Giải Công nghệ Chế biến thực phẩm 9 cánh diều bài 3: Lựa chọn thực phẩm

Giải chi tiết VBT Công nghệ Chế biến thực phẩm 9 cánh diều bài 3: Lựa chọn thực phẩm. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

PHẦN II: MÔ ĐUN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

CHỦ ĐỀ 1: CHẤT DINH DƯỠNG VÀ AN TOÀN TRONG CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

BÀI 3: LỰA CHỌN THỰC PHẨM

A. HỌC THEO SÁCH GIÁO KHOA

I. CÁC NHÓM THỰC PHẨM (trang 34)

Bài giải chi tiết: 

- Nhóm các loại hạt đậu đỗ và có dầu

- Nhóm lương thực

- Nhóm dầu ăn, mỡ

- Nhóm trứng và các sản phẩm từ trứng

- Nhóm sữa và các sản phẩm từ sữa

- Nhóm thịt, cá và hải sản

- Nhóm rau, củ, quả có màu vàng, da cam, đỏ, xanh thẫm

- Nhóm rau, củ, quả khác

II. CÁCH LỰA CHỌN THỰC PHẨM (trang 34)

Bài giải chi tiết: 

Lựa chọn thực phẩm theo những tiêu chí sau:

- Màu sắc: tự nhiên, đặc trưng cho từng loại sản phẩm, không có đốm màu khác lạ.

- Mùi: mùi thơm đặc trưng của sản phẩm đối với các loại hạt, không có mùi lạ.

- Trạng thái: rau, củ, quả không dập nát, không có các  biểu hiện thối hỏng: thịt, cá không chảy nước, mềm nhũn.

- Nguồn gốc xuất xứ: thông tin về sản phẩm rõ ràng đồ hộp có đầy đủ nhãn mác.

1. Các loại hạt (trang 34)

Bài giải chi tiết: 

- Hạt tươi: Chọn hạt đồng đều, màu sắc tươi sáng, không biến đổi màu, không dính đất và tạp chất, không mọc mầm.

- Hạt khô: Chọn hạt đều nhau, màu sắc tự nhiên, có mùi thơm đặc trưng, không mọc mầm, không bị mối mọt.

CH1 (trang 34). 

1) Khi gạo và các hạt ngũ cốc, đậu đỗ bị mốc hay mối mọt ……….. vo sạch rồi sử dụng. Vì ……………………………………………………………………….

2) Giữa lạc (đậu phộng) được đóng gói và có đầy đủ thông tin trên nhãn với lạc rời không đóng gói, em sẽ chọn ………………………….. Vì: …………….

Bài giải chi tiết: 

1) Khi gạo và các hạt ngũ cốc, đậu đỗ bị mốc hay mối mọt không nên vo sạch rồi sử dụng. Vì: Việc loại bỏ lớp bề mặt bị nhiễm mốc hay mối mọt không đảm bảo loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn và nấm gây hại. Ngoài ra, việc tiêu thụ các thực phẩm bị nhiễm mốc có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như dị ứng và đau bụng.

2) Giữa lạc (đậu phộng) được đóng gói và có đầy đủ thông tin trên nhãn với lạc rời không đóng gói, em sẽ chọn lạc được đóng gói và có đầy đủ thông tin trên nhãn. Vì: loại này thường được sản xuất và đóng gói theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo chất lượng và nguồn gốc.

2. Khoai củ (trang 35). 

Bài giải chi tiết:

Chọn khoai củ còn nguyên củ, không dập nát, gãy vụn, chảy nhựa. Không chọn củ bị hà, có sâu, mùi hôi chua, mốc hoặc mùi lạ. Đối với khoai tây, chọn củ vàng đều, không mọc mầm. Đối với củ sắn, không chọn củ có những vệt màu xanh dọc theo củ.

CH2 (trang 35).

Không nên ăn những củ khoai tây đã mọc mầm vì: ……………………………

Bài giải chi tiết: 

Không nên ăn những củ khoai tây đã mọc mầm vì: nó chứa một chất độc hại có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như đau bụng, tiêu chảy và buồn nôn.

3. Sữa (trang 35)

Bài giải chi tiết: 

Chọn các sản phẩm sữa có đầy đủ nhãn mác; hạn sử dụng; thông tin dinh dưỡng đặc biệt là hàm lượng chất béo, chất đạm, calcium, lượng đường bổ sung. Lựa chọn sản phẩm phù hợp với lứa tuổi hoặc đối tượng sử dụng.

4. Thịt lợn (thịt heo), thịt bò (trang 35)

Bài giải chi tiết:

Chọn thịt lợn có màu đỏ tươi, bề mặt hơi se lại, bì (da) trắng mềm; phần mỡ có màu sáng, chắc, có mùi đặc trưng; bề mặt thịt và mỡ không có đám xuất huyết tụ lại, không có các nốt sần. Miếng thịt dẻo, bề mặt miếng thịt không có lớp màng bao phủ, đeo găng tay nylon và lấy ngón tay ấn sẽ thấy đàn hồi tốt và không chảy nước. Chọn thịt bò có màu đỏ tươi, mỡ có màu vàng nhạt, gân bó có màu trắng.

5. Các loại gia cầm (trang 35)

Bài giải chi tiết:

Đối với gia cầm còn sống, nên chọn con khóc mạnh, mào đó tươi, lông trơn mượt, mắt sáng nhìn linh hoạt. Không chọn con có mào thâm đen, hai cánh rủ xuôi, lông xù. Gà, vịt bệnh quan sát thấy dáng ủ rũ, hay vẩy mỏ, diều căng như bong bóng. Khi mua thịt gia cầm đã làm sẵn thì chọn thịt có mặt ngoài hơi khô ráo, đeo găng tay nylon chạm vào thịt không có cảm giác dính, dùng ngón tay đè mạnh xuống thịt lập tức đàn hồi trở lại.

6. Cá và các loại thủy sản (trang 36)

Bài giải chi tiết:

Đối với cá và các loại thuỷ hải sản sống, nên chọn con có mắt sáng trong, hơi lỗi ra ngoài, bơi quẩy mạnh nếu chạm vào, vây cá xếp đều, trắng, không bong tróc, mang cá khép chặt, nếu lấy tay năng mang cả lên xem sẽ thấy mang cả màu hồng tươi. Không chọn khi thân cá có các vết trợt, bụng trương, mang cá nhợt nhạt, mắt cá có màu trắng dục, mình cá ươn nhũn, chảy nước. Nên mua các loại thuỷ, hải sản khi chúng còn sống.

7. Trứng (trang 36)

Bài giải chi tiết:

Chọn trứng có vỏ còn nguyên vẹn, sạch sẽ, không bị rạn nứt. Nằm quả trứng trong bản tay, chỉ để hở hai đầu trứng, mắt nhìn vào trứng ở một phía, còn phía kia soi trên một nguồn ánh sáng, trứng tươi khi soi có màu hồng trong suốt, phần buồng khí (phần khoảng trống) nhỏ, lòng đỏ không di động, lòng trắng trong không có vân là trứng mới. Không chọn trứng có vỏ ngoài màu xám hoặc có đường vân, đốm đen trên vỏ

8. Rau, củ và quả (trang 36)

Bài giải chi tiết:

Chọn rau, củ, quả có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Nên chọn rau, củ, quả theo mùa. Chọn rau không bị héo, có màu xanh hoặc màu đặc trưng, cuống lá phải còn xanh, cứng. Chọn củ, quả không bị nứt, vỏ không bị thùng, không dập nát.

VD1 (trang 36)

Lựa chọn của cô A là ……………………. Vì: …………………………………

Bài giải chi tiết:

Lựa chọn của cô A là không hoàn toàn chính xác. Vì: Việc rau bị sâu không đồng nghĩa với việc rau không bị phun thuốc sâu. Hơn nữa, rau sâu có thể chứa một số vi khuẩn hoặc nấm mốc, dễ gây hại cho sức khỏe nếu không được sơ chế đúng cách.

9. Dầu ăn (trang 36)

Bài giải chi tiết:

Chọn dầu ăn có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, còn thời hạn sử dụng. Trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn, một loại dầu từ các loại hạt như dầu mè, dầu đậu nành.... để nấu, trộn salad. Loại thứ hai là dầu dừa, lạc để chiên, xào ở nhiệt độ cao. Không chọn dầu có màu lạ, mùi ôi, khét.

10. Thực phẩm chế biến sẵn (trang 37)

Bài giải chi tiết:

Chọn thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, còn hạn sử dụng, không bị phồng méo (đồ hộp), được bao gói an toàn, trên bao bì có đầy đủ thông tin về thành phần và thông tin dinh dưỡng. Hạn chế sử dụng các sản phẩm chứa nhiều đường, muối, chất béo như: mì tôm, thức ăn nhanh, đồ chiên sẵn.

TH (trang 37). Đánh giá kết quả thực hành

Tiêu chí đánh giá

Mức đánh giá

Tốt

Đạt

Không đạt

Màu sắc: màu sắc tự nhiên, rau không úa vàng; thịt lợn có màu đỏ tươi, bì trắng mềm, phần mỡ có màu sáng.

   

Mùi: không có mùi lạ

   

Trạng thái: rau không bị héo, có màu xanh hoặc màu đặc trưng, cuống lá phải còn xanh, cứng; quả không bị nứt, vỏ không bị thủng, không dập nát; thịt lợn bề mặt hơi se lại; không có đám xuất huyết tụ lại, không có các nốt sần, miếng thịt dẻo, bề mặt miếng thịt không có lớp màng bao phủ, đeo găng tay nylon và lấy ngón tay ấn sẽ thấy đàn hồi tốt và không chảy nước, hạt khô đều nhau, không mọc mầm, không bị mối mọt.

   

Có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

   

Bài giải chi tiết:

Tiêu chí đánh giá

Mức đánh giá

Tốt

Đạt

Không đạt

Màu sắc: màu sắc tự nhiên, rau không úa vàng; thịt lợn có màu đỏ tươi, bì trắng mềm, phần mỡ có màu sáng.

 

 

Mùi: không có mùi lạ

 

 

Trạng thái: rau không bị héo, có màu xanh hoặc màu đặc trưng, cuống lá phải còn xanh, cứng; quả không bị nứt, vỏ không bị thủng, không dập nát; thịt lợn bề mặt hơi se lại; không có đám xuất huyết tụ lại, không có các nốt sần, miếng thịt dẻo, bề mặt miếng thịt không có lớp màng bao phủ, đeo găng tay nylon và lấy ngón tay ấn sẽ thấy đàn hồi tốt và không chảy nước, hạt khô đều nhau, không mọc mầm, không bị mối mọt.

 

 

Có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

 

 

LT (trang 37):

Em sẽ chọn thực phẩm có những đặc điểm: ……………………………………

Vì: ……………………………………………………………………………..

Bài giải chi tiết:

- Em sẽ chọn thực phẩm có những đặc điểm:

(c) Cá có mắt trong suốt, mang màu đỏ tươi tự nhiên.

(d) Thịt lợn có màu đỏ tươi, không hôi, không có mùi lạ; bề mặt không có lớp màng bao phủ.

Vì: Đó là dấu hiệu của thực phẩm tươi, không bị nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm.

VD2 (trang 37):

1. Cách lựa chọn một số thực phẩm thông dụng trong gia đình em.

2. Em sẽ lựa chọn thực phẩm ………………….. trong Hình 30.2 trang 20 SGK. Vì: ………………………………………………………………………………..

3. Nhà chuyên môn về dinh dưỡng …………………………… kiến thức về kĩ năng lựa chọn thực phẩm . Vì: ………………………………………………….

Bài giải chi tiết:

1. Cách lựa chọn một số thực phẩm thông dụng trong gia đình em.

- Cách lựa chọn hạt tươi: đồng đều, màu sắc tươi sáng, không biến đổi màu, không dính đất và tạp chất, không mọc mầm.

- Cách lựa chọn sữa: đầy đủ nhãn mác, hạn sử dụng, thông tin dinh dưỡng đặc biệt là hàm lượng chất béo, chất đạm.

- Cách lựa chọn cá, thuỷ hải sản, rau củ tươi sống: chọn mua ở những địa chỉ uy tín, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng; khi chọn chú ý đến tính tươi ngon.

2. Em sẽ lựa chọn thực phẩm ở hình c) trong Hình 30.2 trang 20 SGK. Vì: thực phẩm ở hình 3.2 c tươi ngon, không có dấu hiệu hư hỏng, ươn thối …

3. Nhà chuyên môn về dinh dưỡng cần được trang bị kiến thức về kĩ năng lựa chọn thực phẩm. Vì: khi được trang bị kiến thức về dinh dưỡng thì mới có thể tư vấn, hướng dẫn việc lựa chọn thực phẩm được.

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Câu 1 (trang 38): Các phát biểu sau là đúng hay sai về các nhóm thực phẩm?

(a) Các nhà dinh dưỡng chia thực phẩm thành tám nhóm và khuyến khích sử dụng thực phẩm thuộc ít nhất năm nhóm cho mỗi bữa ăn.

(b) Nhóm dầu ăn, mỡ là nguồn cung cấp chất đạm, chất béo động vật, đặc biệt là các amino acid.

(c) Nhóm lương thực là nguồn cung cấp chất đạm và dầu thực vật.

(d) Nhóm rau, củ, quả có màu vàng, da cam, đỏ, xanh thẫm là nguồn cung cấp tiền vitamin A, vitamin C và khoáng chất.

Bài giải chi tiết:

Phát biểu (a): Đúng

Phát biểu (b): Sai

Phát biểu (c): Sai.

Phát biểu (d): Đúng

Câu 2 (trang 38):

Tiêu chí lựa chọn thực phẩm nào sau đây là không đúng?

A. Thực phẩm có màu sắc tự nhiên, đặc trưng cho từng loại sản phẩm, không có đốm màu khác lạ.

B. Thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đồ hộp có đầy đủ thông tin, nhãn mác.

C. Thực phẩm có trạng thái: rau, củ, quả không dập nát, không có biểu hiện thối hỏng; thịt, cá không chảy nước, mềm nhũn.

D. Thực phẩm mất mùi và có các đốm nâu khác lạ.

Bài giải chi tiết:

Đáp án đúng: D.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải VBT Công nghệ Chế biến thực phẩm 9 cánh diều , Giải VBT Công nghệ Chế biến thực phẩm 9 CD, Giải VBT Công nghệ Chế biến thực phẩm 9 bài 3: Lựa chọn thực phẩm

Bình luận

Giải bài tập những môn khác