Đề thi giữa kì 2 Hóa học 6 KNTT: Đề tham khảo số 4
Đề tham khảo số 4 giữa kì 2 Hóa học 6 Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
PHÒNG GD & ĐT …….. Chữ kí GT1: ...........................
TRƯỜNG THCS…….. Chữ kí GT2: ........................... ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022
Môn: Hóa học Lớp: 6
Họ và tên: …………………………………………………. Lớp: ……………….. Số báo danh: ……………………………………………….Phòng KT:………….. | Mã phách |
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Những chất cháy được, khi cháy toả nhiệt và phát sáng được gọi là:
A. Vật liệu. B. Nguyên liệu.
C. Nhiên liệu. D. Điện năng.
Câu 2. Tại sao nói nhiên liệu hoá thạch thuộc loại nhiên liệu không tái tạo?
A. Vì nó được tạo ra trong thời gian dài, hàng chục triệu năm, khó bổ sung.
B. Vì nó được tạo ra trong thời gian dài, hàng chục triệu năm, không bổ sung được.
C. Vì nó được tạo ra trong thời gian dài, hàng nghìn năm, khó bổ sung.
D. Vì nó được tạo ra trong thời gian dài, hàng nghìn năm, không bổ sung được.
Câu 3. Trong các thực phẩm dưới đây, loại nào chứa nhiều protein (chất đạm) nhất?
A. Thịt. B. Gạo.
C. Rau xanh. D. Gạo và rau xanh.
Câu 4. Theo em, nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Độ tuổi. B. Giới tính.
C. Hoạt động nghề nghiệp. D. Tất cả các phương án trên.
Câu 5. Muốn hòa tan được nhiều muối ăn vào nước, ta không nên sử dụng phương pháp nào dưới đây?
A. Bỏ thêm đá lạnh vào.
B. Vừa cho muối ăn vào nước vừa khuấy đểu.
C. Nghiền nhỏ muối ăn.
D. Đun nóng nước .
Câu 6. Khi hòa tan bột đá vôi vào nước, chỉ một lượng chất này tan trong nước, phần còn lại làm cho nước vôi trong bị đục. Hỗn hợp này được gọi là:
A. Dung dịch. B. Huyền phù.
C. Nhũ tương. D. Chất tan.
Câu 7. Khi sử dụng ấm để đun sôi nước suối hoặc nước máy thì sau một thời gian sử dụng sẽ xuất hiện nhiều cặn trắng bám vào bên trong ấm.
Cho biết: Làm thế nào để có thể làm sạch cặn trong ấm?
A. Dùng dao hoặc đồ vật bằng kim loại để cạo đi lớp cặn.
B. Dùng nước rửa chén bát để cọ.
C. Dùng nuớc nóng để cặn tan ra.
D. Dùng giấm, nước chanh để ngâm ấm.
Câu 8. Vì sao trên bao bì một số loại sữa như sữa cacao, sữa socola,… thường có dòng chữ “Lắc đều trước khi uống”?
A. Một số loại sữa như sữa cacao, sữa socola,… ở dạng nhũ tương. Vì vậy phải lắc đều trước khi uống để phần chất rắn không bị lắng dưới đáy hộp.
B. Một số loại sữa như sữa cacao, sữa socola,… ở dạng huyền phù. Vì vậy phải lắc đều trước khi uống để phần chất rắn không bị lắng dưới đáy hộp.
C. Một số loại sữa như sữa cacao, sữa socola,… ở dạng dung dịch. Vì vậy phải lắc đều trước khi uống để phần chất rắn không bị lắng dưới đáy hộp.
D. Một số loại sữa như sữa cacao, sữa socola,… ở dạng hỗn hợp. Vì vậy phải lắc đều trước khi uống để phần chất rắn không bị lắng dưới đáy hộp.
B. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1. (2,5 điểm)
a) Nhiên liệu là gì?
b) Nêu các tính chất chung và ứng dụng của nhiên liệu?
Câu 2. (2,0 điểm)
a) Hãy nêu cách bảo quản các loại lương thực khô (gạo, ngô, khoai, sắn) và lương thực đã được nấu chín (cơm, cháo).
b) Nêu ít nhất 4 biện pháp để bảo vệ an toàn thực phẩm?
Câu 3. (1,5 điểm): Gia đình bạn M đang sử dụng nước giếng khoan để sinh hoạt. Khi chưa có máy lọc nước thì sau một thời gian dùng, ở thanh đốt của bình nóng lạnh thấy xuất hiện nhiều cặn trắng bám vào. Cho biết:
a. Nước giếng khoan có phải nước tinh khiết không?
b. Tại sao khi nhà M dùng máy lọc nước rồi mới sử dụng bình nóng lạnh thì thanh đốt ít bị đóng cặn hơn?
c. Chúng ta cần phải làm gì để làm sạch cặn bám ở thanh đốt của bình nóng lạnh?
BÀI LÀM
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
TRƯỜNG THCS ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (2021 – 2022)
MÔN HÓA HỌC .LỚP 6
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6,0 điểm)
- Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án đúng | C | B | A | D | A | B | D | D |
B. PHẦN TỰ LUẬN: ( 6,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (2,5 điểm) | a) Nhiên liệu là những chất cháy được và khi cháy tỏa nhiều nhiệt: gỗ, than, dầu mỏ, khí đốt, xăng,... b) - Tính chất: + Có thể tồn tại ở thể rắn (than đá, gỗ,...), thể lỏng (xăng, dầu hỏa,...) và thể khí (các loại khí đốt). + Dễ cháy, khi cháy toả nhiều nhiệt. + Hầu hết các loại nhiên liệu nhẹ hơn nước (trừ than đá) và không tan trong nước (trừ cồn). - Ứng dụng: Nhiệt tỏa ra khi đốt cháy nhiên liệu được sử dụng để sưởi ấm, nấu ăn, chạy động cơ và phát điện. | 0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm 0,5 điểm
0,5 điểm |
Câu 2 (2,0 điểm) | a) - Bảo quản lương thực khô (gạo, ngô, khoai, sắn): để nơi khô ráo, tránh ẩm thấp, khiến lương thực bị mọc mầm, thối…. - Bảo quản lương thực đã được nấu chín (cơm, cháo): để nơi khô ráo, hoặc bảo quản trong tủ lạnh để được lâu hơn. b) Những biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm gồm: - Rau, quả, thịt, cá.. phải mua tươi hoặc ướp lạnh. - Thực phẩm đóng hộp phải chú ý hạn sử dụng. - Tránh để lẫn lộn thực phẩm sống với thực phẩm cần nấu chín. - Thức ăn còn thừa phải bảo quản trong tủ lạnh để tránh bị ôi thiu và không nên sử dụng trong thời gian dài. | 0,5 điểm 0,5 điểm
0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm |
Câu 3 (1,5 điểm) | a. Nước giếng khoan không phải là nước tinh khiết vì ngoài nước, nó còn chứa nhiều tạp chất khác như chất khoáng, nitrat,… b. Khi nhà M dùng máy lọc nước rồi mới sử dụng bình nóng lạnh thì thanh đốt ít bị đóng cặn hơn vì máy lọc đã loại bỏ bớt các tạp chất có trong nước giếng khoan. c. Để làm sạch cặn bám ở thanh đốt của bình nóng lạnh, ta có thể dùng giấm ăn ngâm thanh đốt một thời gian, các chất cặn sẽ tan ra. Sau đó rửa sạch thanh đốt. | 0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
|
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II – MÔN HÓA
NĂM HỌC: 2021-2022
CẤP ĐỘ
Tên chủ đề
| NHẬN BIẾT | THÔNG HIỂU |
VẬN DỤNG
|
VẬN DỤNG CAO | ||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL | |
Một số nhiên liệu
Số câu : 3 Số điểm: 3,5 Tỉ lệ: 35% | Biết khái niệm nhiên liệu | Biết nhiên liệu, tính chất và ứng dụng của nhiên liệu | Hiểu nhiên liệu hoá thạch | |||||
Số câu: 1 Sốđiểm:0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 1 Sốđiểm: 2,5 Tỉ lệ: 25% | Số câu: 1 Sốđiểm:0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ: …% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ: …% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ: …% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ:…% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ: …% | |
Một số lương thực, thực phẩm
Số câu : 3 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 30% | Biết thực phẩm chứa nhiều chất đạm | Hiểu cách bảo quản lương thực khô và lương thực đã được nấu chín | Hiểu nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc yếu tố nào | Vận dụng để bảo vệ an toàn thực phẩm | ||||
Số câu: 1 Sốđiểm:0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ:..% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ:..% | Số câu:0,5 Sốđiểm:1 Tỉ lệ: 10% | Số câu: 1 Sốđiểm:0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu:0,5 Sốđiểm:1 Tỉ lệ: 10% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ:..% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ:..% | |
Hỗn hợp các chất
Số câu : 5 Số điểm: 3,5 Tỉ lệ: 35% | Hiểu cách hoà tan muối ăn vào nước Hiểu huyền phù | Vận dụng để xử lí cặn trắng bám trong ấm đun nước Vận dụng để giải thích chữ in trên bao bì hộp sữa | Vận dụng giải thích nước giếng khoan, tình trạng thanh đốt bị đóng cặn và cách xử lí | |||||
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ:.% | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ:.% | Số câu: 2 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ:..% | Số câu: 2 Sốđiểm:1 Tỉ lệ: 10% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ:..% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ:..% | Số câu:1 Số điểm:1,5 Tỉ lệ: 15% | |
Tổng câu: 11 Tổng điểm:10 Tỉ lệ: 100%
| 3 câu 3,5 điểm 35% | 3,5 câu 2,5 điểm 25% | 3,5 câu 2,5 điểm 25% | 1 câu 1,5 điểm 15% |
Đề thi giữa kì 2 Hóa học 6 Kết nối tri thức Đề tham khảo số 4, đề thi giữa kì 2 Hóa học 6 KNTT, đề thi Hóa học 6 giữa kì 2 Kết nối tri thức Đề tham khảo số 4
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận