Đề thi giữa kì 2 Lịch sử và địa lí 4 CTST: Đề tham khảo số 5

Đề tham khảo số 5 giữa kì 2 Lịch sử và địa lí 4 Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI GIỮA KÌ 2 LỊCH SỬ ĐỊA LÝ 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO ĐỀ 5

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1 (0,5 điểm). Vùng Duyên hải miền Trung có đặc điểm địa hình như thế nào?

  • A. Địa hình dốc.
  • B. Địa hình đồi núi.
  • C. Địa hình đa dạng.
  • D. Địa hình ven biển.

Câu 2 (0,5 điểm). Chọn phát biểu sai về vị trí địa lí của vùng Duyên hải miền Trung?

  • A. Phía tây giáp với Lào và vùng Tây Nguyên.  
  • B. Phía đông là vùng biển rộng lớn.  
  • C. Phía nam giáp vùng Nam Bộ.
  • D. Phía bắc giáp vùng Nam Bộ.  

Câu 3 (0,5 điểm). Vật dụng gắn liền với cuộc sống của người dân miền núi ở vùng Duyên hải miền Trung là

  • A. những chiếc gùi, dao phát cỏ,…   
  • B. thuyền thúng, lưới đánh cá,…   
  • C. thuyền thúng, những chiếc gùi,…
  • D. dao phát cỏ, lưới đánh cá,…

Câu 4 (0,5 điểm). Tại sao đường bờ biển là điều kiện thuận lợi để xây dựng các cảng biển ở vùng Duyên hải miền Trung?

  • A. Vì đường bờ biển ở vùng Duyên hải miền Trung có ít vịnh nước sâu và kín gió.
  • B. Vì đường bờ biển ở vùng Duyên hải miền Trung có nhiều vịnh nước sâu và kín gió.   
  • C. Vì đường bờ biển ở vùng Duyên hải miền Trung có nhiều vịnh nước sâu và nhiều gió.
  • D. Vì đường bờ biển ở vùng Duyên hải miền Trung ít nhiều vịnh nước sâu và nhiều gió.

Câu 5 (0,5 điểm). Hướng vị đặc trưng của ẩm thực vùng Duyên hải miền Trung là

  • A. chua và cay. 
  • B. mặn và đắng. 
  • C. ngọt và nhạt.   
  • D. cay và đậm đà.

Câu 6 (0,5 điểm). Lễ hội nào ở vùng Duyên hải miền Trung có phần nghi thức quan trọng nhất là cúng cá Ông?

  • A. Lễ hội Vía Bà.
  • B. Lễ hội Lam Kinh. 
  • C. Lễ hội Cầu Ngư.
  • D. Lễ hội Đền vua Mai.

Câu 7 (0,5 điểm). Núi nào dưới đây là thắng cảnh nổi tiếng của đất Cố đô Huế?

  • A. Núi Hương.   
  • B. Núi Ngự.  
  • C. Núi Ngũ Hành Sơn.
  • D. Núi Sơn Trà. 

Câu 8 (0,5 điểm). Hoàng thành của kinh thành Huế là nơi như thế nào?

  • A. Hoàng thành là nơi vua và các triều thần điều hành việc nước.
  • B. Hoàng thành là nơi dành riêng cho vua và gia đình. 
  • C. Hoàng thành là nơi yên nghỉ của các vua Nguyễn.
  • D. Hoàng thành là nơi có kiến trúc độc đáo, chạm khắc tỉ mỉ. 

Câu 9 (0,5 điểm). Phố cổ Hội An thuộc thành phố nào?

  • A. Thành phố Minh An.    
  • B. Thành phố Quảng Ninh. 
  • C. Thành phố Quảng Nam.
  • D. Thành phố Hội An.

Câu 10 (0,5 điểm). Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu thăm Hội An, đặt tên cho Chùa Cầu là “Lai Viễn Kiều”. Tên này có ý nghĩa gì?  

  • A. Có ý nghĩa là “Giọt ánh sáng đậu lại”.    
  • B. Có ý nghĩa là “Ngưng tụ hào quang”.
  • C. Có ý nghĩa là “Cầu đón khách phương xa”. 
  • D. Có ý nghĩa là “Cầu hữu nghị Việt – Nhật”.   

Câu 11 (0,5 điểm). Kiểu rừng đặc trưng của Tây Nguyên là

  • A. rừng lá kim. 
  • B. rừng ngập mặn. 
  • C. rừng khộp.   
  • D. rừng núi đá vôi.   

Câu 12 (0,5 điểm). Chọn phát biểu sai về đặc điểm thiên nhiên ở Tây Nguyên?

  • A. Địa hình vùng Tây Nguyên chủ yếu là các cao nguyên xếp tầng. 
  • B. Lượng mưa lớn, chủ yếu tập trung vào mùa khô. 
  • C. Mùa khô, nhiều tháng có hiện tượng khô hạn. 
  • D. Vùng Tây Nguyên có diện tích rừng lớn. 

Câu 13 (0,5 điểm). Tây Nguyên có quy mô và mật độ dân số như thế nào?

  • A. Tây Nguyên có quy mô dân số và mật độ dân số thấp nhất. 
  • B. Tây Nguyên có quy mô dân số cao, mật độ dân số thấp. 
  • C. Tây Nguyên có quy mô và mật độ dân số cao nhất.
  • D. Tây Nguyên có quy mô dân số thấp, mật độ dân số cao. 

Câu 14 (0,5 điểm). Chọn phát biểu sai về hoạt động sản xuất ở Tây Nguyên

  • A. Tây Nguyên có thế mạnh phát triển cây công nghiệp.   
  • B. Tây Nguyên có thế mạnh phát triển chăn nuôi gia súc lớn.
  • C. Sản xuất thủy điện không chỉ phục vụ Tây Nguyên mà còn cung cấp nguồn năng lượng quan trọng cho các vùng khác.
  • D. Tây Nguyên không phát triển các trang trại nuôi bò lấy thịt

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

 Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy trình bày 5 vai trò của rừng ở vùng Tây Nguyên và 3 biện pháp bảo vệ rừng ở Tây Nguyên.

 Câu 2 (1,0 điểm). Tại sao cố đô Huế thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, tìm hiểu? Em hãy đề xuất 3 biện pháp để góp phần bảo tồn và gìn giữ giá trị của Cố đô Huế.

Hướng dẫn trả lời

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6Câu 7
Đáp ánCDABDCB
Câu hỏiCâu 8Câu 9Câu 10Câu 11Câu 12Câu 13Câu 14
Đáp ánADCCBAD

B. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1:

 - 5 vai trò của rừng ở vùng Tây Nguyên:

 + Chống xói mòn đất

 + Hạn chế gió bão

 + Điều hòa không khí, tạo khí oxy

 + Cung cấp gỗ, dược liệu

 + Nơi cư trú của động vật,…  

 - 3 biện pháp bảo vệ rừng ở Tây Nguyên:

 + Trồng rừng và phục hồi rừng

 + Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên (vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển,…)

 + Tuyên truyền và vận động người dân cùng tham gia bảo vệ rừng,…

Câu 2 :

 - Cố đô Huế chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc. Vì thế, nơi đây thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, tìm hiểu.

 - 3 biện pháp góp phần bảo tồn và gìn giữ giá trị của Cố đô Huế:

 + Không làm hư hại các di sản văn hóa

 + Tiến hành trùng tu các di tích đã xuống cấp

 + Giữ gìn sạch đẹp môi trường ở khu di tích, danh lam thắng cảnh

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi giữa kì 2 Lịch sử và địa lí 4 chân trời Đề tham khảo số 5, đề thi giữa kì 2 Lịch sử và địa lí 4 CTST, đề thi Lịch sử và địa lí 4 giữa kì 2 chân trời sáng tạo Đề tham khảo số 5

Bình luận

Giải bài tập những môn khác