Đề thi giữa kì 2 Sinh học 6 KNTT: Đề tham khảo số 3
Đề tham khảo số 3 giữa kì 2 Sinh học 6 Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
PHÒNG GD & ĐT …….. Chữ kí GT1: ...........................
TRƯỜNG THCS…….. Chữ kí GT2: ........................... ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022
Môn: Sinh học Lớp: 6
Họ và tên: …………………………………………………. Lớp: ……………….. Số báo danh: ……………………………………………….Phòng KT:………….. | Mã phách |
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Những triệu chứng nào sau đây là của bệnh kiết lị?
A. Đau bụng, đi ngoài, mất nước, nôn ói.
B. Da tái, đau họng, khó thở.
C. Sốt, rét run, đổ mồ hôi.
D. Đau tức ngực, đau họng, đau cơ.
Câu 2. Trùng kiết lị có khả năng nào sau đây?
A. Mọc thêm roi. B. Hình thành bào xác.
C. Xâm nhập qua da. D. Hình thành lông bơi.
Câu 3. Tại sao tảo lục đơn bào chứa diệp lục, có thể quang hợp nhưng lại không phải thực vật?
A. Do tảo lục có kích thước nhỏ.
B. Do tảo lục có cơ thể đơn bào.
C. Do tảo lục tự dưỡng.
D. Do tảo lục là tế bào nhân thực.
Câu 4. Đặc điểm của người bị bệnh hắc lào là?
A. Xuất hiện những vùng da phát ban đỏ, gây ngứa.
B. Xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti, ngây ngứa.
C. Xuất hiện vùng da có dạng tròn, đóng vảy, có thể sưng đỏ và gây ngứa.
D. Xuất hiện những bọng nước lớn, không ngứa, không đau nhức.
Câu 5. Trong số các tác hại sau, tác hại nào không phải do nấm gây ra?
A. Gây bệnh nấm da ở động vật.
B. Làm hư hỏng thực phẩm, đồ dùng.
C. Gây bệnh viêm gan B ở người.
D. Gây ngộ độc thực phẩm ở người.
Câu 6. Nấm độc khác với nấm thường ở điểm nào?
A. Hình thức sinh sản.
B. Cấu tạo tế bào.
C. Môi trường sống.
D. Có thêm một lớp bao quanh thân nấm ở dưới phiến mũ nấm, gọi là vòng cuống nấm và bao gốc nấm.
Câu 7. Trong các nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín là?
A. Cây dương xỉ, cây hoa hồng, cây ổi, cây rêu.
B. Cây nhãn, cây hoa ly, cây bào tấm, cây vạn tuế.
C. Cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa.
D. Cây thông, cây rêu, cây lúa, cây vạn tuế.
Câu 8. Đặc điểm nào không được dùng để phân loại các nhóm Thực vật?
A. Có rễ hoặc không có rễ.
B. Có mạch dẫn hoặc không có mạch dẫn.
C. Có hạt hoặc không có hạt.
D. Có hoa hoặc không có hoa.
B. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm): Cho các từ/cụm từ sau: có màng nhân, nhân sơ, nguyên sinh động vật, đơn bào, đa bào, tảo. Chọn từ/cụm từ phù hợp để điền vào chỗ trống:
Nguyên sinh vật là các sinh vật (1)… Hầu hết các nguyên sinh vật có cấu tạo (2)… với kích thước rất nhỏ nên chỉ quan sát được dưới kính hiển vi. Việc phân loại nguyên sinh vật khá phức tạp nhưng có thể phân chia thành hai nhóm chính là (3)… và (4)...
Câu 2. (2,5 điểm)
a) Dựa vào kiến thức về điều kiện phát triển của nấm, hãy đưa ra biện pháp phòng tránh bệnh do nấm gây ra ở người?
b) Có người cho rằng: “Thực phẩm còn trong hạn sử dụng thì có thể an tâm sử dụng mà không cần quan tâm đến những yếu tố khác.”. Em nghĩ gì về nhận định này? Giải thích?
Câu 3. (1,5 điểm): Theo em, cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của thực vật hạt kín có đặc điểm nào giúp chúng có mặt ở nhiều nơi và thích nghi với nhiều điều kiện môi trường khác nhau?
BÀI LÀM
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
TRƯỜNG THCS ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (2021 – 2022)
MÔN SINH HỌC .LỚP 6
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6,0 điểm)
- Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án đúng | A | B | B | C | C | D | C | A |
B. PHẦN TỰ LUẬN: ( 6,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (2,0 điểm) | Nguyên sinh vật là các sinh vật đơn bào. Hầu hết các nguyên sinh vật có cấu tạo nhân thực với kích thước rất nhỏ nên chỉ quan sát được dưới kính hiển vi. Việc phân loại nguyên sinh vật khá phức tạp nhưng có thể phân chia thành hai nhóm chính là tảo và nguyên sinh động vật. (1): đơn bào (2): nhân thực (3): tảo (4): nguyên sinh động vật |
0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm
|
Câu 2 (2,5 điểm) | a) Biện pháp phòng tránh bệnh do nấm gây ra ở người: - Không dùng chung vật dụng với người bị bệnh. - Không tiếp xúc với động vật bị bệnh. - Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, lau khô người sau khi tắm. b) Nhận định là không đúng vì: - Nhiều sản phẩm tuy còn trong hạn sử dụng nhưng vẫn có thể bị hư hỏng do vận chuyển bị rách, hở khiến vi khuẩn, nấm mốc xâm nhập. => Khi sử dụng cần chú ý đến màu sắc, kiểm tra xem thực phẩm, nước uống,... có mùi vị lạ hay không để tránh bị đau bụng, tiêu chảy, thậm chí là ngộ độc. | 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm
0,5 điểm 0,5 điểm
|
Câu 3 (1,5 điểm) | - Đặc điểm giúp thực vật hạt kín có mặt ở nhiều nơi và thích nghi với nhiều điều kiện môi trường khác nhau: + Cơ quan sinh dưỡng đa dạng về hình thái, trong thân có mạch dẫn phát triển. + Sinh sản bằng hạt, được bao bọc trong quả nên tránh được các tác động của môi trường. + Quả và hạt đa dạng, nhiều kiểu phát tán khác nhau => Thực vật hạt kín có mặt ở nhiều nơi. |
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
|
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II – MÔN SINH
NĂM HỌC: 2021-2022
CẤP ĐỘ
Tên chủ đề
| NHẬN BIẾT | THÔNG HIỂU |
VẬN DỤNG
|
VẬN DỤNG CAO | ||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL | |
Nguyên sinh vật
Số câu : 4 Số điểm: 3,5 Tỉ lệ: 35% | Nhận biết triệu chứng của bệnh kiết lị | Nhận biết vai trò của nguyên sinh vật đối với con người
| Hiểu đặc điểm của trùng kiết lị | Vận dụng, giải thích lí do tảo được xếp vào lớp nguyên sinh vật | ||||
Số câu: 1 Sốđiểm:0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 1 Sốđiểm: 2,0 Tỉ lệ: 20% | Số câu: 1 Sốđiểm:0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ:... % | Số câu: 1 Sốđiểm:0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ:... % | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ:... % | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ:..% | |
Nấm
Số câu : 4 Số điểm: 4 Tỉ lệ: 40% | Nhận biết đặc điểm của người bị bệnh hắc lào | Hiểu tác hại của nấm | Vận dụng kiến thức, phân biệt nấm độc và nấm thường | Vận dụng, đưa ra biện pháp phòng tránh bệnh do nấm gây ra ở người | Vận dụng, giải thích nhận định về tầm quan trọng của hạn sử dụng đối với thực phẩm | |||
Số câu: 1 Sốđiểm:0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ:... % | Số câu: 1 Sốđiểm:0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ:... % | Số câu: 1 Sốđiểm:0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu:0,5 Sốđiểm:1,5 Tỉ lệ: 15% | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ:.. % | Số câu:0,5 Số điểm:1 Tỉ lệ: 10% | |
Thực vật
Số câu : 3 Số điểm: 2,5 Tỉ lệ: 25% | Nhận biết các nhóm cây thuộc ngành hạt kín | Hiểu đặc điểm dùng để phân loại các nhóm thực vật | Hiểu đặc điểm cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của thực vật hạt kín | |||||
Số câu: 1 Sốđiểm:0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ:... % | Số câu: 1 Sốđiểm:0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 1 Số điểm:1,5 Tỉ lệ: 15 % | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ:... % | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ:... % | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ:... % | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ:... % | |
Tổng câu: 11 Tổng điểm:10 Tỉ lệ: 100%
| 4 câu 3,5 điểm 35% | 4 câu 3 điểm 30% | 2,5 câu 2,5 điểm 25% | 1 câu 1 điểm 10% |
Đề thi giữa kì 2 Sinh học 6 Kết nối tri thức Đề tham khảo số 3, đề thi giữa kì 2 Sinh học 6 KNTT, đề thi Sinh học 6 giữa kì 2 Kết nối tri thức Đề tham khảo số 3
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận