Đề thi cuối kì 2 Lịch sử 6 KNTT: Đề tham khảo số 5

Đề tham khảo số 5 cuối kì 2 Lịch sử 6 Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

 

PHÒNG GD & ĐT ……..                                                            Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……..                                                              Chữ kí GT2: ...........................                                             

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Lịch sử 6             

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ………………………………   Lớp:  ……………….. 

Số báo danh: …………………………….Phòng KT:…………..

Mã phách

 

"

 

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

     

      A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm)

      Câu 1. Năm 713, Mai Thúc Loan cho xây thành:

      A. Tống Bình.

      B. Đại La.

      C. Long Biên.

      D. Vạn An.      

      Câu 2. Về ngôn ngữ, trong thời Bắc thuộc, người Việt vẫn giữ được những yếu tố của tiếng Việt truyền thống, đồng thời tiếp thu thêm:

     A. Chữ Hán.

     B. Chữ La-tin.

     C. Chữ Phạn.

     D. Chữ Chăm cổ.

     Câu 3. Với chiến thắng lịch sử trên sông Bạch Đằng, mục tiêu giành độc lập:

     A. Đã được thực hiện trọn vẹn. 

     B. Chưa thực hiện trọn vẹn. 

     C. Chưa bao giờ được thực hiện.

     D. Không phải là mục tiêu chính.

     Câu 4. Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Chăm-pa là:

     A. Du lịch biển.

      B. Thủ công nghiệp.

      C. Chế tác kim hoàn.

      D. Nông nghiệp trồng lúa nước.

      Câu 5. Theo em, hiện tượng tự nhiên nào dưới đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của vương quốc Phù Nam?

      A. Biển xâm thực đất liền.

      B. Sa mạc hóa.

      C. Sạt lở, xói mòn.

      D. Động đất, sóng thần.

      Câu 6. Nước Vạn Xuân sụp đổ là do sự xâm lược của:

      A. Nhà Đường.

      B. Nhà Lương.

      C. Nhà Tùy.

      D. Nhà Triệu.

      Câu 7. Hãy nối ý ở cột A với cột B sao cho phù hợp về nội dung lịch sử. 

Cột A

Cột B

1. Năm 907

a. Quân Nam Hán đánh sang nước ta, lập lại quyền cai trị.

2. Năm 931

b. Khúc Thừa Dụ nổi dậy đánh chiếm thành Tống Bình, lật đổ chính quyền đô hộ, tự xưng Tiết độ sứ. 

3. Giữa năm 905

c. Dương Đình Nghệ kéo quân từ Thanh Hóa ra Bắc đánh đuổi quân Nam Hán.

4. Năm 930

d. Khúc Hạo lên thay cha nắm quyền Tiết độ sứ và tiến hành cải cách.

 

      B. PHẦN TỰ LUẬN (6.0 điểm)

      Câu 1 (2.5 điểm). Em hãy cho biết:

      a. Ngô Quyền đã chuẩn bị cho trận thủy chiến chặn giặc như thế nào?

      b. Theo em, nét độc đáo trong cách tổ chức đánh giặc của Ngô Quyền thể hiện ở những điểm nào, sẽ gây khó khăn gì cho quân giặc?

      Câu 2 (2.5 điểm). Hãy cho biết một số thành tựu văn hoá nổi bật của cư dân Phù Nam.

      Câu 3 (1.0 điểm). Trình bày một vài hiểu biết của em về chùa Trấn Quốc - chùa Khai quốc thời Lý Nam Đế, nước Vạn Xuân.

 

 

BÀI LÀM

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

 

 

 

 

BÀI LÀM:

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

 

 

 

 

 

 

 

TRƯỜNG THCS ........ 

 

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2021 – 2022

                                                 MÔN: LỊCH SỬ 6

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm)   

         Từ câu 1 - 6: Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

D

A

A

D

A

C

       

 

 

         Câu 7: Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

    1 - d, 2 - c, 3 - b, 4 – a.

   

    B. PHẦN TỰ LUẬN (6.0 điểm)   

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

a. Kế hoạch của Ngô Quyền cho trận thủy chiến:

- Dựa vào đặc điểm tự nhiên của sông Bạch Đằng: 

+ Sông Bạch Đằng chảy giữa địa phận thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) và huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) ngày nay. 

+ Xưa kia, hai bên bờ hạ lưu sông Bạch Đằng có rừng rậm um tùm, nhân dân trong vùng gọi là sông Rừng. 

+ Tại khu vực cửa biển Bạch Đằng, khi thuỷ triều lên cao, lòng sông rộng mênh mông.

- Ngô Quyền sai người đem cọc vạt nhọn đầu bịt sắt đóng ngầm trước ở cửa biển, thuyền của bọn chúng theo nước triều lên vào trong hàng cọc, sau đó ta dễ bề chế ngự, không cho chiếc nào ra thoát.

b.  

- Nét độc đáo trong cách đánh giặc của Ngô Quyền:

+ Phân tích được thế mạnh - yếu của quân giặc, chủ động bày trận địa phục kích.  

+ Biết lợi dụng lợi thế của sông Bạch Đằng để tổ chức thuỷ chiến. 

- Cách tổ chức đánh giặc của Ngô Quyền sẽ gây khó khăn cho quân giặc: quân Nam Hán sẽ bị động, bất ngờ, không kịp trở tay.

 

 

0.25 điểm

 

 

0.25 điểm

 

0.25 điểm

 

0.25 điểm

 

 

 

 

 

0.5 điểm

0.5 điểm

 

0.5 điểm

 

Câu 2

Một số thành tựu văn hóa nổi bật của cư dân Phù Nam:

- Tín ngưỡng: thờ đa thần, tiêu biểu là thờ thần Mặt Trời.

- Tôn giáo: tiếp nhận tôn giáo từ Ấn Độ như Phật giáo và Ấn Độ giáo. Đặc biệt, từ Vương quốc Phù Nam, các tôn giáo này lại tiếp tục được truyền bá đến nhiều vùng đất khác ở Đông Nam Á.

- Kiến trúc: nghề tạc tượng các vị thần Ấn Độ giáo và tượng Phật bằng đá và gỗ ở Phủ Nam phát triển từ đầu Công nguyên, tạo nên một phong cách riêng - phong cách Phù Nam: tượng thần Vis-nu, tượng Phật bằng đá thuộc văn hóa Óc Eo (TK VI - VII)

- Phương tiện đi lại: ghe, thuyền, thuận tiện trên kênh rạch, dùng ngựa, trâu, bò,... để kéo xe.

- Chỗ ở: nguời Phù Nam dựng những ngôi nhà sàn rộng bằng gỗ trên mặt nước và lợp mái lá để chung sống hài hoà trong với môi trường sông nước và khí hậu nóng ẩm ở đây.

 

 

0.5 điểm

 

0.5 điểm

 

 

0.5 điểm

 

 

 

0.5 điểm

 

0.5 điểm

Câu 3

HS giới thiệu chùa Trấn Quốc - chùa Khai quốc thời Lý Nam Đế, nước Vạn Xuân dựa trên những ý chính sau:

- Thời gian ra đời: Ngôi chùa được xây dựng từ thời Tiền Lý với tên là chùa Khai Quốc. 

- Lịch sử:

+  Đến đời vua Lê Huy Tông, chùa mới đổi tên thành chùa Trấn Quốc với ý nghĩa là nơi giúp nhân dân xua tan đi thiên tai, đem lại cuộc sống bình yên cho dân tộc. 

+ Chùa Trấn Quốc nằm trên một hòn đảo ở quận Tây Hồ), chùa có lịch sử gần 1500 năm, được coi là lâu đời nhất ở Thăng Long - Hà Nội. Kiến trúc chùa có sự kết hợp hài hoà giữa tính uy nghiêm, cổ kính với cảnh quan thanh nhã. 

- Những giá trị về lịch sử và kiến trúc: chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, là điểm thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử và khách tham quan, du lịch trong ngoài Việt Nam.

 

 

 

0.25 điểm

 

 

0.25 điểm

 

 

0.25 điểm

 

 

 

0.25 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TRƯỜNG THCS ......... 

 

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

MÔN: LỊCH SỬ 6

NĂM HỌC: 2021-2022

 

     

            CẤP  ĐỘ 

 

 

Tên chủ đề 

 

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

 

VẬN DỤNG

     

 

       VẬN DỤNG CAO

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

Chủ đề 1:

Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

 

Số câu: 3

Số điểm: 2.0

Tỉ lệ: 20%

Khởi nghĩa Mai Thúc Loan; Nguyên nhân nước Vạn Xuân sụp đổ     

 

Giới thiệu về chùa Trấn Quốc 

Số câu: 2

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

      

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

Chủ đề 2:

Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

Tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Quốc

 

 

 

    

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

       

Chủ đề 3:

Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

 

Số câu: 3

Số điểm: 4.0

Tỉ lệ: 40%

Cuộc nổi dậy của Khúc Thừa Dụ, cải cách khúc hạo, kháng chiến chống quân Nam Hán của Dương Đình Nghệ  Kế hoạch và nét độc đáo trong cách đánh giặc của Ngô QuyềnÝ nghĩa của chiến thắng trên sông Bạch Đằng   

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

  

Số câu: 1

Số điểm: 2.5

Tỉ lệ: 25%

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

   

Chủ đề 4:

Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

Hoạt động kinh tế của cư dân Chăm-pa       

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

       

Chủ đề 5:

Vương quốc Phù Nam

 

Số câu: 2

Số điểm: 3.0

Tỉ lệ: 30%

 Thành tựu văn hóa nổi bật của cư dân Phù Nam  Nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Vương quốc Phù Nam   
 

Số câu: 1

Số điểm: 2.5

Tỉ lệ: 25%

  

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

   

 

Tổng số câu: 10

Tổng số điểm: 10

Tỉ lệ: 100%

 

 

6.0

5.5

55%

 

1.0

2.5

25%

 

2.0

1.0

10%

 

1.0

1.0

10%

 

 

 

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi cuối kì 2 Lịch sử 6 Kết nối tri thức Đề tham khảo số 5, đề thi cuối kì 2 Lịch sử 6 KNTT, đề thi Lịch sử 6 cuối kì 2 Kết nối tri thức Đề tham khảo số 5

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo