Giải bài 10 vật lí 10: Ba định luật Niu-ton
Nguyên nhân của chuyển động là gì? Bài hôm nay, tech12h sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân của chuyển động. Nội dung bài học là sự tóm tắt ba định luật Niu-ton. Hi vọng bài học này sẽ giúp bạn đọc củng cổ kiến thức hơn nữa.
A. Lý thuyết
1. Định luật I Niu-ton (Định luật quán tính).
Quán tính: là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn.
Nội dung định luật I Newton: Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng 0, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
Chú ý: Chuyển động thẳng đều được gọi là chuyển động theo quán tính vì có xu hướng giữa nguyên vận tốc.
2. Định luật II Newton
a. Nội dung định luật: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của lực và gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
Biểu thức: $\overrightarrow{a} = \frac{\overrightarrow{F}}{m}$.
Hay $\overrightarrow{F} = m.\overrightarrow{a}$ với $\overrightarrow{F}$ là hợp lực tác dụng lên vật.
b. Khối lượng và mức quán tính
Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.
Tính chất:
Là một đại lượng vô hướng, dương và không thay đổi với mỗi vật.
Khối lượng có tính chất cộng
c. Trọng lực – trọng lượng
Trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng vào các vật gây ra.
Trọng lượng là độ lớn của trọng lực.
Công thức tính trọng lực: $\overrightarrow{P} = m.\overrightarrow{g}$.
3. Định luật III Newton
Hai lực trực đối: là hai lực có cùng giá, cùng độ lớn, ngược chiều và đặt vào hai vật khác nhau.
Nội dung định luật: Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này là hai lực trực đối.
Biểu thức: $\overrightarrow{F_{BA}} = - \overrightarrow{F_{AB}}$
Một trong hai lực tương tác giữa hai vật gọi là lực tác dụng, lực còn lại gọi là phản lực.
Đặc điểm của lực và phản lực:
Luôn luôn xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời.
Có cùng giá, cùng độ lớn, ngược chiều và đặt vào hai vật (lực trực đối).
Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau.
Bình luận