Giáo án PTNL bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 12 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Giáo án PTNL bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

Tiết 10 – 11/ Tuần 04

NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU,

NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC.

- Phạm Văn Đồng –

Ngày soạn:

Ngày dạy:

:

  1. Mức độ cần đạt
  2. Kiến thức :

a/ Nhận biết:-Nhận biết một số đặc điểm cơ bản của văn nghị luận hiện đại.

b/ Thông hiểu:- Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản nghị luận : các luận điểm - tư tường, cách lập luận chặt chẽ, sắc bén, cách đưa dẫn chứng sinh động, thuyết phục, sử dụng ngôn ngữ chính.

c/Vận dụng thấp: Khái quát đặc điểm phong cách của tác giả từ tác phẩm

d/Vận dụng cao: Vận dụng tri thức đọc hiểu văn bản để kiến tạo những giá trị sống của cá nhân. Trình bày những giải pháp để giải quyết một vấn đề cụ thể đặt ra trong tác phẩm.

  1. Kĩ năng :

a/ Biết làm: bài đọc hiểu về nghị luận văn học

b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày một bài nghị luận văn học

3.Thái độ :

a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản nghị luận văn học

b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về văn nghị luận

c/Hình thành nhân cách: Cảm phục những tài năng, phẩm chất của những nhà văn lớn

  1. Nội dung trọng tâm
  2. Kiến thức:

    - Những đánh giá vừa sâu sắc, mới mẻ, vừa có lí, có tình của Phạm Văn Đồng về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, giá trị của thơ văn Đồ Chiểu đối với đương thời và ngày nay.

    - Nghệ thuật viết bài văn nghị luận: lí lẽ xác đáng, lập luận chặt chẽ, ngôn từ trong sáng, gợi cảm, giàu hình ảnh.

  1. Kĩ năng:

    - Hoàn thiện và nâng cao kĩ năng đọc – hiểu văn bản nghị luận theo đặc trưng thể loại.

    - Vận dụng cách nghị luận giàu sức thuyết phục của tác giả để phát triển các kĩ năng làm văn nghi luận.

  1. Thái độ: Giúp ta hiểu hơn và càng thêm yêu quí nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu.
  2. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

-Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản

-Năng lực hợp tác để cùng thực hiện nhiệm vụ học tập

-Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong các văn bản

-Năng lực đọc - hiểu các tác phẩm Văn nghị luận hiện đại Việt Nam và nước ngoài

-Năng lực sử dụng ngôn ngữ, trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về các vấn đề xã hội được rút ra từ văn bản nghị luận.

- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.

III. Chuẩn bị

  • 1/Chuẩn bị của giáo viên
  • - Giáo án
  • -Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
  • -Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
  • -Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

         - Chân dung Nguyễn Đình Chiểu, tranh ảnh về quê hương, ngôi mộ của Nguyễn Đình Chiểu; tác phẩm của Phạm Văn Đồng: Tổ quốc ta, nhân dân ta, sự nghiệp ta và người nghệ sĩ.

  b/Chuẩn bị của học sinh

  • -Đọc trước văn bản các tác phẩm để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài
  • -Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)
  • -Đồ dùng học tập

- HS sưu tầm một số bài thơ viết về Nguyễn Đình Chiểu của Lê Anh Xuân, Viễn Phương.

  1. Tổ chức dạy và học.
  2. Ổn định tổ chức lớp:

- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp

  1. Kiểm tra bài cũ:Trình bày trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
  2. Tổ chức dạy và học bài mới:

 

& 1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)

 

Hoạt động của Thầy và trò

-   GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm: Điền khuyết các câu sau:

a/ Nhân dân Nam Bộ gọi Nguyễn Đình Chiểu bằng cái tên thân mật là:…….Chiểu

b/ Chở bao nhiêu …..thuyền…….

    Đâm………………bút……….

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

- GV nhận xét và dẫn vào bài mới: trong chương trình Ngữ văn 11, các em đã học về tác giả Nguyễn Đình Chiểu, bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Chạy giặc…Để có cái nhìn khoa học về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ông, hôm nay chúng ta tìm hiểu về bài nghiên cứu của ông Phạm Văn Đồng.

 

 & 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

Họat động 1: TÌM HIỂU CHUNG (15 phút).

* Thao tác 1 :

Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm

Tìm hiểu những nét chính về tác giả và văn bản.

- Đọc tiểu dẫn và trình bày những nét chính về tác giả PVĐ

-  Dựa vào phần Tiểu dẫn, nêu những nét chính về tác giả?

- Nêu hoàn cảnh ra đời của bài viết?

-  Bài viết ra đời trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ như thế nào? Bài viết được viết nhằm mục đích gì?

-> nhằm cổ vũ phong trào yêu nước đang dấy lên mạnh mẽ đó.

Gắn thời điểm tác phẩm ra đời với tình hình lịch sử đất nước (1963) để xđ mục đích viết vb của tác giả

- Suy nghĩ, trả lời các yc

+ Nội dung bao trùm vb

+ Xđ các phần của vb theo thể loại, nêu nội dung từng phần

+ Xđ các luận điểm chính trong mỗi phần và câu văn khái quát luận điểm đó

 

HS Tái hiện kiến thức và trình bày.

a) Hoàn cảnh, mục đích sáng tác:

- 7/1963- Kỉ niệm 75 năm ngày mất NĐC.

- Hoàn cảnh năm 1963: Tình hình miền Nam có nhiều biến động lớn

+ Mĩ tài trợ và can thiệp sâu hơn vào cuộc chiến tranh

+ Phong trào đấu tranh chống Mĩ và tay sai nổi lên khắp nơi, tiêu biểu là phong trào Đồng Khởi.

- Để tưởng nhớ NĐC; định hướng, điều chỉnh cách nhìn nhận, đánh giá về NĐC và thơ văn của ông; khơi dậy tinh thần yêu nước trong thời đại chống Mĩ cứu nước.

 

 

-  Bài nghị luận này có thể chia làm mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần là gì?

-Phần thân bài có bao nhiêu luận điểm? Tìm những câu chủ đề thể hiện luận điểm đó?

 

HS: Bố cục:

* Luận đề: NĐC, ngôi sao sáng trong bầu trời văn nghệ dân tộc.

* Bố cục

- Mở bài: NĐC, nhà thơ lớn của dân tộc cần phải được nghiên cứu, tìm hiểu và đề cao hơn nữa

- Thân bài

+ Đoạn 1: NĐC – nhà thơ yêu nước

+ Đoạn 2:  Thơ văn yêu nước của NĐC- tấm gương phản chiếu ph phong trào chống TDP oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ.

+ Đoạn 3: LVT, tác phẩm lớn nhất của NĐC, có ảnh hưởng sâu rộng trong dân gian nhất là ở miền Nam

- Kết bài: Cuộc đời và sự nghiệp thơ văn NĐC- tấm gương sáng của mọi thời đại.

GV chốt lại: à Điều kiện để có một bài NLVH tốt:

o Có hiểu biết sâu rộng về văn học và các lĩnh vực khác

o Có quan niệm đúng đắn về thế giới cũng như đời sống con người.

I/ Tìm hiểu chung:

1/ Tác giả PVĐ: ( 1906-2000)

- Nhà CM, CT, NG lỗi lạc của cách mạng VN thế kỉ XX

- Nhà giáo dục, nhà lí luận vhoá vnghệ

2/ Văn bản:

a) Hoàn cảnh, mục đích sáng tác:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Bố cục:

* Luận đề:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Bố cục

- Mở bài:

- Thân bài

+ Đoạn 1:

+ Đoạn 2: 

+ Đoạn 3:

- Kết bài:

* Nhận xét kết cấu của vb

- Không kết cấu theo trình tự thời gian

- Lí giải (do mục đích sáng tác)

* Thao tác 1 :

Hướng dẫn HS đọc - hiểu văn bản

- Đọc diễn cảm vb theo định hướng, nhận xét cách đọc của bạn

- Xđ nội dung, ý nghĩa phần mở bài.

- Nhận xét cách nêu vấn đề

Thao tác 2: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm:

Nhóm 1: -  Tác giả mở đầu bằng một nhận định như thế nào, nêu lên điều gì?

* 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.

 

* Nhóm 1

- Tác giả mở đầu bằng một nhận định khách quan có tính thời sự:

“Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn của nước ta, đáng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ của dân tộc, nhất là vào lúc này”

 

Nhóm 2: Hiểu “lúc này” là thời điểm nào? Nhấn mạnh thời điểm ấy, Phạm Văn Đồng muốn nêu lên điều gì?

* Nhóm 2

Lúc này”: năm 1963, phong trào đấu tranh chống Mĩ – nguỵ của nhân dân miền Nam đang phát triển sôi sục, rộng khắp

à Nhấn mạnh thời điểm ca ngợi nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu để khẳng định truyền thống chống ngoại xâm, động viên nhân dân cả nước vùng lên.

 

 

Nhóm 3: Sau đó, Phạm Văn Đồng đã dùng câu văn ẩn dụ để khẳng định điều gì về Nguyễn Đình Chiểu?

* Nhóm 3

- Tác giả dùng nghệ thuật ẩn dụ để khẳng định tài năng và tấm lòng yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu:

Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy”

 

 GV giải thích:

  o Nguyễn Đình Chiểu là ngôi sao có ánh sáng khác thường: Nguyễn Đình Chiểu là một hiện tượng độc đáo, thơ văn Nguyễn Đình Chiểu có vẻ đẹp riêng không dễ nhận ra.

  o Phải chăm chú nhìn thì mới thấy: phải cố gắng tìm hiểu và tìm hiểu kĩ, phải kiên trì nghiên cứu thì mới cảm nhận được vẻ đẹp riêng của nó.

  o Càng nhìn càng thấy sáng: càng nghiên cứu, càng tìm hiểu kĩ ta sẽ càng thấy được cái hay của nó và càng khám phá ra được những vẻ đẹp mới

-  Em có nhận xét gì về cách đặt vấn đề của tác giả?

-  Theo tác giả, những lí do nào làm “ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu” chưa sáng tỏ hơn trên bầu trời văn nghệ của dân tộc?

* HS trả lời cá nhân

- Tác giả nêu hai lí do khiến cho “ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu” chưa sáng tỏ hơn trong bầu trời văn nghệ dân tộc:

+ Thứ nhất: Nhiều người chỉ biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả của truyện thơ Lục Vân Tiên và hiểu tác phẩm này khá thiên lệch về nội dung và nghệ thuật.

    + Thứ hai: Người đọc biết rất ít về thơ văn yêu nước -  một bộ phân quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu.

II. Đọc – hiểu văn bản:

 1. Phần mở bài: Nguyễn Đình Chiểu – nhà thơ lớn của dân tộc

- Tác giả mở đầu bằng một nhận định khách quan có tính thời sự…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

à “Lúc này”: năm 1963,

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tác giả dùng nghệ thuật ẩn dụ để khẳng định tài năng và tấm lòng yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu:

à Cách đặt vấn đề: đúng đắn, toàn diện và mới mẻ, như một định hướng để tìm hiểu về thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.

- Tác giả nêu hai lí do khiến cho “ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu” chưa sáng tỏ hơn trong bầu trời văn nghệ dân tộc:

Þ Cách đặt vấn đề độc đáo: nêu vấn đề, lí giải nguyên nhân, định hướng tìm hiểu... à phong phú, sâu sắc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Thao tác 1 :

Hướng dẫn HS đọc - hiểu văn bản

Tìm hiểu phần thân bài.

 Nhóm 1:

+ Xđ các luận cứ  của luận điểm 1; chỉ ra  “ánh sáng khác thường” trong cuộc đời và quan niệm văn chương của NĐC; nhận xét về cách lập luận

Tác giả đã giới thiệu những gì về con người nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu?

-  Tác giả đã nhấn mạnh vào đặc điểm nổi bật nào khi giới thiệu về con người Nguyễn Đình Chiểu?

GV: Tác giả đã khẳng định: Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sáng. Tác giả đã giới thiệu cho ta biết thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu là thơ văn như thế nào?

-  Nguyễn Đình Chiểu có quan niệm như thế nào về văn chương? Nhận xét về quan niệm sáng tác đó?

* 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.

 

* Nhóm 1

- Con người:

+ Sinh ra trên đất Đồng Nai hào phóng

+ Triều đình nhà Nguyễn cam tâm bán nước, nhân dân khắp nơi đứng lên đánh giặc cứu nước

+ Bị mù, Nguyễn Đình Chiểu dùng thơ văn phục vụ chiến đấu

+ Thơ văn ông ghi lại tâm hồn trong sáng và cao quý của ông và thời kì khổ nhục nhưng vĩ đại của dân tộc.

à Tác giả không viết lại tiểu sử  Nguyễn Đình Chiểu mà nhấn mạnh vào đặc điểm nổi bật: khí tiết của một người chí sĩ yêu nước, trọn đời phấn đấu hi sinh vì nghĩa lớn.

- Quan điểm sáng tác:

   + Thơ Nguyễn Đình Chiểu là thơ văn mang tính chiến đấu, đánh thẳng vào giặc xâm lược và tôi tớ của chúng.

    + Với Nguyễn Đình Chiểu, cầm bút còn là một thiên chức nên ông khinh miệt những kẻ lợi dụng văn chương để làm việc phi nghĩa.

 à Quan niệm sáng tác thống nhất với con người Nguyễn Đình Chiểu: văn thơ phải là vũ khí chiến đâu sắc bén.

 

-Nhóm 2 :

+ Xđ các luận cứ của luận điểm 2; lí giải cách triển khai luận điểm của tác giả.

- Trong phần này, tác giả đã đưa ra những luận điểm và luận cứ như thế nào? Có tác dụng gì?

-  Trong phần đầu của luận điểm 2, Phạm Văn Đồng đã tái hiện lại thời kì Nguyễn Đình Chiểu sống. Đó là thời kì như thế nào?

-  Phạm Văn Đồng đã phân tích tác phẩm nào của Nguyễn Đình Chiểu để cho người đọc thấy được sự sáng tạo của Nguyễn Đình Chiểu? Sự sáng tạo đó là gì?

Tác giả đã so sánh bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc với Bình Ngô đại cáo. So sánh như vậy để làm gì? 

Phạm Văn Đồng đã dẫn thêm bài thơ Xúc cảnh của Nguyễn Đình Chiểu nhằm mục đích gì?

Trong luận điểm 2, Phạm Văn Đồng viết về Nguyễn Đình Chiểu với trí tuệ, sự hiểu biết như thế nào? Nhận xét về cách viết của tác giả?

* Nhóm 2

-Nguyễn Đình Chiểu xứng đáng là “ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc”, vì thơ văn ông đã “làm sống lại phong trào kháng Pháp bền bĩ và oanh liệt của nhân dân Nam Bộ từ 1860 trở về sau” à Vì nhà văn lớn, tác phẩm lớn khi phản ánh trung thành những đặc điểm bản chất của một giai đoạn lịch sử trọng đại.

+ Là tấm gương phản chiếu thời đại nên sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu là lời ngợi ca những nghĩa sĩ nông dân dũng cảm và cũng là lời khóc thương cho những anh hùng thất thế, bỏ mình vì dân vì nước

à Phần lớn là những bài văn tế

+ Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu mang tính chiến đấu vì đã xây dựng những hình tượng “sinh động và não nùng” về những con người “suốt đời tận trung với nước, trọng nghĩa với dân, giữ trọn khí phách hiên ngang cho dù chiến bại” “ngòi bút, nghĩa là tâm hồn trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu”:

o Phân tích một tác phẩm tiêu biểu: “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”

o So sánh với “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi: Bài cáo là khúc ca khải hoàn, bài văn tế là khúc ca của những người anh hùng thất thế mà vẫn hiên ngang

o Trong thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu  còn có những đoá hoa, hòn ngọc rất đẹp như “Xúc cảnh”

o Đặt tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu vào phong trào thơ văn kháng Pháp lúc bấy giờ với những tên tuổi tài năng như Phan Văn Trị, Nguyễn Thông, Bùi Hữu Nghĩa.

 

 

 

+ GV: Mặt khác, bản chất của văn chương là sáng tạo. Văn chương đóng góp cho đời bằng những cái độc đáo, chưa từng thấy ở các tác phẩm trước đó hoặc cùng thời.

Phạm Văn Đồng không nhìn nhận Nguyễn Đình Chiểu với con mắt hoài cổ mà luôn nhìn từ trung tâm cuộc sống hôm nay. Cách nhìn nhận như vậy là tác giả muốn cho người đọc thấy được điều gì?

 

Nhóm 3:

+ Xđ nd ý kiến đánh giá của PVĐ về giá trị của tp LVT. Cách lập luận của tác giả

 

Phạm Văn Đồng đã nêu lên lí do nào làm cho tác phẩm Lục Vân Tiên được xem là “lớn nhất” của Nguyễn Đình Chiểu và được phổ biến rộng rãi trong dân gian?

 

Khi bàn luận về những điều mà nhiều người cho là hạn chế của tác phẩm, Phạm Văn Đồng thừa nhận điều gì?

 

Tác giả cũng đã khẳng định đó là những hạn chế như thế nào của tác phẩm Lục Vân Tiên? Vì sao?

Việc nêu lên hạn chế trước rồi sau đó lí giải có tác dụng gì?

 

-  Phạm Văn Đồng đã xem xét giá trị của “Truyện Lục Vân Tiên” trong mối quan hệ nào? Đó là cách xem xét như thế nào?

 

* Nhóm 3

- Nêu nguyên nhân làm cho tác phẩm được xem là “lớn nhất” của Nguyễn Đình Chiểu và được phổ biến rộng rãi trong dân gian:“trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý trọng ở đời, ca ngợi những con người trung nghĩa”

  - Bàn luận về những điều mà nhiều người cho là hạn chế của tác phẩm:

+ Thừa nhận sự thật: “Những giá trị luân lí mà Nguyễn Đình Chiểu ca ngợi, ở thời đại chúng ta, theo quan điểm của chúng ta thì có phần đã lỗi thời”, trong tác phẩm có những chỗ “lời văn không hay lắm” à trung thực, công bằng khi phân tích.

  + Khẳng định bằng những lí lẽ và dẫn chứng xác thực: đó là những hạn chế không thể tránh khỏikhông phải là chính yếu:

o Hình tượng con người trong “Lục Vân Tiên” gần gũi với mọi thời, vấn đề đạo đức trong Lục Vân Tiên mang tính phổ quát xưa nay à “gần gũi với chúng ta”, “làm cho chúng ta cảm xúc và thích thú”

o Lối kể chuyện “nôm na” dễ nhớ, dễ truyền bá trong dân gian à người miền Nam say sưa nghe kể “Lục Vân Tiên”

à Thủ pháp “đòn bẩy”: nêu hạn chế để khẳng định giá trị trường tồn của tác phẩm “Lục Vân Tiên

 => Phạm Văn Đồng đã xem xét giá trị của “Truyện Lục Vân Tiên” trong mối quan hệ mật thiết với đời sống nhân dân (quen thuộc với nhân dân, được nhân dân chấp nhận và yêu mến) à Đó là cơ sở đúng đắn và quan trọng nhất để đánh giá tác phẩm này.

 

Thao tác 2: Tổ chức cho HS tìm hiểu phần kết bài:

- Tác giả đã khẳng định những gì về Nguyễn Đình Chiểu?

Qua lời tổng kết đó, tác giả muốn rút ra bài học gì?

* HS trả lời cá nhân

- Khẳng định vẻ đẹp nhân cách và vị trí của Nguyễn Đình Chiểu trong nền văn học dân tộc:“Nguyễn Đình Chiểu là một chí sĩ yêu nước, một nhà thơ lớn của nước ta”.

  - Nhấn mạnh ý nghĩa và giá trị to lớn của cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Đình Chiểu. Đó là bài học cho mỗi con người:“Đời sống ... tư tưởng”

à Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ yêu nước, lá cờ đầu của thơ văn yêu nước, là người nêu  cao sứ mạng của người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá tư tưởng.

  GV chốt lại: o Vai trò của người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá tư tưởng

  o Vai trò to lớn của văn học đối với đời sống

  o Tưởng nhớ đến Nguyễn Đình Chiểu, một con người anh dũng, một “ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc”

 

II. Đọc–hiểu:

  

2. Phần thân bài: 

a. Luận điểm 1: “Ánh sáng khác thường” trong con người và quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu 

- Con người:

à Tác giả không viết lại tiểu sử  Nguyễn Đình Chiểu mà nhấn mạnh vào đặc điểm nổi bật: khí tiết của một người chí sĩ yêu nước, trọn đời phấn đấu hi sinh vì nghĩa lớn.

- Quan điểm sáng tác:

  

 

Þ Tác giả đã đưa ra luận điểm có tính khái quát cao, luận cứ bao gồm các lí lẽ và dẫn chứng tiêu biểu, cụ thể, giúp người đọc hiểu rõ và sâu sắc vấn đề.

b. Luận điểm 2: “Ánh sáng khác thường” trong thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu

- Nêu bối cảnh thời đại Nguyễn Đình Chiểu cầm bút: “khổ nhục nhưng vĩ đại”

  - Nêu nội dung chính thơ văn Nguyễn Đình Chiểu:

o Phân tích một tác phẩm tiêu biểu: “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”

à Ta thấy được tính chiến đấu và sự sáng tạo trong việc xây dựng hình tượng người anh hùng hoàn toàn mới trong văn học – nghĩa sĩ nông dân

o So sánh với “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi: Bài cáo là khúc ca khải hoàn, bài văn tế là khúc ca của những người anh hùng thất thế mà vẫn hiên ngang

à Khẳng định giá trị to lớn của bài văn tế.

o Trong thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu  còn có những đoá hoa, hòn ngọc rất đẹp như “Xúc cảnh”

à Tác giả không phân tích mà chỉ gợi ra để người đọc cảm nhận được sự phong phú trong thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu

o Đặt tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu vào phong trào thơ văn kháng Pháp lúc bấy giờ với những tên tuổi tài năng như Phan Văn Trị, Nguyễn Thông, Bùi Hữu Nghĩa...

à Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu góp phần tạo nên diện mạo của văn học thời kì này và Nguyễn Đình Chiểu là lá cờ đầu, là ngôi sao sáng nhất của thơ văn yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX.

=> Nhận xét:

   + Phạm Văn Đồng viết về Nguyễn Đình Chiểu bằng một trí tuệ sáng suốt, hiểu biết sâu sắc qua hệ thống lập luận rõ ràng và chặt chẽ, dẫn chứng cụ thể và thuyết phục

à Giọng văn nghị luận không khô khan mà thấm đẫm cảm xúc

  à Con người hôm nay có điều kiện để đồng cảm với một con người đã sống hết mình vì dân tộc, thấu hiểu hơn những giá trị thơ văn của con người đó.

c. Luận điểm 3: “Ánh sáng khác thường” trong truyện thơ Lục Vân Tiên

- Nêu nguyên nhân làm cho tác phẩm được xem là “lớn nhất” của Nguyễn Đình Chiểu và được phổ biến rộng rãi trong dân gian

  - Bàn luận về những điều mà nhiều người cho là hạn chế của tác phẩm:

 => Phạm Văn Đồng đã xem xét giá trị của “Truyện Lục Vân Tiên” trong mối quan hệ mật thiết với đời sống nhân dân (quen thuộc với nhân dân, được nhân dân chấp nhận và yêu mến) à Đó là cơ sở đúng đắn và quan trọng nhất để đánh giá tác phẩm này.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Phần kết bài:

- Khẳng định vẻ đẹp nhân cách và vị trí của Nguyễn Đình Chiểu trong nền văn học dân tộc

  - Nhấn mạnh ý nghĩa và giá trị to lớn của cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Đình Chiểu. Đó là bài học cho mỗi con người:“Đời sống ... tư tưởng”

* Thao tác 1 :

Tổng kết

-  Tóm lại, qua bài văn nghị luận này, Phạm Văn Đồng muốn chúng ta hiểu thật đúng và thật sâu sắc những gì về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Đình Chiểu?

 

-  Đánh giá bài văn, có ý kiến cho rằng nó có cách lập luận thuyết phục nhưng hơi khô khan, ít hấp dẫn. Có đúng như vậy không? Vì sao?

* HS trả lời cá nhân

- Bố cục chặt chẽ, các luận điểm triển khai bám sát vấn đề trung tâm..

     - Cách lập luận từ khái quát đến cụ thể, kết hợp cả diễn dịch, quy nạp và hình thức “đòn bẩy”.

     - Lời văn có tính khoa học, vừa có màu sắc văn chương vừa khách quan; ngôn ngữ giàu hình ảnh.

     - Giọng điệu linh hoạt, biến hoạt : khi hào sảng, lúc xót xa,…

 

III. Tổng kết:

1) Nghệ thuật:

     - Bố cục :

     - Cách lập :

     - Lời văn :

     - Giọng điệu :

2) Ý nghĩa văn bản:

           Khẳng định ý nghĩa cao đẹp của cuộc đời và văn nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu: cuộc đời của một chiến sĩ phấn đấu hết mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc; sự nghiệp thơ văn của ông là một minh chứng hùng hồn cho địa vị và tác dụng to lớn của văn học nghệ thuật cũng như trách nhiệm của người cầm bút đối với đất nước, dân tộc.

 

& 3.LUYỆN TẬP

 

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

- GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm:

Câu hỏi 1: Trong phần mở đầu của bài văn “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong bầu trời văn nghệ dân tộc”, Phạm Văn Đồng đã ví Nguyễn Đình Chiểu và thơ văn của ông với hình ảnh nào?
a. Ngôi sao chói sáng trong bầu trời văn nghệ dân tộc
b. Ngôi sao lẻ loi trong bầu trời văn nghệ dân tộc
c. Ngôi sao sáng cuối cùng trong bầu trời văn nghệ dân tộc thế kỉ XIX
d. Ngôi sao có ánh sáng khác thường, càng nhìn càng thấy sáng

Câu hỏi 2: Trong đoạn mở đầu bài văn, tác giả viết:” Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn của nước ta đáng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ của dân tộc, nhất là trong lúc này”.”Lúc này” được nói tới ở đây là thời điểm nào?
a. Năm 1945  
b. Năm 1954
c. Năm 1963
d. Năm 1975  

Câu hỏi 3: Theo tác giả, vì sao” ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu” chưa sáng tỏ hơn trong bầu trời văn nghệ dân tộc?
a. Phần lớn độc giả mới chỉ biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả của “Lục Vân Tiên”
b. Còn hiểu “Lục Vân Tiên” khá thiên lệch về nội dung và về văn
c. Còn ít biết tới thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu
d. Cả A,B và C  

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

 

ĐÁP ÁN

[1]='d'   [2]='c'  [3]='d'

 

 

 

 

 & 4.VẬN DỤNG

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

-   GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm:

Trong phần mở đầu bài “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc”, ông Phạm Văn Đồng có viết : “Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt thường của chúng ta phải nhìn chăm chú thì mới thấy và càng nhìn thì càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy.”

1. Xác định biện pháp tu từ và ý nghĩa biện pháp tu từ đó trong văn bản trên.

3. Các từ ngữ: ánh sáng khác thường, nhìn chăm chú, càng nhìn càng thấy sáng có hiệu quả nghệ thuật như thế nào?

 

 

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

- HS thực hiện nhiệm vụ:

1/ Tác giả dùng nghệ thuật ẩn dụ để khẳng định tài năng và tấm lòng yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu

2/ o Nguyễn Đình Chiểu là ngôi sao có ánh sáng khác thường: Nguyễn Đình Chiểu là một hiện tượng độc đáo, thơ văn Nguyễn Đình Chiểu có vẻ đẹp riêng không dễ nhận ra.

  o Phải chăm chú nhìn thì mới thấy: phải cố gắng tìm hiểu và tìm hiểu kĩ, phải kiên trì nghiên cứu thì mới cảm nhận được vẻ đẹp riêng của nó.

            o Càng nhìn càng thấy sáng: càng nghiên cứu, càng tìm hiểu kĩ ta sẽ càng thấy được cái hay của nó và càng khám phá ra được những vẻ đẹp mới

 

 

 

  1. TÌM TÒI, MỞ RỘNG.

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm: Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu tuy bị mù khi còn trẻ nhưng ông đã làm tròn ba thiên chức: nhà giáo, thầy thuốc và nhà thơ.  Em hãy bày tỏ suy nghĩ về bài học về ý chí, nghị lực rút ra qua vẻ đẹp từ cuôc đời Nguyễn Đình Chiểu bằng một đoạn văn ngắn.

 

- HS thực hiện nhiệm vụ:

- HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

 

Bài  văn cần trình bày các ý sau:

-Trong cuộc sống có nhiều người có số phận bất hạnh biết vươn lên để học tập và cống hiến cho xã hội.

- Những người có số phận bất hạnh là những người kém may mắn trong cuộc sống nhưng lại biết vươn lên để sống có ích, có ý nghĩa.

- Biểu hiện:

+ Những người sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn: mồ côi cha mẹ, gia đình nghèo khó hoặc bố mẹ bị bệnh tật, bản thân phải lăn lóc, mưu sinh kiếm sống ngay từ bé…nhưng họ đã biết khắc phục hoàn cảnh bằng cách tự lao động, mưu sinh, vừa học, vừa làm, tự mở cho mình con đường đến tương lai tốt đẹp.

+ Những người bị bệnh tật hiểm nghèo hoặc bị khiếm khuyết trên thân thể: cố gắng tự chăm sóc cho bản thân, cố gắng tập luyện, làm những việc có ích (thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí, các vận động viên Para Games).

-Ý nghĩa, tác dụng:  Thay đổi được hoàn cảnh số phận, cuộc sống có ích, có ý nghĩa. Là tấm gương về ý chí, nghị lực vượt lên số phận.

-Phê phán: Những người có điều kiện đầy đủ nhưng không chịu học tập, sống buông thả, không nghĩ đến tương lai. Những người khi gặp khó khăn là buông xuôi, nản chí, phó mặc cho số phận.

- Cần phải rèn luyện ý chí, nghị lực, luôn biết vươn lên, vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Biết chấp nhận những khó khăn, thử thách, xem khó khăn thử thách là môi trường để rèn luyện. Là học sinh, cần phải biết kiên trì nhẫn nại, vuợt qua khó khăn trong học tập.

 

4. Hướng dẫn về nhà  ( 1 phút)

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - DẶN DÒ ( 5 PHÚT)

- Tác giả đánh giá rất cao ý nghĩa của bài "VTNSCG" qua đoạn văn nào? Tác giả đã bác bỏ những ý kiến hiểu chưa đúng về "Truyện Lục Vân Tiên" như thế nào?

- Mô hình hóa bố cục và lập sơ đồ hệ thống luận cứ, luận điểm của bài viết.

- Chuẩn bị bài: Đọc thêm: Mấy ý nghĩ về thơ, Đô-xtôi-ép-xki.

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 12

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án chi tiết bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc, giáo án 5 bước bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc, giáo án 5 hoạt động bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc, giáo án văn 12 chi tiết, giáo án văn 12 đầy đủ

Tải giáo án: