Đề thi cuối kì 1 Lịch sử và địa lí 4 CTST: Đề tham khảo số 2

Đề tham khảo số 2 cuối kì 1 Lịch sử và địa lí 4 Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ 2

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1 (0,5 điểm). Phát biểu nào dưới đây không đúng về vị trí địa lí của vùng Đồng bằng Bắc Bộ?

  • A. Có ba mặt giáp biển, bao quanh là vịnh Bắc Bộ.
  • B. Tiếp giáp với vùng Duyên hải miền Trung ở phía nam.   
  • C. Tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ ở phía đông.
  • D. Phía tây và phía bắc của vùng giáp với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.  

Câu 2 (0,5 điểm). Hình ảnh dưới đây mô tả nội dung nào?

 Hình ảnh dưới đây mô tả nội dung nào?

  • A. Vườn quốc gia Ba Vì (Hà Nội).
  • B. Vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình).    
  • C. Vườn quốc gia Cát Bà (Hải Phòng).  
  • D. Vườn quốc gia Xuân Sơn (Phú Thọ).   

Câu 3 (0,5 điểm). Hai thành phố tập trung đông dân cư của vùng Đồng bằng Bắc Bộ là:

  • A. Hà Nội và Hải Phòng.   
  • B. Hà Nội và Ninh Bình.    
  • C. Vĩnh Phúc và Ninh Bình.  
  • D. Thái Bình và Hải Phòng.

Câu 4 (0,5 điểm). Phát biểu nào dưới đây không đúng về làng nghề ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ?

  • A. Mỗi làng đều có một nghề thủ công đặc trưng.     
  • B. Để tạo ra sản phẩm, nghệ nhân cần trải qua nhiều công đoạn công phu, tỉ mỉ.
  • C. Các sản phẩm thủ công của làng nghề đều rất tinh xảo, có giá trị kinh tế cao.
  • D. Các làng nghề không cần bảo tồn và phát huy giá trị.

Câu 5 (0,5 điểm). Hội Lim của vùng Đồng bằng Bắc Bộ được tổ chức tại:

  • A. xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.  
  • B. núi Lim và đôi bờ sông Tiêu Tương, huyện Tiêu Du, tỉnh Bắc Ninh.   
  • C. xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.    
  • D. xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.  

Câu 6 (0,5 điểm). Lễ hội nào dưới đây mang đậm nét văn hóa của vùng Đồng bằng Bắc Bộ?

  • A. Hội Lim (tỉnh Bắc Ninh).
  • B. Hội chùa Hương (thành phố Hà Nội).
  • C. Hội Gióng (thành phố Hà Nội).
  • D. Hội Phủ Giầy (tỉnh Nam Định).

Câu 7 (0,5 điểm). Cho câu ca dao:

“Ai ơi mồng chín tháng tư

Không đi hội Gióng cũng hư mất đời”

Câu ca dao trên nhắc đến lễ hội nổi tiếng nào của vùng Đồng bằng Bắc Bộ?

  • A. Hội Lim (tỉnh Bắc Ninh).
  • B. Hội chùa Hương (thành phố Hà Nội).
  • C. Hội Gióng (thành phố Hà Nội).
  • D. Hội Phủ Giầy (tỉnh Nam Định).

Câu 8 (0,5 điểm). Trồng đồng nào được cho là đẹp nhất của vùng Đồng bằng Bắc Bộ?

  • A. Trống đồng Đông Sơn.   
  • B. Trống đồng Ngọc Lũ.   
  • C. Trống đồng Hòa Bình.     
  • D. Trống đồng Tân Độ.   

Câu 9 (0,5 điểm). Sông Hồng bắt nguồn từ:  

  • A. tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).  
  • B. tỉnh Kuala Lumpur (Ma – lai – xi – a).   
  • C. tỉnh Hàng Châu (Trung Quốc).  
  • D. tỉnh Sê Kông (Lào).  

Câu 10 (0,5 điểm). Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ?

  • A. Cư dân Việt cổ sử dụng gạo nếp, gạo tẻ làm thức ăn chính.     
  • B. Cư dân Việt cổ có tục thờ cúng tổ thiên và các vị thần trong tự nhiên.
  • C. Cư dân Việt cổ nam đóng khổ, mình trần; nữ mặc áo dài, áo thứ thân.   
  • D. Cư dân Việt cổ có tục ăn trầu, nhuộm răng đen, gói bánh chưng, bánh giầy…   

Câu 11 (0,5 điểm). Hà Nội còn có tên gọi khác là:   

  • A. Gia Định.   
  • B. Phú Xuân.   
  • C. Hoa Lư.    
  • D. Bắc Thành.    

Câu 12 (0,5 điểm). Ai là người cho dời kinh đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La (Hà Nội)?

  • A. vua Lý Công Uẩn.   
  • B. vua Lý Thánh Tông.   
  • C. vua Lý Huệ Tông.   
  • D. vua Lý Chiêu Hoàng.   

Câu 13 (0,5 điểm). Ngôi đền nào dưới đây không thuộc bốn ngôi đền tứ trấn tại thành Thăng Long vào năm 1010?

  • A. Đền Kim Liên.   
  • B. Đền Quán Thánh.   
  • C. Đền Kiếp Bạc.  
  • D. Đền Voi Phục.   

Câu 14 (0,5 điểm). Dưới thời nhà Lý, Văn Miếu – Quốc Tử Giám  là nơi học tập của:

  • A. con nhà thường dân.    
  • B. con quan lại trung ương và địa phương.
  • C. học sinh khắp cả nước.
  • D. con hoàng tử và con các quan đại thần.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

 Câu 1 (2,0 điểm). Hãy mô tả kiến trúc và chức năng của một công trình tiêu biểu trong khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

 Câu 2 (1,0 điểm). Vì sao vùng Đồng bằng Bắc Bộ có dân cư đông đúc?  

Hướng dẫn trả lời

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6Câu 7
Đáp ánABADBBC
Câu hỏiCâu 8Câu 9Câu 10Câu 11Câu 12Câu 13Câu 14
Đáp ánBACDACD

B. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1:

Mô tả kiến trúc và chức năng của một công trình tiêu biểu trong khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám:  

 - Khuê Văn Các:

 + Kiến trúc: Khuê Văn Các có 8 mái, 2 tầng và một nóc ở trên.

 + Chức năng: Các cửa sổ tròn của gác Khuê Văn Các tượng trưng cho bầu trời. Bốn mặt của Khuê Văn Các có các câu đối ca ngợi nền văn hóa dân tộc.

 - Nhà bia Tiến sĩ:

 + Kiến trúc: Nhà bia Tiến sĩ được chia thành 2 dãy, gồm 82 tấm bia tương ứng với 82 khoa thi. Nội dung của các tấm bia thể hiện tên, quê quán của các tiến sĩ qua các kì thi.

 + Chức năng: Nhà bia Tiến sĩ được lập nhằm tôn vinh nhân tài và khuyến khích việc học tập trong toàn dân. 

Câu 2:

Vùng Đồng bằng Bắc Bộ có dân cư tập trung đông đúc vì:

 + Địa hình khá bằng phẳng và đất đai màu mỡ thuận lợi cho cư trú, sản xuất lúa và nuôi trồng thủy sản.

 + Vùng Đồng bằng Bắc Bộ là nơi con người sinh sống lâu đời, có nhiều đô thị và trung tâm công nghiệp lớn.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi cuối kì 1 Lịch sử và địa lí 4 chân trời Đề tham khảo số 2, Đề thi cuối kì 1 Lịch sử và địa lí 4 CTST, đề thi Lịch sử và địa lí 4 cuối kì 1 chân trời sáng tạo Đề tham khảo số 2

Bình luận

Giải bài tập những môn khác