Giải VBT Khoa học 5 Chân trời bài 26: Phòng tránh bị xâm hại

Giải chi tiết VBT Khoa học 5 chân trời sáng tạo bài 26: Phòng tránh bị xâm hại. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

CHỦ ĐỀ 5: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

BÀI 26: PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI

Bài tập 1 (trang 76): Quan sát các hình từ 1 đến 6 (SGK trang 89) và hoàn thành bảng sau.

Hình

Tình huống nào có cảm giác an toàn hoặc không an toàn? Vì sao?

Hình 1

 

Hình 2

 

Hình 3

 

Hình 4

 

Hình 5

 

Hình 6

 

Bài giải chi tiết: 

Hình

Tình huống nào có cảm giác an toàn hoặc không an toàn? Vì sao?

Hình 1

Có. Vì có bố ở bên cạnh an ủi, động viên.

Hình 2

Không. Vì người lạ tiếp cận và rủ đi cùng.

Hình 3

Có. Cả gia đình vui chơi hạnh phúc bên nhau.

Hình 4

Có. Vì dù bị đau phải ngồi xe lăn nhưng vẫn cảm thấy tự tin, vui vẻ được các bạn rủ đi chơi.

Hình 5

Không. Vì bị bạn bè xa lánh

Hình 6

Không. Vì phải ở nhà một mình, không có bố mẹ bên cạnh.

Bài tập 2 (trang 77): Viết một số cảm giác an toàn hoặc không an toàn mà em đã trải qua vào chỗ (…) trong các khung dưới đây.

Cảm giác an toàn:…………………

Cảm giác không an toàn:…………..

Bài giải chi tiết: 

Cảm giác an toàn: Được bố mẹ đưa đi chơi cuối tuần; được bố chở đi học hàng ngày; được bạn bè rủ vui chơi sau mỗi giờ ra chơi….

Cảm giác không an toàn: Người lạ ôm lấy người; ở nhà một mình cuối tuần…

Bài tập 3 (trang 77): Viết hoặc vẽ quyền được an toàn của trẻ em vào khung dưới đây. Hãy trang trí cho thật đẹp và giới thiệu với bạn.

Bài giải chi tiết: 

Học sinh tự vẽ tranh và trang trí cho thật đẹp.

Có thể tham khảo bức tranh sau (nguồn Internet).

Tech12h

Bài tập 4 (trang 78): Chọn và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

a) Việc cần làm khi có nguy cơ bị xâm hại là

A. tránh xa người muốn xâm hại để họ không đụng được vào cơ thể mình.

B. nhìn thẳng vào kẻ xâm hại và nói to: “Không được!” “Tôi không cho phép”, …và có thể kêu cứu.

C. gọi điện thoại tới Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em số 111 để được giúp đỡ.

D. tìm cách thoát khỏi kẻ định xâm hại và tìm người tin cậy để được giúp đỡ.

E. thực hiện những điều trên cho phù hợp.

b) Khi bị xâm hại chúng ta cần

A. chia sẻ ngay với người mà em tin cậy.

B. gọi điện thoại tới Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em số 111 để được giúp đỡ.

C. báo cáo với cơ quan, tổ chức có trách nhiệm.

D. đến các cơ sở y tế, tư vấn về sức khỏe để được tư vấn và khám chữa kịp thời.

E. thực hiện những điều trên cho phù hợp.

Bài giải chi tiết: 

a) Đáp án đúng là: E.

Việc cần làm khi có nguy cơ bị xâm hại là thực hiện các điều sau sao cho phù hợp:

- Tránh xa người muốn xâm hại để họ không đụng được vào cơ thể mình.

- Nhìn thẳng vào kẻ xâm hại và nói to: “Không được!” “Tôi không cho phép”, …và có thể kêu cứu.

- Gọi điện thoại tới Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em số 111 để được giúp đỡ.

- Tìm cách thoát khỏi kẻ định xâm hại và tìm người tin cậy để được giúp đỡ.

b) Đáp án đúng là: E.

Khi bị xâm hại chúng ta cần thực hiện những điều sau sao cho phù hợp:

- Chia sẻ ngay với người mà em tin cậy.

- Gọi điện thoại tới Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em số 111 để được giúp đỡ.

- Báo cáo với cơ quan, tổ chức có trách nhiệm.

- Đến các cơ sở y tế, tư vấn về sức khỏe để được tư vấn và khám chữa kịp thời.

Bài tập 5 (trang 79): Lập danh sách những người đáng tin cậy nhất của em để được giúp đỡ khi có nguy cơ bị xâm hại vào bảng dưới đây (một ví dụ đã làm giúp em).

STT

Tên người đáng tin cậy

Vì sao em tin cậy

Em cần giúp đỡ điều gì?

1

Nguyễn Văn A

Bố của em

Chú hàng xóm có cử chỉ làm em bối rối.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài giải chi tiết: 

Học sinh tự hoàn thành bảng.

Tham khảo:

STT

Tên người đáng tin cậy

Vì sao em tin cậy

Em cần giúp đỡ điều gì?

1

Nguyễn Văn A

Bố của em

Chú hàng xóm có cử chỉ làm em bối rối.

2

Nguyễn Thị B

Mẹ của em

Khi có người lạ đi theo em.

3

Nguyễn Thị C

Chị gái của em

Khi có bạn ở lớp bắt nạt.

 

 

 

 

 

 

 

Bài tập 6 (trang 79) :Tìm hiểu thông tin về vấn nạn xâm hại hoặc xâm hại tình dục ở trẻ em qua sách, báo, Internet hoặc câu chuyện thực tế đã xảy ra ở địa phương em và viết thành một đoạn báo cáo vào khung dưới đây.

Bài giải chi tiết: 

Học sinh tự tìm hiểu và viết báo cáo vào khung.

Có thể tham khảo nội dung sau (nguồn Internet):

Theo kết quả nghiên cứu về tác động của môi trường mạng với trẻ em của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, có 36,4% trẻ bị bắt nạt qua mạng, 15,7% trẻ bị dụ dỗ, gạ gẫm tình dục qua mạng, 13,2% trẻ tiếp xúc không mong muốn với tài liệu khiêu dâm qua mạng. Và xâm hại trẻ em dù trên không gian mạng hay ngoài thực tế thì trẻ em vẫn là người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Trên thực tế, đã nhiều trẻ cảm thấy sợ hãi, thiếu tự tin, có các dấu hiệu trầm cảm, rối loạn hành vi và thậm chí có ý định tự tử khi không may trở thành nạn nhân của các vụ xâm hại. 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải VBT Khoa học 5 chân trời sáng tạo , Giải VBT Khoa học 5 CTST, Giải VBT Khoa học 5 bài 26: Phòng tránh bị xâm hại

Bình luận

Giải bài tập những môn khác