Giải SBT Vật lí 11 Cánh diều chủ đề 3 bài 2: Điện trường

Giải chi tiết sách bài tập Vật lí 11 Cánh diều chủ đề 3 bài 2: Điện trường. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

3.17. Một điện tích thử 1 $\mu$C được đặt tại điểm P mà điện trường do các điện tích khác gây ra theo hướng nằm ngang từ trái sang phải và có độ lớn 4.10$^{6}$ N/C. Nếu thay điện tích thử bằng điện tích – 1 $\mu$C thì cường độ điện trường tại P

A. giữ nguyên độ lớn, nhưng thay đổi hướng. 

B. tăng độ lớn và thay đổi hướng.

C. giữ nguyên.

D. giảm độ lớn và đổi hướng.

3.18. Giả sử đặt mỗi electron và proton riêng biệt trong một điện trường và hai điện trường này giống hệt nhau. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Electron và proton chịu tác dụng của cùng một lực điện.

B. Lực điện tác dụng lên proton có độ lớn lớn hơn lực điện tác dụng lên electron nhưng ngược hướng.

C. Lực điện tác dụng lên proton có độ lớn bằng lực điện tác dụng lên electron nhưng ngược hướng.

D. Electron và proton có cùng gia tốc.

3.19. Sắp xếp độ lớn cường độ điện trường tại các điểm A, B và C trong Hình 3.6, theo thứ tự giảm dần từ lớn nhất đến nhỏ nhất.

A. A, B, C.

B. A, C, B.

C. C, A, B.

D. B, A, C.

Sắp xếp độ lớn cường độ điện trường tại các điểm A, B và C trong Hình 3.6, theo thứ tự giảm dần từ lớn nhất đến nhỏ nhất.

3.20. Đơn vị cường độ điện trường có thể được tính bằng N/C hoặc vôn trên mét, V/m. Hãy chứng tỏ rằng các đơn vị này là tương đương.

3.21. Một điện tích $q_{1} = 4 nC$ chịu một lực có độ lớn $3.10^{- 5}$ N và hướng về phía đông khi đặt tại một vị trí xác định trong một điện trường. Nếu thay điện tích này bằng điện tích $q_{2} = - 12 nC$ thì lực do điện trường tác dụng lên điện tích tại vị trí đó có độ lớn và hướng như thế nào?

3.22. Một điện tích dương $3,2.10^{- 5}$ C chịu một lực 4,8 N và hướng nằm ngang sang phải khi đặt trong một điện trường. Tìm cường độ điện trường tại vị trí đặt điện tích.

3.23. Tại vị trí A có một cường độ điện trường hướng đông với độ lớn $3,8.10^{3}$ N / C . Tìm lực điện do điện trường tác dụng lên điện tích –5,0 $\mu$C đặt A.

3.24. Một điện tích $-2,8.10^{- 6}$ C chịu một lực điện có độ lớn 0,070 N và hướng nằm ngang sang phải. Tìm cường độ điện trường tại vị trí đặt điện tích.

3.25. Một điện tích được đặt tại một điểm có cường độ điện trường hướng về phía tây với độ lớn $1,60.10^{4}$ N / C. Lực do điện trường tác dụng lên điện tích là 6,4 N và hướng về phía đông. Tìm độ lớn và dấu của điện tích.

3.26. Tìm cường độ điện trường tại điểm cách điện tích điểm - 2,8 $\mu$C một đoạn 18,0 cm.

3.27. Cường độ điện trường tại điểm cách một điện tích điểm 0,20 m có độ lớn $2,8.10^{6}$ N/C hướng về phía điện tích. Tìm độ lớn và dấu của điện tích.

3.28. Hai điện tích điểm -40,0 $\mu$C và 50,0 $\mu$C đặt cách nhau 12,0 cm. Tìm cường độ điện trường tại điểm ở chính giữa đoạn thẳng nối hai điện tích này.

3.29. Hai điểm A và B cách nhau 5,0 cm. Điện tích tại A là 46 $\mu$C, tại B là 82 $\mu$C. Tìm cường độ điện trường tại điểm C cách B một đoạn 4,0 cm biết AB vuông góc với BC. (Hình 3.7).

Hai điểm A và B cách nhau 5,0 cm. Điện tích tại A là 46 ..., tại B là 82 .... Tìm cường độ điện trường tại điểm C cách B một đoạn 4,0 cm biết AB vuông góc với BC. (Hình 3.7).

3.30. Hai điện tích được đặt tại hai điểm A và B (Hình 3.8). Điện tích tại A là 14 nC, tại B là 12 nC. AN = NB = 6,0cm; MN = 8,0 cm. MN vuông góc với AB. Tìm cường độ điện trường tại điểm M.

Hai điện tích được đặt tại hai điểm A và B (Hình 3.8). Điện tích tại A là 14 nC, tại B là 12 nC. AN = NB = 6,0cm; MN = 8,0 cm. MN vuông góc với AB. Tìm cường độ điện trường tại điểm M.

3.31. Người ta làm thí nghiệm, cho những giọt dầu nhỏ mang điện tích âm với độ lớn điện tích khác nhau rơi trong điện trường (đặt trong chân không). Biết cường độ điện trường có độ lớn $5,92.10^{4}$ N/C và có hướng thẳng đứng xuống dưới.

a) Xét một giọt dầu lơ lửng trong vùng có điện trường (lực điện tác dụng lên giọt dầu cân bằng với lực hấp dẫn của Trái Đất tác dụng lên nó). Biết khối lượng của giọt dầu là 2,93.10$^{-15}$ kg, tìm điện tích của giọt dầu.

b) Một giọt dầu khác có cùng khối lượng nhưng rơi với tốc độ ban đầu bằng không và trong 0,250 s rơi được 10,3 cm. Tìm điện tích của giọt dầu này. Lấy g = 9,80 m/s$^{2}$.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Giải sách bài tập vật lí 11 cánh diều, Giải SBT vật lí 11 CD, Giải sách bài tập Vật lí 11 Cánh diều chủ đề 3 bài 2 Điện trường

Bình luận

Giải bài tập những môn khác