Đề thi giữa kì 2 Lịch sử 6 KNTT: Đề tham khảo số 3
Đề tham khảo số 3 giữa kì 2 Lịch sử 6 Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
PHÒNG GD & ĐT …….. Chữ kí GT1: ...........................
TRƯỜNG THCS…….. Chữ kí GT2: ...........................
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2021 - 2022
Môn: Lịch sử 6
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: ……………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm)
Câu 1. Khu vực Đông Nam Á được coi là cầu nối giữa:
A. Trung Quốc với Địa Trung Hải.
B. Nhật Bản với Ấn Độ.
C. Trung Quốc với Tây Á.
D. Trung Quốc, Nhật Bản với Ấn Độ, Tây Á và Địa Trung Hải.
Câu 2. Vương quốc lấy nông nghiệp làm ngành kinh tế chính, chủ yếu nằm ở vùng lục địa là:
A. Sri Vi-giay-a.
B. Ka-li-ga.
C. Ma-ta-ram.
D. Chân Lạp.
Câu 3. Chữ viết của người Chăm cổ có nguồn gốc từ loại văn tự nào?
A. Chữ tượng hình.
B. Chữ Phạn.
C. Chữ hình nêm.
D. Chữ tượng ý.
Câu 4. Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh phản ánh hoạt động gì của người Việt cổ thời Văn Lang - Âu Lạc?
A. Chống lũ lụt bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
B. Chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước.
C. Phát triển sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước.
D. Chống hạn hán bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
Câu 5. Trong thời kì Bắc thuộc, đứng đầu các làng xã là:
A. Viên thứ sử người Hán.
B. Viên Thái thú người Hán.
C. Hào trưởng người Việt.
D. Tiết độ sứ người Việt.
Câu 6. Một số vương quốc phong kiến Đông Nam Á đã góp nhiều mặt hành chủ lực trên những tuyến đường buôn bán đường biển kết nối Á - Âu gọi là:
A. Con đường Tơ lụa.
B. Con đường Lúa gạo.
C. Con đường Gia vị.
D. Con đường Rượu nho.
Câu 7. Nối cột A và cột B để được nội dung phù hợp:
Cột A | Cột B |
1. Bộ máy cai trị | a. Chính quyền phương Bắc đưa người Hán sang ở cùng dân Việt. |
2. Kinh tế | b. Chính quyền phương Bắc tìm mọi cách xóa bỏ những tập quán lâu đời của người Việt. |
3. Xã hội | c. Các quan cai trị phương Bắc áp đặt chính sách tô thuế nặng nề. |
4. Văn hóa | d. Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, chính quyền từ cấp huyện trở lên do người Hán nắm giữ. |
B. PHẦN TỰ LUẬN (6.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
a. Trình bày tổ chức bộ máy và nhận xét về tổ chức nhà nước Văn Lang.
b. Nêu ý nghĩa sự ra đời của nhà nước Văn Lang.
Câu 2 (3.0 điểm). Trình bày những tác động của quá trình giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X.
Câu 3 (1.0 điểm). Mốc thời gian đánh dấu lịch sử dựng nước của người Việt như “cách đây 4.000 năm” hoặc “nước ta có lịch sử 4.000 năm dựng nước” có hợp lí không? Vì sao?
BÀI LÀM
..........................................................................................................................................
.......................................................................................................................................... ..........................................................................................................................................
|
BÀI LÀM:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
TRƯỜNG THCS ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2021 - 2022
MÔN: LỊCH SỬ 6
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm)
Từ câu 1 - 6: Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | D | D | B | A | C | C |
Câu 7: Mỗi ý đúng được 0,25 điểm.
1 - d, 2 - c, 3 - a, 4 - b
B. PHẦN TỰ LUẬN (6.0 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 | a. - Tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang: + Đứng đầu nhà nước là Hùng Vương, thực chất là thủ lĩnh của một liên minh bộ lạc (nhà nước sơ khai). Giúp việc cho vua có các Lạc hầu. + Ở địa phương, đứng đầu mỗi bộ (15 bộ) là Lạc tướng. + Các kẻ, chiềng, chạ chính là các đơn vị làng xã sau này do Bồ chính (già làng) đứng đầu. - Nhận xét tổ chức nhà nước Văn Lang: + Nhà nước đã được hình thành từ trung ương đến địa phương nhưng sơ khai, tổ chức đơn giản, chia làm 3 cấp (chỉ có vài chức quan). + Nhà nước chưa có quân đội, chưa có luật pháp. b. Ý nghĩa sự ra đời của nhà nước Văn Lang: - Mở ra thời kì dựng nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc. - Là dấu mốc kết thúc thời kì nguyên thuỷ trên đất nước Việt Nam. - Tạo cơ sở tiền đề cho sự hình thành và phát triển nền văn minh của thời kì dựng nước trong lịch sử Việt Nam. |
0.25 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm 0.25 điểm
0.25 điểm |
Câu 2 | Những tác động của quá trình giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X: - Tín ngưỡng tôn giáo: + Các tín ngưỡng bản địa (tín ngưỡng phồn thực, tục thờ cúng tổ tiên, tục cầu mưa,…) đã dung hợp với Ấn Độ giáo (Ấn Độ), Phật giáo (từ Ấn Độ và Trung Quốc). + Các quốc gia chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đều có tín ngường Thần – Vua. - Chữ viết, văn học: + Nhiều nhóm cư dân Đông Nam Á đã tạo ra chữ viết riêng dựa trên hệ thống chữ cổ của người Ấn Độ. Người Việt thì thừa kế hệ thống chữ hán của người Trung Quốc. + Người Đông Nam Á tiếp thu văn học của người Ấn Độ, tiêu biểu nhất là sử thi Ma-ha-bha-ra-ta, Ra-ma-y-a-na để sáng tạo bộ sử thi của dân tộc mình như: Phạ lắc - Phạ Lam (Lào), Ra-ma-ken (Thái Lan),… - Kiến trúc, điêu khắc: + Tiêu biểu ở Đông Nam Á là kiến trúc đền -núi, như đền Bô-rô-bu-đua, La-ra Giong-grang (In-đô-nê-xi-a), khu di tích Mỹ Sơn (Việt Nam),... + Nghệ thuật điêu khắc Đông Nam Á chịu ảnh hưởng rõ rệt của Ấn Độ với các loại hình chủ yếu là phù điêu, các bức chạm nổi, tượng thần, Phật,... |
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm |
Câu 3 | - Mốc thời gian đánh dấu lịch sử dựng nước của người Việt như “cách đây 4.000 năm” hoặc “nước ta có lịch sử 4.000 năm dựng nước” không hợp lí. - Giải thích: Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thế kỉ VII TCN - mốc đánh dấu lịch sử dựng nước của người Việt, phù hợp với những bằng chứng khảo cổ học (văn hoá Đông Sơn). Vì vậy, những mốc thời gian khác như “cách đây 4 000 năm” hoặc “nước ta có lịch sử 4 000 năm dựng nước” là không hợp lí. | 0.5 điểm
0.5 điểm
|
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
MÔN: LỊCH SỬ 6
NĂM HỌC: 2021-2022
CẤP ĐỘ
Tên chủ đề
| NHẬN BIẾT | THÔNG HIỂU |
VẬN DỤNG
|
VẬN DỤNG CAO | ||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL | |
Chủ đề 1: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á
Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% | Vị trí địa lí của các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á |
|
| |||||
Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5%
| ||||||||
Chủ đề 2: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á (từ thế kỉ VII đến thế kỉ X)
Số câu: 2 Số điểm: 1.0 Tỉ lệ: 10% | Hoạt động kinh tế ở các vương quốc phong kiến ĐNA từ thế kỉ VII đến thế kỉ X |
| Hoạt động kinh tế ở các vương quốc phong kiến ĐNA từ thế kỉ VII đến thế kỉ X |
| ||||
Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% |
| ||||||
Chủ đề 3: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X
Số câu: 2 Số điểm: 3.5 Tỉ lệ: 20% | Tác động của quá trình giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á | Giao lưu văn hóa ở ĐNA trên lĩnh vực chữ viết | ||||||
Số câu: 1 Số điểm: 3.0 Tỉ lệ: 30% | Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% |
| ||||||
Chủ đề 4: Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc
Số câu: 3 Số điểm: 3.5 Tỉ lệ: 35% | Tổ chức bộ máy nhà nước và ý nghĩa sự ra đời nhà nước Văn Lang | Truyền thuyết phản ánh hoạt động của người Việt thời Văn Lang, Âu Lạc | Nhận định về mốc thời gian đánh dấu sự ra đời của người Việt | |||||
Số câu: 1 Số điểm: 2.0 Tỉ lệ: 20% | Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 1 Số điểm: 1.0 Tỉ lệ: 10% | ||||||
Chủ đề 5 Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc
Số câu: 2 Số điểm: 1.5 Tỉ lệ: 15% | Bộ máy cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc | Chính sách cai trị về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của triều đại phong kiến phương Bắc | ||||||
Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 1 Số điểm: 1.0 Tỉ lệ: 10% | |||||||
Tổng số câu: 10 Tổng số điểm: 10 Tỉ lệ: 100%
|
4.0 4.5 45% |
4.0 4.0 40% |
1.0 0.5 5% |
1.0 1.0 10% |
Đề thi giữa kì 2 Lịch sử 6 Kết nối tri thức Đề tham khảo số 3, đề thi giữa kì 2 Lịch sử 6 KNTT, đề thi Lịch sử 6 giữa kì 2 Kết nối tri thức Đề tham khảo số 3
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận