Giải bài 4 học tập tự giác, tích cực

Giải bài 4: Học tập tự giác, tích cực - Sách giáo dục công dân 7 cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Mở đầu

Muốn đạt được kết quả cao trong học tập không có gì quan trọng bằng tinh thần học tập tự giác, tích cực. Lê-nin đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi".

Em có suy nghĩ gì về câu nói đó?

1. Biểu hiện của học tập tự giác, tích cực

Em hãy quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:

 Học tập tự giác, tích cực

 Học tập tự giác, tích cực

a) Em hãy phân tích thái độ và hành vi học tập của các bạn học sinh trong các hình ảnh trên và chỉ ra những biểu hiện của học tập tự giác, tích cực; biểu hiện chưa tự giác, tích cực học tập.

b) Ngoài những biểu hiện trên, em còn biết những biểu hiện nào thể hiện sự tự giác, tích cực trong học tập?

2. Ý nghĩa của học tập tự giác, tích cực

Em hãy đọc các trường hợp và trả lời câu hỏi:

 Học tập tự giác, tích cực

a) Theo em, vì sao Minh và Nga đạt được những thành tích xuất sắc trong học tập?

b) Em hãy rút ra ý nghĩa của việc học tập tự giác, tích cực.

Luyện tập

Câu 1. Hãy chia sẻ với bạn về mục tiêu phấn đấu trong học tập của em trong năm học này. Em sẽ làm gì để đạt được mục tiêu đó?

Câu 2. Em hãy liệt kê những việc làm của bản thân thể hiện việc không tự giác, tích cực trong học tập và nêu cách khắc phục hạn chế đó.

Câu 3. Em đồng tình hay không đồng tình với các ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

A. Học tập tự giác, tích cực là yếu tố quan trọng giúp chúng ta đạt được mơ ước của bản thân.

B. Chỉ cần tự giác, tích cực với môn học mình yêu thích là được.

C. Trong bất kì hoàn cảnh nào cũng không nên điều chỉnh mục tiêu học tập đã đặt ra.

D. Để mở rộng kiến thức, rèn luyện các kĩ năng cho bản thân, chúng ta cần phải học tập tự giác, tích cực.

Câu 4. Cuối tuần, H đang ngồi làm bài tập trong sách nâng cao thì A đến rủ đi chơi. H từ chối không đi, A liền nói: “Tớ chỉ làm bài tập dễ thôi, còn bài tập khó, nâng cao cô có yêu cầu làm đâu. Đi chơi điện tử với tớ đi.".

a) Em có nhận xét gì về ý thức học tập của H và A?

b) Nếu là H, em sẽ góp ý với A như thế nào?

Vận dụng

Câu 1. Em hãy lập một bản kế hoạch của cá nhân để rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập theo gợi ý sau:

  • Xác định mục tiêu của kế hoạch
  • Lập kế hoạch thực hiện và liệt kê những việc làm cụ thể để đạt được mục tiêu đó.
  • Thực hiện kế hoạch và thường xuyên đánh giá quá trình thực hiện để có điều chỉnh kế hoạch một cách phù hợp...

Câu 2. Em hãy sưu tâm các phương pháp học tập tích cực mang lại hiệu quả cao và lựa chọn một phương pháp học tập để áp dụng cho bản thân.

HỆ THỐNG CÂU HỎI MỞ RỘNG

Câu hỏi 1: Tại sao học tập tự giác, tích cực lại là yếu tố quan trọng trong việc đạt được mục tiêu học tập?

Câu hỏi 2: Những phương pháp học tập nào có thể giúp học sinh trở nên chủ động và tích cực hơn trong học tập?

Câu hỏi 3: Phân tích ý nghĩa của việc tự giác, tích cực trong học tập đối với sự phát triển cá nhân và xã hội.

Câu hỏi 4: Nam là học sinh giỏi nhưng gần đây Nam cảm thấy áp lực và không muốn học tập. Nam không còn tự giác trong học tập và thường xuyên bị nhắc nhở. Bạn thân của Nam là Linh muốn giúp Nam lấy lại động lực học tập.

Linh nên làm gì để giúp Nam lấy lại động lực và tự giác trong học tập? 

Câu hỏi 5: An luôn hoàn thành bài tập và học bài trước khi đến lớp mà không cần ai nhắc nhở. Tuy nhiên, An nhận thấy nhiều bạn trong lớp không có thói quen này và thường phải nhờ thầy cô nhắc nhở. An có thể làm gì để khuyến khích các bạn cùng lớp học tập tự giác và tích cực?

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: giải sgk công dân 7 sách mới, giải GDCD 7 cánh diều, giải công dân 7 CD bài 4, giải bài 4 học tập tự giác tích cực

Bình luận

Giải bài tập những môn khác