Đề thi cuối kì 2 Lịch sử 6 KNTT: Đề tham khảo số 2
Đề tham khảo số 2 cuối kì 2 Lịch sử 6 Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
PHÒNG GD & ĐT …….. Chữ kí GT1: ...........................
TRƯỜNG THCS…….. Chữ kí GT2: ...........................
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2021 - 2022
Môn: Lịch sử 6
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: ……………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm)
Câu 1. Mục tiêu chung của các cuộc khởi nghĩa do người Việt phát động trong thời Bắc thuộc là:
A. Giành quyền dân sinh.
B. Giành chức Tiết độ sứ.
C. Giành quyền độc lập dân tộc.
D. Giành độc lập, tự chủ.
Câu 2. Để giữ gìn tiếng nói và chữ viết của mình, người Việt đã:
A. Đi học chữ Hán và viết chữ Hán.
B. Tiếp thu chữ Hán, nhưng vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên.
C. Không chấp nhận ngôn ngữ, chữ viết ngoại lai.
D. Chỉ sử dụng tiếng nói của tổ tiên mình.
Câu 3. Nhân vật được đánh giá là “nhà cải cách đầu tiên” trong lịch sử Việt Nam là:
A. Lý Bí.
B. Khúc Thừa Dụ.
C. Khúc Hạo.
D. Dương Đình Nghệ.
Câu 4. Trước thế kỉ VIII, người Chăm đã xây dựng một vương quốc khá hùng mạnh ở:
A. Ven sông Thu Bồn.
B. Ven sông Đồng Nai.
C. Ven sông Đà Rằng.
D. Ven sông Gianh.
Câu 5. Vương quốc Phù Nam được hình thành trên cơ sơ của nền văn hóa:
A. Văn hóa Sa Huỳnh.
B. Văn hóa Óc Eo.
C. Văn hóa Phù Nam.
D. Văn hóa tiền Óc Eo.
Câu 6. Sự ra đời của nước Vạn Xuân gắn liền với cuộc khởi nghĩa:
A. Hai Bà Trưng.
B. Lý Bí.
C. Mai Thúc Loan.
D. Phùng Hưng.
Câu 7. Nối ý ở cột A và cột B sao cho phù hợp:
Cột A | Cột B |
1. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng | a. Nước Vạn Xuân được thành lập. |
2. Khởi nghĩa Bà Triệu | b. Xây dựng thành Vạn An (Nghệ An) làm quốc đô. |
3. Khởi nghĩa Lý Bí | c. Khiến cho toàn thể Giao Châu chấn động. |
4. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan | d. Tấn công thành Luy Lâu và chiếm được trị sở của chính quyền đô hộ. |
B. PHẦN TỰ LUẬN (6.0 điểm)
Câu 1 (3.0 điểm). Thuật lại ngắn gọn diễn biến trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 và cho biết ý nghĩa lịch sử của trận chiến này.
Câu 2 (2.0 điểm). Trình bày tổ chức nhà nước Chăm-pa và nhận xét về các thành phần trong xã hội.
Câu 3 (1.0 điểm). Đọc đoạn tư liệu sau về lời tâu của viên quan đô hộ người Hán: “Việt là đất ở ngoài cõi. Dân cắt tóc vẽ mình, không thể lấy pháp độ của nước đội mũ mang đai mà cai trị được”. Đoạn tư liệu trên cho em biết điều gì?
BÀI LÀM
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
|
BÀI LÀM:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
TRƯỜNG THCS ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2021 – 2022
MÔN: LỊCH SỬ 6
- PHẦN TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm)
Từ câu 1 - 6: Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | D | B | C | A | B | B |
Câu 7: Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
1 - d, 2 - c, 3 - a, 4 - b.
B. PHẦN TỰ LUẬN (6.0 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 | - Thuật lại ngắn gọn diễn biến trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938: + Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo làm chủ tướng từ Quảng Đông kéo vào nước ta theo đường biển. Trước vận nước lâm nguy, Ngô Quyền gấp rút chuẩn bị hoạch đánh giặc. + Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân địch vào sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên. + Lưu Hoằng Tháo dốc quân đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục của ta mà không biết. Nước triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống cự không nổi phải rút chạy ra biển. + Quân giặc thiệt hại quá nửa, tướng giặc Lưu Hoằng Tháo bị chết. Vua Nam Hán được tin bại trận đã hốt hoảng, vội hạ lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền đã kết thúc thắng lợi. - Ý nghĩa lịch sử của trận chiến trên sông Bạch Đằng: + Đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán. + Thể hiện ý chí quyết tâm đấu tranh chống xâm lược của dân tộc ta. + Bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta. + Đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc và kết thúc hoàn toàn thời kì đấu tranh giành lại độc lập hàng chục thế kỉ, đưa dân tộc ta bước sang một kỉ nguyên mới. |
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm 0.25 điểm
0.25 điểm
|
Câu 2 | - Tổ chức nhà nước Chăm-pa: + Vua được đồng nhất với một vị thần, có quyền lực tối cao, dưới vua là tể tướng và hai quan đại thần (văn, võ); đơn vị hành chính cấp địa phương gồm: châu - huyện - làng có các chức quan đứng đầu. + Xã hội gồm các tầng lớp: tăng lữ, quý tộc, dân tự do và một bộ phận nhỏ nô lệ. - Nhận xét về tổ chức nhà nước Chăm-pa: + Tầng lớp quý tộc, tăng lữ chiếm số lượng ít hơn nhiều so với dân tự do. + Dân tự do là tầng lớp đông đảo nhất, làm nhiều nghề khác nhau. Nô lệ là tầng lớp chiếm số lượng nhỏ, chủ yếu phục vụ trong gia đình quý tộc. |
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm |
Câu 3 | - HS chỉ ra được những từ ngữ thể hiện nội dung cốt lõi của tư liệu (từ khóa): Việt là đất ngoài cõi; dân cắt tóc, vẽ mình; không thể lấy pháp độ của nước đội mũ mang đai mà cai trị. - Câu nói cho thấy nước Việt không phải là Hán, có truyền thống văn hóa, tập quán riêng. Nước lớn (Hán) không thể áp đặt cai trị theo cách của họ. Đây là minh chứng cho thấy truyền thống “bất khuất - không chịu cúi đầu” của dân tộc Việt. | 0. 5 điểm
0. 5 điểm |
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN: LỊCH SỬ 6
NĂM HỌC: 2021-2022
CẤP ĐỘ
Tên chủ đề
| NHẬN BIẾT | THÔNG HIỂU |
VẬN DỤNG
|
VẬN DỤNG CAO | ||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL | |
Chủ đề 1: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X
Số câu: 3 Số điểm: 2.0 Tỉ lệ: 20% | Nguyên nhân của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X; Sự kiện liên quan đến các cuộc khởi nghĩa | Cuộc khởi nghĩa gắn liền với sự ra đời của nhà nước Vạn Xuân |
| |||||
Số câu: 2 Số điểm: 1.5 Tỉ lệ: 15% | Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% | |||||||
Chủ đề 2: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt
Số câu: 2 Số điểm: 1.5 Tỉ lệ: 15% | Sức sống của nền văn hóa bản địa |
|
| Ý nghĩa của đoạn tư liệu | ||||
Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 1 Số điểm: 1.0 Tỉ lệ: 10% | |||||||
Chủ đề 3: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X
Số câu: 2 Số điểm: 3.5 Tỉ lệ: 35% | Diễn biến, ý nghĩa trận chiến trên sông Bạch Đằng | Nhà cải cách đầu tiên trong lịch sử Việt Nam | ||||||
Số câu: 1 Số điểm: 3.0 Tỉ lệ: 30% | Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% | |||||||
Chủ đề 4: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X
Số câu: 2 Số điểm: 2.5 Tỉ lệ: 25% | Quá trình hình thành vương quốc Chăm-pa | Tổ chức nhà nước Chăm-pa | Nhận xét các thành phần trong xã hội Chăm-pa | |||||
Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 0.5 Số điểm: 1.0 Tỉ lệ: 10% | Số câu: 0.5 Số điểm: 1.0 Tỉ lệ: 10% | ||||||
Chủ đề 5: Vương quốc Phù Nam
Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% | Cơ sở hình thành Vương quốc Phù Nam | |||||||
Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% | ||||||||
Tổng số câu: 10 Tổng số điểm: 10 Tỉ lệ: 100%
|
5.5 6.5 65% |
2.5 2.0 20% |
1.0 0.5 5% |
1.0 1.0 10% |
Đề thi cuối kì 2 Lịch sử 6 Kết nối tri thức Đề tham khảo số 2, đề thi cuối kì 2 Lịch sử 6 KNTT, đề thi Lịch sử 6 cuối kì 2 Kết nối tri thức Đề tham khảo số 2
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận