Giải SBT Vật lí 11 Kết nối bài 17 Khái niệm điện trường

Giải chi tiết sách bài tập Vật lí 11 Kết nối tri thức và cuộc sống bài 17: Khái niệm điện trường. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Bài tập 17.1. Điện trường được tạo ra bởi điện tích, là dạng vật chất tồn tại quanh điện tích và

A. tác dụng lực lên mọi vật đặt trong nó.

B. tác dụng lực điện lên mọi vật đặt trong nó.

C. truyền lực cho các điện tích.

D. truyền tương tác giữa các điện tích.

Bài tập 17.2. Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho điện trường tại điểm đó và

A. phương của vectơ cường độ điện trường.

B. chiều của vectơ cường độ điện trường .

C. phương diện tác dụng lực.

D. độ lớn của lực điện.

Bài tập 17.3. Đơn vị của cường độ điện trường là

A. N.

B. N/m.

C. V/m.

D. V.

Bài tập 17.4. Đại lượng nào dưới đây không liên quan tới cường độ điện trường của một điện tích điểm Q đặt tại một điểm trong chân không?

A. Khoảng cách r từ Q đến điểm quan sát.

B. Hằng số điện của chân không.

C. Độ lớn của điện tích Q.

D. Độ lớn của điện tích Q đặt tại điểm quan sát.

Bài tập 17.5. Một điện tích điểm Q < 0 đặt trong chân không. Cường độ điện trường do điện tích Q gây ra tại một điểm M cách Q một khoảng r có phương là đường thẳng nối Q với M và

A. chiều hướng từ M tới Q với độ lớn bằng $\frac{Q}{4\pi\varepsilon_{o}r^{2}}$.

B. chiều hướng từ M ra xa khỏi Q với độ lớn bằng $\frac{Q}{4\pi\varepsilon_{o}r^{2}}$.

C. chiều hướng từ M tới Q với độ lớn bằng $\frac{-Q}{4\pi\varepsilon_{o}r^{2}}$.

D. chiều hướng từ M ra xa khỏi Q với độ lớn bằng $\frac{-Q}{4\pi\varepsilon_{o}r^{2}}$.

Bài tập 17.6. Trong chân không đặt cố định một điện tích điểm Q = 2.10$^{-13}$ C. Cường độ điện trường tại một điểm M cách Q một khoảng 2 cm có giá trị bằng

A. 2,25 V/m.

B. 4,5 V/m.

C. 2,25.10$^{-4}$ V/m.

D. 4,5.10$^{-4}$ V/m.

Bài tập 17.7. Trong chân không đặt cố định một điện tích điểm Q. Một điểm M cách Q một khoảng $r$. Tập hợp những điểm có độ lớn cường độ điện trường bằng độ lớn cường độ điện trường tại M là

A. mặt cầu tâm Q và đi qua M.

B. một đường tròn đi qua M.

C. một mặt phẳng đi qua M.

D. các mặt cầu đi qua M.

Bài tập 17.8. Khi làm thực nghiệm xác định điện trường tại một điểm M gần mặt đất, người ta dùng điện tích thử q = 4.10$^{-16}$ C xác định được lực điện tác dụng lên điện tích q có giá trị bằng 5.10$^{-14}$ N, có phương thẳng đứng hướng từ trên xuống dưới. Hãy tính độ lớn cường độ điện trường tại điểm M.

Bài tập 17.9. Khi phát hiện một đám mây dông có kích thước nhỏ, một trạm quan sát thời tiết đã đo được khoảng cách từ đám mây đó đến trạm cỡ bằng 6 350 m, người ta cũng xác định được cường độ điện trường do nó gây ra tại trạm cỡ bằng 450 V/m. Hãy ước lượng độ lớn điện tích của đám mây dông đó. Coi đám mây như một điện tích điểm.

Bài tập 17.10. Cường độ điện trường của Trái Đất tại điểm M có giá trị bằng 120 V/m. Một electron có điện tích bằng 1,6.10$^{-19}$ C và khối lượng bằng 9,1.10$^{-31}$ kg. Chứng minh rằng, trọng lực có thể được bỏ qua so với lực điện mà Trái Đất tác dụng lên electron. Lấy g = 9,8 m/s$^{2}$.

Bài tập 17.11. Cường độ điện trường tại một điểm M trong điện trường bất kì là đại lượng

A. vectơ, có phương, chiều và độ lớn phụ thuộc vào vị trí của điểm M.

B. vectơ, chỉ có độ lớn phụ thuộc vào vị trí của điểm M.

C. vô hướng, có giá trị luôn dương.

D. vô hướng, có thể có giá trị âm hoặc dương.

Bài tập 17.12. Những đường sức điện của điện trường xung quanh một điện tích điểm Q < 0 có dạng là

A. những đường cong và đường thẳng có chiều đi vào điện tích Q.

B. những đường thẳng có chiều đi vào điện tích Q.

C. những đường cong và đường thẳng có chiều đi ra khỏi điện tích Q.

D. những đường thẳng có chiều đi ra khỏi điện tích Q.

Bài tập 17.13. Đường sức điện cho chúng ta biết về

A. độ lớn của cường độ điện trường của các điểm trên đường sức điện.

B. phương và chiều của cường độ điện trường tại mỗi điểm trên đường sức điện.

C. độ lớn của lực điện tác dụng lên điện tích thử q.

D. độ mạnh yếu của điện trường.

Bài tập 17.14. Hãy vẽ hệ đường sức điện của điện trường xung quanh một điện tích âm đặt trong chân không và nhận xét vị trí có điện trường mạnh.

Bài tập 17.15. Hãy vẽ hệ đường sức điện của điện trường xung quanh hệ hai điện tích âm bằng nhau và xác định những vị trí có điện trường yếu.

Bài tập 17.16. Vào một ngày đẹp trời đo đạc thực nghiệm cho thấy gần bề mặt Trái Đất ở một khu vực tại Hà Nội tồn tại điện trường theo phương thẳng đứng, hướng từ trên xuống dưới, có độ lớn cường độ điện trường không đổi trong khu vực khảo sát và bằng 114 V/m.

a) Hãy vẽ hệ đường sức điện của điện trường trái đất ở khu vực đó.

b) Một hạt bụi mịn có điện tích 6,4.10$^{-19}$ C sẽ chịu tác dụng của lực điện có phương, chiều và độ lớn như thế nào?

Bài tập 17.17. Đặt điện tích $Q_{1} = 6.10^ {- 8}$ C tại điểm A và điện tích $Q_{2} = - 2.10^{- 8}$ C tại điểm B cách A một khoảng bằng 3 cm. Hãy xác định những điểm mà cường độ điện trường tại đó bằng 0.

Bài tập 17.18. Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 3 cm và AC = 4 cm. Tại B ta đặt điện tích $Q_{1} = 4,5.10^{- 8}$ C , tại C, ta đặt điện tích $Q_{2} = 2.10^{- 8}$ C. Hãy tính độ lớn của cường độ điện trường do hai điện tích này gây ra tại A.

Bài tập 17.19. Hai điểm A và B cách nhau 6 cm. Tại A, đặt điện tích $Q_{1} = +8.10^{- 10}$ C Tại B, đặt điện tích $Q_{2} = + 2.10^{- 10}$ C. Hãy xác định những điểm mà cường độ điện trường tại đó bằng 0.

Bài tập 17.20. Trong thí nghiệm về điện trường (Hình 17.1), người ta tạo ra một điện trường giống nhau tại mọi điểm giữa hai bản kim loại hình tròn với $E = 10^{5}$ V / m có phương nằm ngang và hướng từ tấm bên phải (+) sang tấm bên trái (−). Một viên bi nhỏ khối lượng 0,1 g, tích điện âm $q = - 10^{- 8}$ C được móc bằng hai dây chỉ và treo vào giá như hình. Hãy tính góc lệch của mặt phẳng tạo bởi hai dây treo và mặt phẳng thẳng đứng. Lấy g = 10 m/s$^{2}$.

Trong thí nghiệm về điện trường (Hình 17.1), người ta tạo ra một điện trường giống nhau tại mọi điểm giữa hai bản kim loại hình tròn với

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Giải sách bài tập vật lí 11 kết nối, Giải SBT vật lí 11 KNTT, Giải sách bài tập Vật lí 11 Kết nối bài 17 Khái niệm điện trường

Bình luận

Giải bài tập những môn khác