Giải SBT Vật lí 11 Kết nối Bài tập cuối chương IV

Giải chi tiết sách bài tập Vật lí 11 Kết nối tri thức và cuộc sống bài Bài tập cuối chương IV. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Bài tập IV.1. Số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây trong thời gian 2s là $6,25.10^{18}$. Khi đó dòng điện qua dây dẫn có cường độ là

A. 1 A.

B. 2 A.

C. 1,25 A.

D. 0,5 A.

Bài tập IV.2. Số electron đi qua tiết diện thẳng của một dây dẫn kim loại trong 1 s là $1,25.10^{19}$. Biết rằng dòng điện không đổi, điện lượng đi qua tiết diện đó trong 15 giây là

A. 10 C.

B. 20 C.

C. 30 C.

D. 40 C.

Bài tập IV.3. Cường độ dòng điện chạy qua tiết diện thẳng của dây dẫn là 1,5 A. Trong khoảng thời gian 3 s thì điện lượng chuyển qua tiết diện dây là

A. 0,5 C.

B. 2,0 C.

C. 4,5 C.

D. 5,4 C.

Bài tập IV.4. Cho một dòng điện không đổi chạy qua một dây dẫn, trong 10 s, điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn là 2 C. Sau 60 s điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng đó là

A. 6 C.

B. 12 C.

C. 60 C.

D. 20 C.

Bài tập IV.5. Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R = 5 Ω là 0,5 A. Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở là

A. 2,5 V.

B. 25 V.

C. 0,5 V.

D. 10 V.

Bài tập IV.6. Đặt một hiệu điện thế U = 12 V vào hai đầu một điện trở, cường độ dòng điện chạy qua điện trở là 2 A. Nếu tăng hiệu điện thế lên hai lần thì cường độ dòng điện có giá trị

A. 4 A.

B. 2 A.

C. 1,2 A.

D. 0,24 A

Bài tập IV.7. Đặt vào hai đầu một điện trở R một hiệu điện thế U = 12 V, cường độ dòng điện chạy qua điện trở là 1,5 A. Nếu giữ nguyên hiệu điện thế nhưng muốn cường độ dòng điện chạy qua điện trở là giảm đi 0,5 A thì ta phải tăng giá trị điện trở thêm một lượng là

A. 5,0 Ω.

B. 4,5 Ω.

C. 4,0 Ω.

D. 5,5 Ω.

Bài tập IV.8. Khi đặt hiệu điện thế U = 8 V vào hai đầu một dây dẫn thì dòng điện chạy qua dây có cường độ I = 0,2 A. Nếu tăng hiệu điện thế thêm 4 V thì dòng điện chạy qua dây dẫn khi đó có cường độ là

A. 0,2 A.

B. 0,3 A.

C. 0,4 A.

D. 0,8 A.

Bài tập IV.9. Công của lực lạ làm di chuyển điện tích 4 C từ cực âm đến cực dương bên trong nguồn điện là 24 J. Suất điện động của nguồn là

A. 0,16 V.

B. 6 V.

C. 96 V.

D. 0,6 V.

Bài tập IV.10. Suất điện động của một nguồn điện là 1,5 V, lực lạ làm di chuyển điện tích thực hiện một công 6 mJ. Lượng điện tích dịch chuyển khi đó là

A. 15.10$^{-3}$ C.

B. 4.10$^{-3}$ C.

C. 0,5.10$^{-3}$ C.

D. 1,5.10$^{-3}$ C.

Bài tập IV.11. Một nguồn điện có suất điện động 24 V. Để chuyển một điện lượng 10 C qua nguồn thì lực lạ phải sinh một công là

A. 100 J.

B. 2,4 J.

B. 24 J.

D. 240 J.

Bài tập IV.12. Một nguồn điện có suất điện động không đổi, để chuyển một điện lượng 5 C thì lực lạ phải sinh một công là 20 mJ. Để chuyển một điện lượng 10 C qua nguồn thì lực lạ phải sinh một công là

A. 10 mJ.

B. 15 mJ.

C. 20 mJ.

D. 40 mJ.

Bài tập IV.13. Một acquy có ghi thông số 12 V – 20 Ah. Thông số này cho biết

A. điện lượng cực đại của acquy là 7 200 C.

B. điện trở trong của acquy là 0,16 Ω.

C. dòng điện lớn nhất mà acquy có thể cung cấp là 20 A.

D. năng lượng dự trữ của acquy là 12.10$^{6}$ J.

Bài tập IV.14. Công suất điện cho biết

A. khả năng thực hiện công của dòng điện.

B. năng lượng của dòng điện.

C. lượng điện năng sử dụng trong một đơn vị thời gian.

D. mức độ mạnh – yếu của dòng điện.

Bài tập IV.15. Trên các thiết bị điện gia dụng thường có ghi 220 V và số oát (W). Số oát này có ý nghĩa gì?

A. Công suất tiêu thụ điện của dụng cụ khi nó được sử dụng với những hiệu điện thế nhỏ hơn 220 V.

B. Công suất tiêu thụ điện của dụng cụ khi nó được sử dụng với đúng hiệu điện thế 220 V.

C. Công mà dòng điện thực hiện trong một phút khi dụng cụ này được sử dụng với đúng hiệu điện thế 220 V.

D. Điện năng mà dụng cụ tiêu thụ trong một giờ khi nó được sử dụng với đúng hiệu điện thế 220 V.

Bài tập IV.16. Công suất định mức của các dụng cụ điện là

A. công suất lớn nhất mà dụng cụ đó có thể đạt được.

B. công suất tối thiểu mà dụng cụ đó có thể đạt được.

C. công suất đạt được khi nó hoạt động bình thường.

D. công suất trung bình của dụng cụ đó.

Bài tập IV.17. Tính tốc độ dịch chuyển có hướng của electron trong một dây đồng tiết diện thẳng 1 mm$^{2}$ có dòng điện 1 A chạy qua. Cho biết khối lượng riêng của đồng ρ = 9.10$^{3}$ kg/m$^{3}$ và mỗi nguyên tử đồng cho một electron tự do.

Bài tập IV.18. Bạc có khối lượng riêng 10,5 g/cm$^{3}$ và mỗi nguyên tử cho một electron tự do. Dây bạc hình trụ có đường kính bằng bao nhiêu nếu dòng điện chạy trong dây bạc có cường độ I = 1 A, tốc độ dịch chuyển có hướng của các electron tự do là 3,4.10$^{-5}$ m/s.

Bài tập IV.19. Cho mạch điện như Hình IV.1. Biết giá trị các điện trở: $R_{1} = 4\Omega, R_{2} = 6\Omega, R_{3} = 12\Omega$. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch $U_{AD} = 6 V$. Giả sử điện trở của dây nối và của ampe kế không đáng kể. Tính số chỉ của ampe kế khi:

a) K1 ngắt, K2 đóng.

b) K1 đóng, K2 ngắt.

c) K1, K2 đều ngắt.

d) K1, K2 đều đóng.

 $R_{1} = 4\Omega, R_{2} = 6\Omega, R_{3} = 12\Omega$. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch

Bài tập IV.20. Một dây điện trở có thể làm 500 mL nước tăng nhiệt độ thêm 60° trong 5 phút khi hoạt động ở hiệu điện thế 220 V. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4 180 J/kg.K

a) Tính công suất toả nhiệt của điện trở.

b) Cường độ dòng điện qua điện trở là bao nhiêu?

Bài tập IV.21. Hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp thì điện trở tương đương lớn gấp 6,25 lần điện trở tương đương khi mắc song song. Tính tỉ số hai điện trở $\frac{R_{1}}{R_{2}}$

Bài tập IV.22. Cho một nguồn điện có suất điện động $\xi$ và điện trở trong r. Nguồn điện được mắc với một điện trở R tạo thành mạch kín. Vẽ đồ thị phụ thuộc của hiệu suất nguồn điện vào cường độ dòng điện.

Bài tập IV.23. Một nguồn điện có điện trở trong 0,1 Ω được mắc nối tiếp với điện trở R = 4,8 Ω tạo thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12 V. Tính suất điện động của nguồn và cường độ dòng điện chạy trong mạch.

Bài tập IV.24. Mạch kín gồm nguồn điện có suất điện động $\xi$ = 24V điện trở trong r = 0,5Ω và hai điện trở $R_{1} = 10\Omega, R_{2} = 50 Ω$ mắc nối tiếp. Một vôn kế mắc song song với điện trở R2, chỉ giá trị 16 V. Tìm điện trở của vôn kế.

Bài tập IV.25. Hai điện trở $R_{1} = 2\Omega, R_{2} = 6 Ω$ mắc vào nguồn điện có suất điện động $\xi$ và điện trở trong r. Khi $R_{1}, R_{2}$ mắc nối tiếp, cường độ dòng điện trong mạch chính I = 0,5A .Khi $R_{1}, R_{2}$ mắc song song, cường độ dòng điện trong mạch chính I' = 1,8A. Tìm giá trị của suất điện động $\xi$ và điện trở trong r.

Bài tập IV.26. Hai điện trở $R_{1} = 20\Omega$ và điện trở $R_{2}$ chưa biết giá trị được mắc nối tiếp với nhau và mắc vào hiệu điện điện thế U = 220V thì điện trở $R_{2}$ tiêu thụ một công suất là $P_{2} = 600W$. Tính giá trị điện trở $R_{2}$ biết rằng dòng điện chạy qua điện trở $R_{2}$ có giá trị không lớn hơn 5 A.

Bài tập IV.27. Từ một nguồn điện có hiệu điện thế U, điện năng được truyền qua dây dẫn tới nơi tiêu thụ. Biết điện trở dây dẫn là $R = 5\Omega$ công suất của nguồn điện là P = 62 kW. Tìm độ giảm thế trên dây, công suất hao phí và hiệu suất tải điện nếu:

a) U = 6200V.

b) U = 620V.

Bài tập IV.28. Người ta dùng một ấm nhôm có khối lượng $m_{1} = 0,4 kg$ để đun một lượng nước $m_{2} = 2 kg$ thì sau 20 phút nước sẽ sôi. Bếp điện có hiệu suất H = 60% và được dùng ở mạng điện có hiệu điện thế U = 220 V. Nhiệt độ ban đầu của nước là $t_{1}$ = 20° C, nhiệt dung riêng của nhôm là $c_{1}$ = 920 J/kg.K, của nước là $c_{2}$ = 4 200 J/kg.K. Tìm nhiệt lượng cần cung cấp cho ấm nước và cường độ dòng điện chạy qua bếp điện.

Từ khóa tìm kiếm: Giải sách bài tập vật lí 11 kết nối, Giải SBT vật lí 11 KNTT, Giải sách bài tập Vật lí 11 Kết nối Bài tập cuối chương IV

Bình luận

Giải bài tập những môn khác