Giải bài 4: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn sgk Đại số 10 trang 94

Thế nào là bất phương trình bậc nhất hai ẩn? Để giải đáp câu hỏi này, Tech12h xin chia sẻ với các bạn bài 4: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn. Với lý thuyết và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các bạn học tập tốt hơn.

Giải bài 4: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn sgk Đại số 10 trang 94

Nội dung bài viết gồm 2 phần:

  • Ôn tập lý thuyết
  • Hướng dẫn giải bài tập sgk

A. Tóm tắt lý thuyết

I. Bất phương trình bậc nhất hai ẩn

Bất phương trình bậc nhất hai ẩn $x, y$có dạng tổng quát là:

\(ax+by\leq c\) (1)

\(ax+by\geq c; ax+by<c; ax+by>c\)

trong đó a, b, c là những số thực đã cho, a và b không đồng thời bằng 0, x và y là các ẩn số.

II. Biểu diễn tập nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, tập hợp các điểm có tọa độ là nghiệm của bất phương trình (1) được gọi là miền nghiệm của nó.

Quy tắc biểu diễn hình học tập nghiệm (biểu diễn miền nghiệm)

Bước 1: Trên mặt phẳng tọa độ Oxy vẽ đường thẳng \(\Delta : ax+by=c\)

Bước 2: Lấy một điểm \(M_0(x_0; y_0)\notin \Delta \)(ta thường lấy gốc tọa độ O)

Bước 3: Tính \(ax_0+by_0\)và so sánh \(ax_0+by_0\)với \(c\).

Bước 4: Kết luận

  • Nếu \(ax_0+by_0<c\)thì nửa mặt phẳng bờ \(\Delta \)chứa $M_0$là miền nghiệm của bất phương trình.
  • Nếu \(ax_0+by_0>c\)thì nửa mặt phẳng bờ \(\Delta \)không chứa $M_0$là miền nghiệm của bất phương trình.

Chú ý: Miền nghiệm của bất phương trình \(ax_0+by_0\leq c\)bỏ đi đường thẳng \(ax+by=c\)là miền nghiệm của bất phương trình \(ax_0+by_0<c\).

III. Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn

Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn gồm một số bất phương trình bậc nhất hai ẩn x, y mà ta phải tìm các nghiệm chung của chúng. Mỗi nghiệm chung đó được gọi là một nghiệm của hệ bất phương trình đã cho.

Cũng như bất phương trình bậc nhất hai ẩn, ta có thể biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: trang 94 sgk Đại số 10 

Biểu diễn hình học tập nghiệm của các bất phương trình bậc nhất hai ẩn sau:

a. \(-x+2+2(y-2)<2(1-x)\)

b. \(3(x-1)+4(y-2)<5x-3\)

Câu 2: trang 99 sgk Đại số 10

Biểu diễn hình học tập nghiệm của các hệ bất phương trình hai ẩn sau.

a) \(\left\{\begin{matrix} x-2y<0\\ x+3y>-2 \\ y-x<3; \end{matrix}\right.\)

b) \(\left\{\begin{matrix} \frac{x}{3}+\frac{y}{2}-1<0\\ x+\frac{1}{2}-\frac{3y}{2}\leq 2 \\ x\geq 0. \end{matrix}\right.\)

Câu 3: trang 99 sgk Đại số 10

Có ba nhóm máy \(A, B, C\) dùng để sản xuất ra hai loại sản phẩm I và II. Để sản xuất một đơn vị sản phẩm mỗi loại phải lần lượt dùng các máy thuộc các nhóm khác nhau. Số máy trong một nhóm và số máy của từng nhóm cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm thuộc mỗi loại được cho trong bảng sau:

NhómSố máy trong mỗi nhómSố máy trong từng nhóm để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm
Loại ILoại II
A1022
B402
C1224

Một đơn vị sản phẩm I lãi \(3\) nghìn đồng, một sản phẩm II lãi \(5\) nghìn đồng. Hãy lập phương án để việc sản xuất hai loại sản phẩm trên có lãi cao nhất.

Hướng dẫn: Áp dụng phương pháp giải trong mục IV

Bình luận

Giải bài tập những môn khác