Đề thi giữa kì 2 Lịch sử 6 KNTT: Đề tham khảo số 5
Đề tham khảo số 5 giữa kì 2 Lịch sử 6 Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
PHÒNG GD & ĐT …….. Chữ kí GT1: ...........................
TRƯỜNG THCS…….. Chữ kí GT2: ...........................
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2021 - 2022
Môn: Lịch sử 6
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: ……………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm)
Câu 1. Đâu không phải là cơ sở cho sự ra đời của các quốc gia sơ kì Đông Nam Á:
A. Nông nghiệp trồng lúa nước.
B. Giao lưu kinh tế - văn hóa với Trung Quốc và Ấn Độ.
C. Thương mại đường biển rất phát triển.
D. Thủ công nghiệp phát triển với các nghề rèn sắt, đúc đồng, dệt, làm gốm.
Câu 2. Quốc gia phong kiến nào ở Đông Nam Á phát triển mạnh mẽ về hoạt động buôn bán đường biển:
A. Chân Lạp.
B. Pa-gan.
C. Sri Kse-tra.
D. Sri Vi-giay-a.
Câu 3. Trên cơ sở chữ Pa-li, người Môn (Mi-an-ma) đã sáng tạo ra:
A. Chữ Khơ-me cổ.
B. Chữ Môn cổ.
C. Chữ Mã Lai cổ.
D. Chữ Hán.
Câu 4. Người đứng đầu chiềng, chạ là:
A. Lạc hầu.
B. Lạc tướng.
C. Bồ chính.
D. Tướng lĩnh.
Câu 5. Một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Việt Nam là:
A. Chùa Bái Đính (Ninh Bình).
B. Chùa Dâu (Bắc Ninh).
C. Chùa Hương (Hà Nội).
D. Chùa Một Cột (Hà Nội).
Câu 6. Việc tổ chức bộ máy cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc nhằm mục đích cuối cùng là:
A. Sáp nhập nước ta vào lãnh thổ của Trung Quốc.
B. Thành lập quốc gia mới thần phục phong kiến Trung Quốc.
C. Thành lập quốc gia riêng của người Hán.
D. Phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân Âu Lạc.
Câu 7. Nối cột A với cột B để được nội dung phù hợp
Cột A | Cột B |
1. Khoảng thế kỉ VII TCN | a. Thục Phán lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tần thắng lợi, lên làm vua và lập ra nước Âu Lạc. |
2. Nước Âu Lạc | b. Chưa có pháp luật thành văn và chữ viết. |
3. Nước Văn Lang | c. Có quân đội mạnh, vũ khí tốt, đặc biệt có thành Cổ Loa kiên cố, vững chắc. |
4. Năm 208 TCN | d. Nhu cầu chung sống, cùng làm thủy lợi và chống ngoại xâm đã thúc đẩy sự ra đời của nhà nước đầu tiên ở Việt Nam – Nhà nước Văn Lang. |
B. PHẦN TỰ LUẬN (6.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm). Mô tả đời sống vật chất và những nét chính về đời sống tinh thần của người Việt cổ.
Câu 2 (2.5 điểm)
a. Theo em, đồng hóa dân tộc là gì? Tại sao chính quyền phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc Việt?
b. Chính quyền phương Bắc đã thực hiện chính sách cai trị về văn hóa như thế nào?
Câu 3 (1.5 điểm). Có ý kiến cho rằng quê hương của cây lúa nước ở Trung Quốc, Ấn Độ. Có ý kiến lại cho rằng quê hương của cây lúa nước ở Đông Nam Á. Theo em, ý kiến nào là đúng, tại sao?
BÀI LÀM
..........................................................................................................................................
.......................................................................................................................................... ..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
|
BÀI LÀM:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
TRƯỜNG THCS ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2021 – 2022
MÔN: LỊCH SỬ 6
- PHẦN TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm)
Từ câu 1 – 6: Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | C | D | B | C | B | A |
Câu 7: Mỗi ý trả lời đúng được 0,25 điểm.
1 – d, 4 – a, 3 – b, 2 – c.
B. PHẦN TỰ LUẬN (6.0 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 | Mô tả đời sống vật chất và những nét chính về đời sống tinh thần của người Việt cổ: - Đời sống vật chất: + Nghề sản xuất chính là nông nghiệp trồng lúa nước. + Nghề luyện kim dần được chuyên môn hóa. Kĩ thuật đúc đồng phát triển với những hiện vật tiêu biểu (Trống đồng Ngọc Lũ, thạp đồng Đào Thịnh,…). Bước đầu biết rèn sắt. + Người Việt cổ ở trong những ngôi nhà sàn mái cong; phương tiện đi lại chủ yếu bằng thuyền. + Nguồn lương thực chính là gạo nếp và gạo tẻ,… + Người Việt cổ thường tết tóc đuôi sam, búi tó hoặc để xoã ngang vai; biết dùng đồ trang sức làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau (đá, đồng, vỏ nhuyễn thể). Trang phục phổ biến bấy giờ là nam đóng khố, cởi trần, nữ mặc váy và yếm,… - Đời sống tinh thần: + Có tục thờ cúng tổ tiên và thờ các vị thần trong tự nhiên. + Tục xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giày,… + Các lễ hội gắn với nông nghiệp trồng lúa nước. |
0.25 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm 0.25 điểm |
Câu 2 | a. - Đồng hóa dân tộc là: việc ép buộc, bắt một dân tộc khác phải chấp nhận ngôn ngữ, chữ viết, phong tục, tập quán của dân tộc mình. - Chính quyền phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách “đồng hóa dân tộc Việt” vì: + Đồng hóa văn hóa, xóa bỏ nền văn minh Văn Lang, Âu Lạc. + Chúng muốn biến nước ta thành lãnh thổ của chúng, biến nhân dân thành nô lệ của Trung Quốc. + Xoá bỏ quốc hiệu nước ta trên bản đồ thế giới. + Muốn cướp đoạt lãnh thổ, sản vật quý, vải vóc, hương liệu để đưa về Trung Quốc. + Muốn bành trướng sức mạnh. b. Chính quyền phương Bắc đã thực hiện chính sách cai trị về văn hóa đối với nước ta: - Đưa người Hán sang ở cùng với dân Việt. - Bắt nhân dân ta phải theo phong tục, luật pháp của người Hán. - Tìm mọi cách xóa bỏ những tập quán lâu đời của người Việt. |
0.5 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm 0.25 điểm 0.25 điểm
0.25 điểm 0.25 điểm
0.25 điểm |
Câu 3 | - Quê hương của cây lúa nước không phải ở Ấn Độ và Trung Quốc, mà là ở Đông Nam Á. - Giải thích: + Đông Nam Á có khí hậu ẩm và có điều kiện lí tưởng để phát triển nghề trồng lúa. + Cây lúa ở vùng Đông Nam Á được trồng từ khoảng 10 000 năm TCN. Từ Đông Nam Á, nghề trồng lúa được du nhập vào Trung Quốc, rồi lan sang Nhật Bản, Trung Quốc. | 0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm |
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
MÔN: LỊCH SỬ 6
NĂM HỌC: 2021-2022
CẤP ĐỘ
Tên chủ đề
| NHẬN BIẾT | THÔNG HIỂU |
VẬN DỤNG
|
VẬN DỤNG CAO | ||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL | |
Chủ đề 1: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á
Số câu: 2 Số điểm: 2.0 Tỉ lệ: 20% | Cơ sở hình thành các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á |
|
| Nhận định về quê hương của cây lúa nước | ||||
Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 1 Số điểm: 1.5 Tỉ lệ: 15% | |||||||
Chủ đề 2: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á (từ thế kỉ VII đến thế kỉ X)
Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% | Hoạt động kinh tế ở các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ TK VII đến TK X |
| ||||||
Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% | ||||||||
Chủ đề 3: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X
Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% | Giao lưu văn hóa ở ĐNA trên lĩnh vực chữ viết | |||||||
Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% | ||||||||
Chủ đề 4: Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc
Số câu: 3 Số điểm: 3.5 Tỉ lệ: 35% | Tổ chức nhà nước Văn Lang; Sự ra đời của nước Văn Lang Âu Lạc | Đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ | ||||||
Số câu: 2 Số điểm: 1.5 Tỉ lệ: 15% | Số câu: 1 Số điểm: 2.0 Tỉ lệ: 20% | |||||||
Chủ đề 5 Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc
Số câu: 3 Số điểm: 3.5 Tỉ lệ: 35% | Chính sách cai trị về bộ máy cai trị của chính quyền phương Bắc | Đồng hóa dân tộc, chính sách cai trị về văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc | Ngôi chùa cổ nhất Việt Nam | |||||
Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 1 Số điểm: 2.5 Tỉ lệ: 25% | Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% | ||||||
Tổng số câu: 10 Tổng số điểm: 10 Tỉ lệ: 100%
|
5.0 4.5 45% |
3.0 3.5 35% |
1.0 0.5 5% |
1.0 1.5 15% |
Đề thi giữa kì 2 Lịch sử 6 Kết nối tri thức Đề tham khảo số 5, đề thi giữa kì 2 Lịch sử 6 KNTT, đề thi Lịch sử 6 giữa kì 2 Kết nối tri thức Đề tham khảo số 5
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận