Giáo án 5512 âm nhạc 6 bài: Ôn tập bài hát: Đi cấy. Ôn tập TĐN số 5. Âm nhạc thường thức Sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến
Dưới đây là mẫu giáo án bài 1: Ôn tập bài hát: Đi cấy. Ôn tập TĐN số 5. Âm nhạc thường thức Sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến được soạn theo công văn 5512. Bài học nằm trong chương trình âm nhạc lớp 6. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết
- Ôn tập bài hát : Đi cấy
- Ôn Tập TĐN : TĐN số 5
- Âm nhạc thường thức: Sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- HS biết:
- Tập biểu diễn bài Đi cấy.
- HS đọc đúng giai điệu và thuộc lời ca bài TĐN số 5.
- HS hiểu biết sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến.
- HS vận dụng hát kết hợp vận động 1 số động tác phụ họa.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề.
b. Năng lực chuyên biệt
- Thực hành âm nhạc
- Hiểu biết âm nhạc
3. Phẩm chất
- Yêu gia đình, quê hương, đất nước
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên.
- Soạn bài, SGK, Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT, KN.
- Nhạc cụ.
- Đàn và hát thuần thục bài hát, bài TĐN
- Tranh các loại nhạc cụ (nếu có).
- Âm thanh của một số nhạc cụ (băng nhạc).
- Máy chiếu.
2. Học sinh
- Thuộc thuần thục bài hát và đọc, ghép lời chính xác bài TĐN số 5.
- Sưu tầm tư liệu về các nhạc cụ dân tộc phổ biến..
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5p)
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới.
b. Nội dung: HS hát bài hát theo yêu cầu của GV
c. Sản phẩm: HS thực hiện nhiệm vụ
d. Tổ chức thực hiện:
GV: Cho hs hát 1 bài hát tập thể
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HĐ 1. Ôn tập bài hát Đi cấy (8p)
a.Mục tiêu: HS hát thuần thực bài hát Đi Cấy
b.Nội dung: GV hướng dẫn HS hát
c.Sản phẩm: HS lắng nghe và trả lời câu hỏi
d.Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS luyện thanh khởi động giọng - Mẫu âm
- GV đàn, làm mẫu trước, bắt nhịp HS thực hiện. - G chỉ huy cho HS hát hoàn chỉnh bài hát - Gv nghe và sửa sai cho HS - Gv đệm đàn ho Hs hát bài hát (lưu ý sắc thái của bài hát) + Gv cần nhấn mạnh về nhịp, phách trước khi cho HS hát. * GV hướng dẫn trò chơi “Nghe thấu hát tài” - Gv đàn bất kì câu hhạc nào, hoặc chỉ vài tiết nhạc, yêu cầu HS đoán đúng tiết nhạc, câu nhạc đó bằng cách hát đúng câu hát đó lên. - Gọi nhóm HS lên biểu diễn trên bảng kết hợp vận động theo nhịp C. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS luyện thanh - Thực hiện ôn tập theo Gv hướng dẫn Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS hát bài hát kết hợp vận động 1 số động tác. - HS nhận xét cách biểu diễn của hs Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét đánh giá cách trình bày của hs. - Gv đánh giá cho điểm - Chốt kiến thứC. |
1. Ôn tập bài hát: Đi cấy.
|
HĐ2. Ôn tập TĐN số 5 (8p)
a. Mục tiêu: HS biết đọc TĐN số 5
b. Nội dung: GV dạy HS hát
c. Sản phẩm: HS trình bày bài hát
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Gv đàn, HS đọc cao độ gam Đô trưởng. - Gọi 1,2 HS gõ lại tiết tấu bài TĐN. - GV đàn giai điệu bài TĐN số 5. - Gv đàn, HS đọc và ghép lời hoàn chỉnh bài TĐN số 5. - Gv nghe và sửa sai cho HS. - Gv kiểm tra HS đọc và ghép lời kết hợp gõ phách - gọi HS khác nhận xét, Gv đánh giá cho điểm. - Gv hát cho HS nghe bài hát Ca ngợi Tổ quốc để HS ghi nhớ về giai điệu bài TĐN. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện hát theo nhóm theo hướng dẫn của gv. Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận - HS đọc và ghép lời bài TĐN số 5. - HS nhận xét cách đọc của bạn. Bước 4. Kết luận, nhận định - GV nhận xét, góp ý, bổ sung kiến thức. |
2. Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 5
|
HĐ 3. Tìm hiểu về một số nhạc cụ dân tộc (14p)
a. Mục tiêu: HS biết được một số nhạc cụ dân tộc
b. Nội dung: GV hưỡng dẫn HS
c. Sản phẩm: HS biết một số nhạc cụ dân tộc
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Gv cho Hs quan sát tranh một số nhạc cụ dân tộc và hướng dẫn h/s tìm hiểu theo nhóm (3-5p) + N1: Trình bày những hiểu biết của em về sáo? + N2: Trình bày hiểu biết của em về câu tạo của cây đàn bầu ? + N3: Trình bày những hiểu biết của em về đàn tranh? + N4: Trình bày những hiểu biết của em về đàn nhị? + N5: Trình bày những hiểu biết của em về đàn nguyệt? + N6: Trình bày những hiểu biết của em về Trống? - GV cho h/s nghe giai điệu của các loại nhạc cụ và cảm nhận. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát tranh và tìm hiểu bài - Thảo luận nhóm thống nhất kiến thức. Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận - HS báo cáo kết quả, nêu cảm nhận về âm thanh của các loại nhạc cụ. - HS nhận xét kết quả báo cáo của bạn.Bước 4. Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả báo cáo của h/s, góp ý, bổ sung kiến thức. - GV chốt kiến thức. |
3. Âm nhạc thường thức: Sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến.
A.Sáo
b, Đàn bầu
c, Đàn tranh
d, Đàn nhị
e, Đàn nguyệt
f, Trống
|
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (3-5p)
a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành hát.
b. Nội dung: Tìm hiểu về các loại nhạc cụ dân tộc
c. Sản phẩm: HS biết đến nhạc cụ dân tộc
d. Tổ chức thực hiện:
H: Hôm nay chúng ta đã tìm hiểu về các loại nhạc cụ dân tộc nào? Hãy kể tên và đặc điểm của loại nhạc cụ đó?
GV đàn: HS đọc nhạc- hát lời kết hợp gõ phách bài TĐN số 5.
GV đàn: HS hát với tình cảm vui khỏe kết hợp gõ phách bài hát: Đi cấy.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (3-5p)
a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học.
b. Nội dung: Hs trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm: Trình bày của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Em hãy kể thêm một số loại nhạc cụ dân tộc khác mà em biết?
HSTL: khèn, kèn lá, đàn đá, đàn T’rưng, cồng, chiêng,...
* Hướng dẫn về nhà
Chúng ta phải có trách nhiệm như thế nào đối với các loại nhạc cụ dân tộc?
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án âm nhạc 6
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức