Lý thuyết trọng tâm vật lí 11 cánh diều bài 1: Lực tương tác giữa các điện tích

Tổng hợp kiến thức trọng tâm vật lí 11 cánh diều bài 1: Lực tương tác giữa các điện tích. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. LỰC HÚT VÀ LỰC ĐẨY GIỮA CÁC ĐIỆN TÍCH

1. Điện tích

Trả lời Câu hỏi 1 (SGK – tr62)

Vật nhiễm điện là vật có khả năng hút hay đẩy các vật khác hoặc phóng tia lửa điện sang các vật khác. Một vật có thể nhiễm điện do cọ xát, tiếp xúc với vật nhiễm điện khác hoặc do hưởng ứng.

Kết luận

  • Vật bị nhiễm điện còn được gọi là vật mang điện hoặc vật tích điện.
  • Có hai loại điện tích, một loại được gọi là điện tích dương, loại kia được gọi là điện tích âm.
  • Các vật tích điện có thể có kích thước khác nhau. Ta gọi một vật tích điện và có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách đến điểm đang xét là một điện tích điểm.

2. Tương tác giữa các điện tích

Sự hút hoặc đẩy giữa các điện tích được gọi là sự tương tác điện.

Thực nghiệm cho biết các điện tích trái dấu thì hút nhau, các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau.

Các vật đã tích điện cũng có thể hút các vật chưa được tĩnh điện.

Trả lời Câu hỏi 2 (SGK – tr63)

Các ví dụ có thể xuất hiện trong thực tiễn như khi lau thì bụi bám vào màn hình ti vi, máy tính,…

Thực hành, khám phá (SGK – tr63)

  • Dự đoán quả cầu tích điện dương.
  • Giải thích: Khi đưa thanh nhựa nhiễm điện âm lại gần quả cầu thì các điện tích dương ở trong quả cầu di chuyển về phía gần với thanh nhựa (do các điện tích âm ở thanh nhựa hút các điện tích dương lại gần phía nó). Khi đưa tay chạm vào quả cầu thì các electron di chuyển từ quả cầu sang người, khi đó quả cầu thiếu electron dẫn đến nó sẽ tích điện dương.

II. ĐỊNH LUẬT COULOMB (CU – LÔNG)

Trả lời Câu hỏi 3 (SGK – tr64)

Lực mà hai điện tích tác dụng lên nhau tuân theo định luật Coulomb.

1. Lực tương tác giữa các điện tích điểm đặt trong chân không

Định luật Coulomb: Lực hút hoặc đẩy giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

$F=k\frac{q_{1}q_{2}}{r^{2}}$

Trong đó:

  • F được đo bằng đơn vị N;
  • r được đo bằng đơn vị m;
  • q$_{1}$ và q$_{2}$ được đo bằng đơn vị C (cu-lông);
  • $k=\frac{1}{4\pi \varepsilon _{o}}$.

2. Lực tương tác giữa các điện tích điểm đặt trong điện môi (chất cách điện)

Khi đặt các điện tích điểm trong một môi trường đồng tính thì lực tương tác điện giữa chúng giảm đi lần so với khi đặt chúng trong chân không.

Biểu thức của định luật Coulomb trong trường hợp này là:

$F=k\frac{q_{1}q_{2}}{\varepsilon _{o}r^{2}}$

III. VÍ DỤ ÁP DỤNG ĐỊNH LUẬT COULOMB

Trả lời Ví dụ (SGK – tr65)

Độ lớn của lực:

$F=k\frac{|q_{1}q_{2}|}{r^{2}}$

Thay số, với |q$_{1}$| = |q$_{2}$| = 1,0.10$^{-9}$ C; r = 4,0 cm ta được F = 5,6.10$^{-6}$ N

Phương và chiều của lực: Phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích, chiều như hình 1.6.

Phương và chiều của lực: Phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích, chiều như hình 1.6.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức vật lí 11 CD bài 1: Lực tương tác giữa các điện tích, kiến thức trọng tâm vật lí 11 cánh diều bài 1: Lực tương tác giữa các điện tích, Ôn tập vật lí 11 cánh diều bài 1: Lực tương tác giữa các điện tích

Bình luận

Giải bài tập những môn khác