Giải bài 5 vật lí 10: Chuyển động tròn đều
Bài học hôm nay tech12h tiếp tục gửi đến bạn đọc một loại chuyển động có quỹ đạo đặc biệt, đó là chuyển động tròn đều. Hi vọng với những kiến thức trọng tâm và gợi ý bài tập sách giáo khoa sẽ giúp bạn đọc ôn tập tốt hơn

A. Lý thuyết
I. Định nghĩa
Chuyển động tròn là chuyển động có quỹ đạo là một đường tròn.
$Tốc độ trung bình =\frac{Độ dài cung tròn mà vật đi được}{Thời gian vật chuyển động}$.
Chuyển động tròn đều: là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi cung tròn.
II. Các tham số của chuyển động tròn
Tốc độ dài: là độ lớn của vận tốc tức thời trong chuyển động tròn đều, và được xác định bằng thương số của độ dài cung tròn mà vật đi được trong khoảng thời gian rất ngắn $\triangle t$.
$v = \frac{\triangle s}{\triangle }$.
Đối với chuyển động tròn đều, tốc độ dài của vật không đổi.
Vecto vận tốc trong chuyển động tròn luôn có phương tiếp tuyến với đường tròn quỹ đạo.
Tốc độ góc của một chuyển động tròn là đại lượng do bằng góc mà bán kính OM quét được trong một đơn vị thời gian. Tốc độ góc của chuyển động tròn đều là đại lượng không đổi. Đơn vị: rad/s.
Chu kì T của chuyển động trong đều là thời gian để vật đi được một vòng.
$T = \frac{2\pi }{\omega }$ (s).
Tần số f của chuyển động tròn đều là số vòng mà vật đi được trong 1 giây.
$f = \frac{1}{T}$. (Hz).
Mối liên hệ giữa tốc độ dài và tốc độ góc: v = r .$\omega $.
Gia tốc trong chuyển động tròn đều:
- Phương: nằm dọc theo bán kính quỹ đạo.
- Chiều: hướng vào tâm quỹ đạo.
- Gia tốc của chuyển động tròn đều là gia tốc hướng tâm.
- Độ lớn: $a = \frac{\triangle v}{\triangle t}$
Mối liên hệ giữa gia tốc hướng tâm, vận tốc dài và bán kính quỹ đạo là:
$a_{ht} = \frac{v^{2}}{r}$.
Bình luận