Giải SBT Vật lí 11 Cánh diều chủ đề 3 bài 1: Lực tương tác giữa các điện tích

Giải chi tiết sách bài tập Vật lí 11 Cánh diều chủ đề 3 bài 1: Lực tương tác giữa các điện tích. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

3.1. Vật A được treo lơ lửng gần một bức tường trung hoà thì bị hút vào tường. Nếu đưa vật A lại gần vật B mang điện dương thì vật A bị vật B hút. Phát biểu nào sau đây là đúng về vật A?

A. Vật A không mang điện.

B. Vật A mang điện âm.

C. Vật A mang điện dương.

D. Vật A có thể mang điện hoặc trung hoà.

3.2. Một nhóm học sinh làm thí nghiệm về sự nhiễm điện của ba vật A, B, C. Khi các vật A và B được đưa lại gần nhau, chúng hút nhau. Khi các vật B và C được đưa lại gần nhau, chúng đẩy nhau. Phát biểu của học sinh nào sau đây là đúng?

A. Học sinh 1: Vật A và C mang điện cùng dấu.

B. Học sinh 2: Vật A và C mang điện trái dấu. 

C. Học sinh 3: Cả ba vật đều mang điện cùng dấu.

D. Học sinh 4: Vật A có thể mang điện hoặc trung hoà.

3.3. Vật A mang điện với điện tích 2 $\mu$C, vật B mang điện với điện tích 6 $\mu$C. Lực điện do vật A tác dụng lên vật B là $\overrightarrow{F_{AB}}$. Lực điện do vật B tác dụng lên vật A là $\overrightarrow{F_{AB}}$. Biểu thức nào sau đây đúng?

A. $\overrightarrow{F_{AB}}=-3\overrightarrow{F_{BA}}$

B. $\overrightarrow{F_{AB}}=-\overrightarrow{F_{BA}}$

C. $3\overrightarrow{F_{AB}}=-\overrightarrow{F_{BA}}$

D. $\overrightarrow{F_{AB}}=3\overrightarrow{F_{BA}}$

3.4. Một điện tích q đặt tại điểm chính giữa đoạn thẳng nối hai điện tích Q bằng nhau. Hệ ba điện tích sẽ cân bằng nếu q có giá trị là

A.-Q/2

B.-Q/4.

C. Q/2.

D. Q/4.

3.5. Hai quả cầu kim loại nhỏ, giống hệt nhau, mang điện tích 2Q và –Q được đặt cách nhau một khoảng r, lực điện tác dụng lên nhau có độ lớn là F. Nối chúng lại với nhau bằng một dây dẫn điện, sau đó bỏ dây dẫn đi. Sau khi bỏ dây nối, hai quả cầu tác dụng lên nhau một lực điện có độ lớn là

A. F

B. F/2.

C. F/4.

D. F/8.

3.6. Tính độ lớn lực tương tác điện giữa điện tích –2,4 $\mu$C và điện tích 5,3 $\mu$C đặt cách nhau 58 cm trong chân không.

3.7. Lực tương tác điện giữa điện tích 4,0 $\mu$C và điện tích –3,0 $mu$C là 1,7.10$^{-1}$ N. Tính khoảng cách giữa hai điện tích.

3.8. Hai vật tích điện giống hệt nhau tác dụng lên nhau một lực 2,0.10$^{-2}$ N khi được đặt cách nhau 34 cm. Tính độ lớn điện tích của mỗi vật.

3.9. Hai điện tích trái dấu tác dụng lên nhau một lực hút có độ lớn 8,0 N. Độ lớn lực sẽ là bao nhiêu nếu dịch chuyển để khoảng cách giữa chúng bằng 4 lần khoảng cách ban đầu?

3.10. Hai vật giống nhau có điện tích lần lượt là 6,0 $\mu$C và –2,0 $\mu$C. Khi đặt cách nhau một khoảng r thì chúng hút nhau với lực có độ lớn 2 N. Nếu cho hai vật chạm vào nhau rồi dịch chuyển ra xa nhau 2r thì chúng hút hay đẩy nhau và với lực có độ lớn bằng bao nhiêu?

3.11. Một proton cô lập được đặt cố định trên một bề mặt nằm ngang. Một proton khác phải được đặt ở đâu so với proton đầu tiên để lực điện cân bằng trọng lượng của nó?

3.12. Ba điện tích được đặt tại ba điểm cố định trong mặt phẳng tạo thành một tam giác vuông ABC (Hình 3.3). Chiều dài hai cạnh góc vuông là AB = 4 m và BC = 5 m. Điện tích tại A là qA = 5,0 $\mu$C, tại B là qB = - 5,0 $\mu$C, tại C là qC = 4,0 $\mu$C . Tìm lực điện tổng hợp tác dụng lên mỗi điện tích.

Ba điện tích được đặt tại ba điểm cố định trong mặt phẳng tạo thành một tam giác vuông ABC (Hình 3.3). Chiều dài hai cạnh góc vuông là AB = 4 m và BC = 5 m. Điện tích tại A là

3.13. Ba điện tích nằm trong một mặt phẳng, $q_{1} = 3,0\mu C , q_{2} = - 5,0\mu C , q_{3} = 6,0\mu C$ (Hình 3.4). Khoảng cách giữa q1 và q2 là 0,20 m, giữa q1 và q3 là 0,16 m. Tìm lực điện tổng hợp do q2 và q3 tác dụng lên q1

Ba điện tích nằm trong một mặt phẳng, q1 , q2 , q3 (Hình 3.4). Khoảng cách giữa q1 và q2 là 0,20 m, giữa q1 và q3 là 0,16 m. Tìm lực điện tổng hợp do q2 và q3 tác dụng lên q1

3.14. Hai quả cầu nhỏ được tích điện như nhau, mỗi quả có khối lượng 1,5 g. Một quả được treo bằng một sợi chỉ, quả kia được đưa lại gần. Ở trạng thái cân bằng, hai quả cầu cách nhau 2,6 cm và sợi chỉ tạo với phương thẳng đứng góc 20° (Hình 3.5). Tính điện tích của mỗi quả cầu.

Hai quả cầu nhỏ được tích điện như nhau, mỗi quả có khối lượng 1,5 g. Một quả được treo bằng một sợi chỉ, quả kia được đưa lại gần. Ở trạng thái cân bằng, hai quả cầu cách nhau 2,6 cm và sợi chỉ tạo với phương thẳng đứng góc

3.15. Hai quả cầu, mỗi quả có khối lượng 2,0 g được gắn vào mỗi đầu một sợi dây mềm, cách điện, dài 1,2 m. Các quả cầu được tích điện tích giống hệt nhau và sau đó, điểm giữa của sợi dây được treo vào một điểm trên giá. Các quả cầu nằm yên ở trạng thái cân bằng, tâm của chúng cách nhau 15 cm. Tìm độ lớn điện tích ở mỗi quả cầu.

3.16. Khoảng cách trung bình giữa electron và proton trong nguyên tử hydro là 5,3.10$^{-11}$ m.

a) Tìm độ lớn của lực điện Fe giữa electron và proton. 

b) Lực hấp dẫn giữa electron và proton được xác định bằng biểu thức 

$F_{g} = G\frac{m_{e}m_{p}}{r ^ 2}$

Trong đó $G=6,67.10^ {-11}\frac{N.m^{2}}{kg^{2}} ; m_{e} = 9,11.10^ {- 31} kg; m_{p}=1,67.10^{ - 27} kg$

Tìm độ lớn của lực hấp dẫn Fg giữa electron và proton.

c) Tìm tỉ số của lực điện Fe và lực hấp dẫn Fg

d) Tính gia tốc gây ra bởi lực điện của proton lên electron và gia tốc gây bởi lực hấp dẫn của proton lên electron.

4.6. Cường độ dòng điện 0,60 A chạy qua sợi đốt của một bóng đèn. Nếu để bóng đèn sáng trong 8,0 phút thì có bao nhiêu electron di chuyển qua bóng đèn? Biết điện tích của electron là $e =−1,6.10^{-19} C$.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải sách bài tập vật lí 11 cánh diều, Giải SBT vật lí 11 CD, Giải sách bài tập Vật lí 11 Cánh diều chủ đề 3 bài: 1 Lực tương tác giữa các điện tích

Bình luận

Giải bài tập những môn khác