Đề thi cuối kì 2 Lịch sử 6 KNTT: Đề tham khảo số 3

Đề tham khảo số 3 cuối kì 2 Lịch sử 6 Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

 

PHÒNG GD & ĐT ……..                                                            Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……..                                                              Chữ kí GT2: ...........................                                             

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Lịch sử 6             

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ………………………………   Lớp:  ……………….. 

Số báo danh: …………………………….Phòng KT:…………..

Mã phách

 

"

 

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

     

      A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm)

      Câu 1. Di tích lịch sử gắn liền với thời khai quốc, thành lập nước Vạn Xuân là:

      A. Đền Hai Bà Trưng (Mê Linh, Hà Nội).

      B. Lăng Bà Triệu trên đỉnh núi Tùng (Hậu Lộc, Thanh Hóa).

      C. Đền thờ Phùng Hưng (Sơn Tây, Hà Nội).

      D. Chùa Trấn Quốc (Tây Hồ, Hà Nội).    

      Câu 2. Người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên vì:

      A. Người Hán sang đô hộ nhưng không quan tâm đến văn hóa.

      B. Văn hóa của Người Việt phát triển quá rực rỡ.

      C. Truyền thống yêu nước và lòng tự tôn dân tộc.

      D. Cả A, B, C đều đúng. 

      Câu 3. Quân Nam Hán xâm lâm lược nước ta lần thứ hai vào năm:

      A. Năm 930. 

      B. Năm 931.

      C. Năm 937. 

      D. Năm 938.

      Câu 4. Trước thế kỉ VIII, kinh đô của người Chăm có tên là:

      A. In-đra-pu-ra.

      B. Vi-ra-pu-ra.

      C. Sin-ha-pu-ra.

      D. Ka-tê.

      Câu 5. Vương quốc Phù Nam dần bị suy yếu và thôn tính bởi:

      A. Chân Lạp.

      B. Ấn Độ.

      C. Chăm-pa.

      D. Trung Quốc.

      Câu 6. Câu nói Một xin rửa sạch nước thù/ Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng là của:

      A. Bà Triệu.

      B. Hai Bà Trưng.

      C. Mai Thúc Loan.

      D. Lý Bí.

      Câu 7. Phong tục của người Việt trong thời Bắc thuộc vẫn được duy đến ngày nay:

      A. Thờ cúng tổ tiên, hội làng. 

      B. Nói, viết bằng tiếng Việt. 

      C. Đạo giáo, Phật giáo được truyền bá. 

      D. Cả A, B, C đều đúng.      

      Câu 8. Khía cạnh trong văn hóa vật chất của Phù Nam thể hiện nét đặc trưng nào của đời sống sống nước?

      A. Xây thành thị ven biển.

      B. Đi lại bằng xe ngựa.

      C. Đi lại bằng ghe thuyền.

      D. Trồng lúa nước.

 

      B. PHẦN TỰ LUẬN (6.0 điểm)

      Câu 1 (2.5 điểm). Trình bày nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.      

      Câu 2 (2.5 điểm). So sánh hoat động kinh tế, tổ chức xã hội giữa cư dân Phù Nam và cư dân Chăm-pa. 

      Câu 3 (1.0 điểm). Đọc đoạn tư liệu sau, hãy cho biết ý nghĩa lịch sử của trận Bạch Đằng

“Trận thắng trên sông Bạch Đằng là cơ sở sau này cho việc khôi phục quốc thống. Những chiến công đời Đinh, Lê, Lý, Trần vẫn còn nhờ vào uy thanh lẫm liệt để lại ấy. Trận Bạch Đằng này là vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lẫy lững ở một thời bấy giờ mà thôi đâu?”. 

(Quốc sử quán triều Nguyễn, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Sđd, tr.211).

 

BÀI LÀM

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

 

 

 

 

 

BÀI LÀM:

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

 

 

 

 

TRƯỜNG THCS ........ 

 

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2021 – 2022

                                                 MÔN: LỊCH SỬ 6

 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm)   

         Từ câu 1 - 8: Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

D

C

D

C

A

B

D

       

            B. PHẦN TỰ LUẬN (6.0 điểm)   

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

- Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa: Bất bình với chính sách cai trị hà khắc của chính quyền đô hộ phương Bắc và mục đích bảo vệ nhân dân, khôi phục lại nền độc lập, tự chủ đã được thiết lập từ thời Hùng Vương dựng nước. Vì vậy, mùa xuân năm 40, Trưng Trắc và Trưng Nhị dựng cờ khởi nghĩa.

- Diễn biến của cuộc khởi nghĩa:

+ Trưng Trắc, Trưng Nhị phất cờ nổi dậy tại cửa sông Hát. Tướng lĩnh khắp 65 thành trì đều quy tụ về với cuộc khởi nghĩa. 

+ Từ sông Hát, nghĩa quân theo đường sông Hồng tiến xuống đánh chiếm căn cứ quân Hán ở Mê Linh và Cổ Loa. 

+ Nghĩa quân tiếp tục tấn công thành Luy Lâu và chiếm được trị sở của chính quyền đô hộ. 

+ Khởi nghĩa thắng lợi, Trưng Trắc được suy tôn lên làm vua, đóng đô ở Mê Linh.  

- Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa: 

+ Là cuộc khởi nghĩa đầu tiên trong thời kì Bắc thuộc, mở đầu thời kì đấu tranh giành độc lập dân tộc, tự chủ lâu dài, bền bỉ của người Việt. Tạo nền tảng, truyền thống đấu tranh và cổ vũ cho các phong trào khởi nghĩa sau này.

+ Chứng tỏ tinh thần yêu nước, đấu tranh mạnh mẽ, bất khuất của người Việt nói chung và của phụ nữ Việt Nam nói riêng.

0.5 điểm

 

 

 

 

 

0.25 điểm

 

 

0.25 điểm

 

0.25 điểm

 

0.25 điểm

 

 

0.5 điểm

 

 

 

0.5 điểm

Câu 2

- Hoạt động kinh tế:

+ Vương quốc Chăm-pa:

  • Trồng lúa nước, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Sản xuất các mặt hàng thủ công (đồ gốm, trang sức, dụng cụ sản xuất).

  • Khai thác các nguồn lợi tự nhiên trên rừng (trầm hương, kì nam,...) và dưới biển (cá, tôm, ngọc trai).

  • Cư dân giỏi nghề đi biển, Chăm-pa là trung tâm buôn bán quốc tế thời bấy giờ (trầm hương, kì nam, ngọc trai, ngà voi,...để đổi lấy các mặt hàng như thủy tinh, mã não, gương đồng, đồ gốm men lam Cô-ban,...)

+ Vương quốc Phù Nam:

  • Trồng lúa, chăn nuôi gà, lợn, đánh bắt thủy, hải sản. Làm đồ thủ công: đồ gốm, trang sức, đồ dựng bằng thủy tinh. 

  • Luyện đồng và rèn sắt chế tạo công cụ sản xuất, vũ khí. 

  • Cư dân giỏi buôn bán với các thương nhân nước ngoài thông qua các cảng thị. 

- Tổ chức xã hội:

+ Vương quốc Chăm-pa: 

  • Vua được đồng nhất với một vị thần, có quyền lực tối cao, dưới vua là tể tướng và hai quan đại thần (văn, võ); đơn vị hành chính cấp địa phương gồm: châu - huyện - làng có các chức quan đứng đầu.

  • Xã hội gồm các tầng lớp: tăng lữ, quý tộc, dân tự do và một bộ phận nhỏ nô lệ.

+ Vương quốc Phù Nam: 

  • Vua là người đứng đầu và có quyền lực cao nhất. Dưới đó là hệ thống quan lại giúp việc cho vua với nhiều cấp bậc. 

  • Xã hội gồm các tầng lớp: quý tộc, tăng lữ, thương nhân, thợ thủ công và nông dân. 

 

 

0.25 điểm

 

 

0.25 điểm

 

0.25 điểm

 

 

 

 

0.25 điểm

 

0.25 điểm

 

0.25 điểm

 

 

 

0.25 điểm

 

 

 

0.25 điểm

 

 

0.25 điểm

 

0.25 điểm

 

Câu 3

Ý nghĩa lịch sử của trận chiến trên sông Bạch Đằng qua đoạn tư liệu:

+ Đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán. Bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta (khôi phục quốc thống). 

+ Thể hiện ý chí quyết tâm đấu tranh chống xâm lược của dân tộc ta. Đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc và kết thúc hoàn toàn thời kì đấu tranh giành lại độc lập hàng chục thế kỉ, đưa dân tộc ta bước sang một kỉ nguyên mới (là vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lẫy lững ở một thời bấy giờ mà thôi đâu). 

 

 

0.5 điểm

 

 

0.5 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TRƯỜNG THCS ......... 

 

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

MÔN: LỊCH SỬ 6

NĂM HỌC: 2021-2022

 

     

            CẤP  ĐỘ 

 

 

Tên chủ đề 

 

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

 

VẬN DỤNG

     

 

       VẬN DỤNG CAO

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

Chủ đề 1:

Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

 

Số câu: 3

Số điểm: 3.5

Tỉ lệ: 20%

 Nguyên nhân, diễn biến và kết quả cuộc khởi nghĩa Hai Bà TrưngCâu nói của vị anh hùng thời Bắc thuộc Di tích lịch sử gắn với thời khai quốc, thành lập nước Vạn Xuân 

 

 
 

Số câu: 1

Số điểm: 2.5

Tỉ lệ: 25%

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

   

Chủ đề 2:

Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

 

Số câu: 2

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

Sức sống của nền văn hóa bản địa

 

Sức sống của nền văn hóa bản địa

 

    

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

     

Chủ đề 3:

Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

 

Số câu: 2

Số điểm: 1.5

Tỉ lệ: 15%

Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán      Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng qua đoạn tư liệu

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

      

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

Chủ đề 4:

Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

 

Số câu: 1.5

Số điểm: 1.75

Tỉ lệ: 25%

Quá trình hình thành Vương quốc Chăm-paHoạt động kinh tế, tổ chức xã hội của vương quốc Chăm-pa      

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

Số câu: 0.5

Số điểm: 1.25

Tỉ lệ: 12.5%

      

Chủ đề 5:

Vương quốc Phù Nam

 

Số câu: 2.5

Số điểm: 2.25

Tỉ lệ: 22.5%

Quá trình hình thành, phát triển và suy vong của Vương quốc Phù NamHoạt động kinh tế, tổ chức xã hội của vương quốc Phù Nam  Nét đặc trưng của nền văn hóa sông nước   

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

Số câu: 0.5

Số điểm: 1.25

Tỉ lệ: 12.5%

  

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

   

 

Tổng số câu: 11

Tổng số điểm: 10

Tỉ lệ: 100%

 

 

6.0

7.0

70%

 

2.0

1.0

10%

 

2.0

1.0

10%

 

1.0

1.0

10%

 

 

 

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi cuối kì 2 Lịch sử 6 Kết nối tri thức Đề tham khảo số 3, đề thi cuối kì 2 Lịch sử 6 KNTT, đề thi Lịch sử 6 cuối kì 2 Kết nối tri thức Đề tham khảo số 3

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo