu mến, kính phục vị “anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới”.

  1. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

-Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản

-Năng lực hợp tác để cùng thực hiện nhiệm vụ học tập

-Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong các văn bản

-Năng lực đọc - hiểu các tác giả văn học

-Năng lực sử dụng ngôn ngữ, trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác giả Hồ Chí Minh.

III. Chuẩn bị

1/Chuẩn bị của giáo viên

  • -Giáo án
  • -Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
  • -Hình ảnh , phim ảnh về Hồ Chí Minh
  • -Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
  • -Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
  • 2/Chuẩn bị của học sinh
  • -Đọc trước văn bản về tiểu sử và sự nghiệp văn học Hồ Chí Minh
  • -Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)
  • -Đồ dùng học tập

         - Sưu tầm tranh, ảnh Tranh, ảnh chân dung của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, khi Người hoạt động ở Pháp, khi là Chủ tịch nước, trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

  1. Tổ chức dạy và học.
  2. Ổn định tổ chức lớp:

- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp

  1. Kiểm tra bài cũ:

Trình bày những thành tựu của văn học Việt Nam từ CMT8 1945 đến hết thế kì XX?

  1. Tổ chức dạy và học bài mới:

 

& 1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)

 

Hoạt động của Thầy và trò

-   GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu về HCM bằng cách cho HS:

-        Xem chân dung

-        Xem một đoạn videoclip về HCM

-        Nghe một đoạn bài hát Viếng lăng Bác ( phỏng thơ Viễn Phương)

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặt nền móng, người mở đường cho văn học cách mạng. Sự nghiệp văn học của Người rất đặc sắc về nội dung tư tưởng, phong phú đa dạng về thể loại và phong cách sáng tác. Để thấy rõ hơn những điều đó, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay.

 

 & 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

 

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

Họat động 1: TÌM HIỂU Tiểu sử- Quan điểm sáng tác (10 phút).

* Thao tác 1 :

Hướng dẫn HS tóm tắt những nét cơ bản nhất về tiểu sử.

-HS đã đọc kĩ SGK và đã soạn bài dựa theo câu hỏi của phần Hướng dẫn học bài.

-HS theo dõi SGK trả lời ngắn gọn ( chú ý những điểm mốc lớn)

 

- Những nét chính trong cuộc đời Hồ Chí Minh?

HS tóm tắt và tự ghi nhớ

HS Tái hiện kiến thức và trình bày.

a. Thời kì từ năm 1911-1941: Hoạt động cách mạng ở nước ngoài: tìm đường cứu nước, thành lập Đảng CSVN, chuẩn bị cho CMT8 năm 1945.

b. Từ năm 1941-1969 lãnh đạo nhân dân làm nên cuộc CMT8 thắng lợi- khai sinh ra Nước VN Dân chủ Cộng hòa. Lãnh đạo 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ và công cuộc xây dựng XHCN ở miền Bắc với tư cách Chủ tịch Nước VN Dân chủ Cộng hòa.

 

Thao tác 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu quan điểm sáng tác nghệ thuật của HCM

- HS trao đổi nhóm và trả lời dựa theo mục a,b,c ( SGK)

- Lớp trao đổi, bổ sung .

- Ghi 3 ý ngắn gọn, nắm kĩ kiến thức

 

Nhóm 1:

- Hồ Chí Minh coi văn học là vũ khí chiến đấu lợi hại, phụng sự đắc lực cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn cũng phải có tinh thần xung phong như người chiến sĩ ngoài mặt trận.

Nhóm 2:

- Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học. Nhà văn cần tránh lối viết cầu kì xa lạ, chú ý phát huy cốt cách dân tộc, ngôn từ phải chọn lọc.

Nhóm 3:

- Khi cầm bút, Người bao giờ cũng xuất phát tù đối tượng ( Viết cho ai?) và mục đích tiếp nhận ( Viết để làm gì? ) để quyết định nội dung ( Viết cái gì? ) và hình thức (Viết thế nào? )  của tác phẩm.

I. Vài nét về tiểu sử: (SGK)

 1. Quê hương, gia đình, thời niên thiếu.

2. Quá trình hoạt động CM:

 

 

 

* Hồ Chí Minh là nhà yêu nước, nhà CM vĩ đại, là anh hùng giải phóng dân tộc của nhân dân VN và là nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào Quốc tế cộng sản, là danh nhân văn hóa thế giới. 

 

 

 

 

 

 

 

II. Quan điểm sáng tác nghệ thuật

 

* Thao tác 1 :

Hướng dẫn tìm hiểu sự nghiệp văn học của HCM

-Hs theo dõi SGK và dựa vào phần soạn bài trả lời ngắn gọn khái quát- chú ý làm rõ tính đa dạng phong phú trong sáng tác của Người.

-        NAQ – HCM thường sáng tác theo những thể loại nào?

- Những tác phẩm tiêu biểu?

- Mục đích viết văn chính luận để làm gì?

- Dựa vào SGK hãy kể tên một số truyện và kí tiêu biểu của HCM?

- Tài năng nghệ thuật của HCM đối với thể loại này?

 

- Em hiểu biết gì về tập thơ NKTT cuả HCM? Nêu những nội dung chính của tập thơ?

Em có nhận xét gì về thơ HCM trước và sau CMT8? * HS trả lời cá nhân

1. Văn chính luận:

- Tác phẩm: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925 ); Tuyên ngôn độc lập  (1945);Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ( 1946 )

- Mục đích: đấu tranh chính trị nhằm tấn công trực diện kẻ thù , thể hiện những nhiệm vụ CM qua những chặng đường lịch sử .

- Nghệ thuật: Lí lẽ vững vàng xác đáng đầy sức thuyết phục, ngôn từ giản dị

2. Truyện và kí

- Nội dung : Vạch trần bản chất của bọn thực dân cướp nước và bọn tay sai bán bước, ca ngợi những  người chiến sĩ CM kiên cường đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc .

-     Nghệ thuật : Lối viết cô đọng, cột truyện sáng tạo, kết cấu độc đáo, mang màu sắc hiện đại nhẹ nhàng trào lộng của văn thông tấn, vừa sâu sắc đầy tính chiến đấu vừa tươi tắn hóm hỉnh

3. Thơ ca:  Được in trong các tập :

-        Tập thơ NKTT bằng chữ Hán sáng tác từ tháng 1942 đến tháng 1943 xuất bản năm 1960

-        Thơ Hồ Chí Minh ( xb 1967 )

-        Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh (xb 1990 )

v THƠ HỒ CHÍ MINH

Trước CM tháng 8 : Sáng tác nhiều bài thơ  mộc mạc , giản dị để tuyên truyền đường lối

Sau CM tháng 8 : Bộc lộ nội niềm lo lắng về vận mệnh non sông, động viên sức mạnh nhân dân

GV bổ sung:

NHẬT KÍ TRONG TÙ

- Hoàn cảnh sáng tác: Tập nhật kí bằng thơ được viết trong thời gian Bác bị giam cầm trong nhà tù Quốc dân đảng tại Quảng Tây Trung Quốc từ mùa thu năm 1942- mùa thu 1943 . Bác đã ghi lại những gì xảy ra trong nhà tù  và trên đường áp giải  từ nhà lao này đến nhà lao khác .

- Nội dung :

Tác phẩm thể hiện bức chân dung tt tự hoạ và tái hiện một cách chân thực và chi tiết bộ mặt tàn bạo của nhà tù Quốc dân đảng và một phần nào tình hình xã hội Trung Quốc những năm 1942-1943. Tác phẩm mang một giá trị phê phán sắc sảo , thâm thúy

-Tập thơ sâu sắc về tư tưởng , độc đáo đa dạng về bút pháp kết tin giá trị tư tưởng và nghệ thuật thơ ca của HCM .

III. Di sản văn học:

          Sự nghiệp chính là sự nghiệp CM nhưng Người đã để lại một sự nghiệp vh to lớn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Văn chính luận:

- Tác phẩm:

- Mục đích:

 

- Nghệ thuật:

 

 

 

 

 

2. Truyện và kí

- Nội dung :

-Nghệ thuật :

 

 

 

 

 

 

3. Thơ ca

v NHẬT KÍ TRONG TÙ

- Hoàn cảnh sáng tác:

- Nội dung :

v THƠ HỒ CHÍ MINH

-Trước CM tháng 8 :

-Sau CM tháng 8 :

=> Vừa mang màu sắc cổ điển, vừa mang tinh thần hiện đại , hình ảnh nhân vật trữ tình yêu nước , phong thái ung dung tự tại.

* Thao tác 1 :

Hướng dẫn HS tổng kết về phong cách nghệ thuật của tác giả HCM

-        HS thảo luận nhóm và trình bày kết quả, lớp theo dõi SGK nhận xét bổ sung hình thành kiến thức

-        Tại sao có thể nói phong cách vh của HCM vừa độc đáo vừa đa dạng?

v GV: Độc đáo mà đa dạng :

Ngay từ nhỏ, HCM đã được sống trong không khí của văn chương cổ điển VN và TQ, của thơ Đường, thơ Tống… Trong thời gian hoạt động CM ở nước ngoài, sống ở Pa-ri, Luân Đôn, Oa-sinh-tơn, Ca-li-phoóc-ni-a, Hồng Kông… tiếp xúc và chịu ảnh hưởng tư tưởng nghệ thuật của nhiều nhà văn Âu. Mĩ và nền văn học phương Tây hiện đại.

* Nhóm 1

- Văn chính luận :Ngắn gọn , tư duy sắc sảo , lập luận chặt chẽ , lý lẽ đanh thép , bằng chứng đầy sức thuyết phục , giàu tính luận chiến , đa dạng về bút pháp  .  

* Nhóm 2

- Truyện và ký :Trí tưởng tượng phong phú , sáng tạo độc đáo về tình huống truyện, sự kết hợp hài hòa văn hóa phương Đông và phương Tây trong nghệ thuật trào phúng, giọng điệu lời văn linh hoạt hấp dẫn . Chất  trí tuệ và tính hiện đại là nét đặc sắc trong truyện ngắn của Người .

* Nhóm 3

Phong cách thơ đa dạng: Những bài thơ với mục đích tuyên truyền CM : Giản dị , mộc mạc, mang màu sắc dân gian vừa hiện đại. Nhiều bài thơ  nghệ thuật : Viết theo hình thức cổ thi hàm súc, có sự kết hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại, giữa trữ tình và chiến đấu

 

Thao tác 2:

Hướng dẫn HS tổng kết bài học

Yêu cầu rút ra kết luận chung và đọc phần ghi nhớ .

 

* Tổng kết bài học theo những câu hỏi của GV.

IV. Phong cách nghệ thuật:

Sáng tác nhiều thể loại Văn học, mỗi thể loại có những nét phong cách riêng độc đáo và hấp dẫn

- Văn chính luận :

 

 

 

 

- Truyện và ký :

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-        Thơ ca:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Kết luận: ( Xem sách )

- Văn thơ Hồ Chí Minh là di sản vô giá là một bộ phận gắn bó hữu cơ với sự nghiệp vĩ đại của Người. HCM quan niệm văn học là vũ khí sắc bén phục vụ cho sự nghiệp cách mạng .

- Phong cách nghệ thuật HCM độc đáo, đa dạng.

 

& 3.LUYỆN TẬP

 

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm: Bài tập 1: Đọc bài thơ Chiều tối. Phân tích:

-  Bút pháp cổ điển

- Tinh thần hiện đại

 

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

 

- Bút pháp cổ điển được thể hiện qua cách miêu tả khung cảnh thiên nhiên, được miêu tả từ xa, được khắc hoạ bằng những nét chấm phá qua hình : cánh chim, chòm mây, không gian chiều tà, không nhằm ghi lại hình xác mà chỉ cốt truyền được linh hồn của tạo vật. Màu  sắc cổ điển còn được thể ở phong thái ung dung của nhân vật trữ tình; ở thể thơ tứ tuyệt.

- Tinh thần hiện đại: thiên nhiên trong bài thơ không tĩnh lặng mà vận động một cách khoẻ khoắn,hướng tới sự sống, ánh sáng và tương lai. Nhân vật trữ tình không phải là ẩn sĩ mà là chiến sĩ.

 

 

 

 & 4.VẬN DỤNG

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm: Điền vào ô trống bảng sau liên quan đến bài học về tác giả HCM:

 

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

 

 

 

TT

Loại tác phẩm

Tên tác phẩm chủ yếu

Thời điểm sáng tác

Giá trị cơ bản

 

 

 

 

 

Trả lời:

 

 

 

 

TT

Loại tác phẩm

Tên tác phẩm chủ yếu

Thời điểm sáng tác

Giá trị cơ bản

1

Văn chính luận

Các bài đăng trên các báo: Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống thợ thuyền... Các tác phẩm: Bản án chế độ thực dân Pháp (bằng tiếng Pháp); Tuyên ngôn Độc lâp, Lời kêu gọi kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, Di chúc (bằng tiếng Việt)

Những năm 20,

1925

 

1945

 

 1966

 

 

1969

Tố cáo tội ác và bản chất của chủ nghĩa thực dân Pháp, kêu gọi đấu tranh, vận động cách mạng;

 

Tuyên ngôn khai sinh nước Việt Nam độc lâp;

Kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ bảo vệ độc lập, tự do cho Tổ quốc;

Những lời căn dặn cuối cùng để lại cho toàn Đảng, toàn dân.

Những áng văn chính luân mẫu mực, sáng suốt, sắc sảo, nồng nàn, súc tích.

2

Truyện và kí

Viết bằng tiếng Pháp trong thời gian hoạt động cách mạng ở Pháp (Tâp: Truyện và kí: Vi hành, Những trò lố...); bằng tiếng Việt (Nhât kí chìm tàu,Vừa đi đường vừa kể chuyện)...

Những năm 20

Những năm 30

Những năm 40, 50...

Cây bút văn xuôi tài năng, trí tưởng tượng phong phú, vốn văn hoá sâu rộng, trí tuệ sâu sắc và trái tim nồng nàn tinh yêu nước và cách mạng.

Chất trí tuệ và tính hiện đại.

Ngòi bút châm biếm vừa đầy tính chiến đấu vừa hóm hỉnh, tươi tắn.

3

Thơ ca

Nhật kí trong tù

Thơ Hồ Chí Minh

Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh

-1942-1943

- 1960

1967

1990

Tâp thơ sâu sắc về tư tưởng, đôc đáo và đa dạng về bút pháp, kết tinh giá trị tư tưởng và nghệ thuật thơ Hồ Chí Minh.

Những bài thơ tuyên truyền giản dị, mộc mạc, đầy khí thế.

Những bài thơ cảm hứng nghệ thuât vừa cổ điển vừa hiện đại.

Nhân vật trữ tình mang nặng nỗi nước nhà mà vẫn ung dung tự tại, tin vào tương lai tất thắng của cách mạng và dân tộc.

 

 

 

 

  1. TÌM TÒI, MỞ RỘNG.

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm:

Giáo viên chia các nhóm và giao bài tập về nhà theo các câu hỏi sau:

1.     Thu thập tư liệu từ báo chí, phỏng vấn người thân, trải nghiệm thực tế… để viết bài thuyết minh về Hồ Chí Minh

2.     Viết cảm nhận về ca từ một bài hát ca ngợi HCM

3.     Viết bài văn ngắn để làm sáng tỏ câu nói của HCM: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.

 

-HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

 

-        Hoàn thành bài thuyết trình

-        Từ một bài hát ca ngợi HCM, viết một bài văn ngắn cảm nhận về ca từ trong bài hát đó

 

 

 

 

 

 

 

 

- Phân tích đề, lập dàn ý về một tư tưởng đạo lí

 

4. Hướng dẫn về nhà  ( 1 phút)

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - DẶN DÒ ( 5 PHÚT)

- Nhắc lại những quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh? Quan điểm ấy được Bác vận dụng như thế nào trong quá trình sáng tác?

- Bác sáng tác chủ yếu ở những thể loại nào?

- Những tác phẩm thơ văn của Người có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp cách mạng?

- Chuẩn bị bài: BÀI VIẾT SỐ 1 : NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 12

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án chi tiết bài Tuyên ngôn độc lập (phần tác giả) giáo án 5 bước bài Tuyên ngôn độc lập (phần tác giả), giáo án 5 hoạt động bài Tuyên ngôn độc lập (phần tác giả), giáo án văn 12 chi tiết, giáo án văn 12 đầy đủ

Tải giáo án: