Đề thi giữa kì 2 Hóa học 6 KNTT: Đề tham khảo số 1
Đề tham khảo số 1 giữa kì 2 Hóa học 6 Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
PHÒNG GD & ĐT …….. Chữ kí GT1: ...........................
TRƯỜNG THCS…….. Chữ kí GT2: ........................... ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022
Môn: Hóa học Lớp: 6
Họ và tên: …………………………………………………. Lớp: ……………….. Số báo danh: ……………………………………………….Phòng KT:………….. | Mã phách |
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Nhiên liệu nào sau đây không phải nhiên liệu hóa thạch?
A. Than đá. B. Ethanol.
C. Khí tự nhiên. D. Dầu mỏ.
Câu 2. An ninh năng lượng là:
A. Sự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, ưu tiên nguồn năng lượng sạch và giá rẻ.
B. Sự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, ưu tiên nguồn năng lượng sạch và giá cao.
C. Sự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới một dạng duy nhất, giá thành rẻ.
D. Sự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới một dạng duy nhất, giá thành cao.
Câu 3. Để sử dụng gas tiết kiệm, hiệu quả người ta nên sử dụng biện pháp nào sau đây?
A. Tùy nhiệt độ cần thiết để điều chỉnh lượng gas.
B. Ngăn không cho khí gas tiếp xúc với carbon dioxide.
C. Tốt nhất nên để gas ở mức độ nhỏ nhất.
D. Tốt nhất nên để gas ở mức độ lớn nhất.
Câu 4. Đâu là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm?
A. Thực phẩm nhiễm hóa chất độc hại.
B. Thực phẩm nhiễm khuẩn.
C. Thực phẩm quá hạn sử dụng.
D. Cả ba phương án trên đều đúng.
Câu 5. Khi cơ thể thiếu iot sẽ dễ mắc bệnh gì?
A. Bệnh tim. B. Bệnh về tuyến giáp.
C. Bệnh thận. D. Bệnh về xương khớp.
Câu 6. Những vật thể nào dưới đây là hỗn hợp?
A. Nước chanh, gang, thép.
B. Thép, nước đường, muối.
C. Đinh sắt, oxygen, nước tính khiết.
D. Nước cam, thìa bạc, không khí.
Câu 7. Để phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp ta dựa vào:
A. Thể của chất.
B. Mùi vị của chất.
C. Tính chất của chất.
D. Số chất tạo nên.
Câu 8. Khi sử dụng ấm để đun sôi nước suối hoặc nước máy thì sau một thời gian sử dụng sẽ xuất hiện nhiều cặn trắng bám vào bên trong ấm.
Cho biết: Đun nước lấy từ tự nhiên hay lấy từ máy lọc thì sẽ ít bị cặn hơn?
A. Nước tự nhiên ít bị cặn hơn.
B. Nước từ máy lọc ít bị cặn hơn.
C. Cả hai loại đều có cặn như nhau.
D. Tất cả các đáp án đều sai.
B. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
a) Liệt kê ba nguồn nhiên liệu phổ biến và đặc điểm của chúng?
b) Nhận xét về tính bắt lửa của nhiên liệu gas, dầu, than. Để dập tắt bếp than củi, chúng ta phải làm thế nào?
Câu 2. (3,0 điểm)
a) Lương thực, thực phẩm là gì? Cho ví dụ?
b) Người Việt Nam thường ăn cơm và các loại bún, bánh làm từ gạo. Thành phần chính và vai trò của chúng đối với cơ thể là gì?
Câu 3. (1,0 điểm)
Gia đình bạn M đang sử dụng nước giếng khoan để sinh hoạt. Khi chưa có máy lọc nước thì sau một thời gian dùng, ở thanh đốt của bình nóng lạnh thấy xuất hiện nhiều cặn trắng bám vào. Hãy cho biết:
a. Tại sao khi nhà M dùng máy lọc nước rồi mới sử dụng bình nóng lạnh thì thanh đốt ít bị đóng cặn hơn?
b. Chúng ta cần phải làm gì để làm sạch cặn bám ở thanh đốt của bình nóng lạnh?
BÀI LÀM
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
TRƯỜNG THCS ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (2021 – 2022)
MÔN HÓA HỌC .LỚP 6
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6,0 điểm)
- Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án đúng | B | A | A | D | B | A | D | B |
B. PHẦN TỰ LUẬN: ( 6,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (2,0 điểm) | a) Than đá, dầu mỏ và khí thiên nhiên là các nguồn nhiên liệu phổ biến. - Than đá chứa nhiều tạp chất, khi đốt cháy sinh ra nhiều chất độc hại, là loại nhiên liệu gây ô nhiễm nhất trong các nguồn nhiên liệu hóa thạch. - Dầu mỏ và khí thiên nhiên thường tồn tại cùng nhau trong các mỏ dầu. Khi chưng cất dầu thô ta thu được các nhiên liệu : dầu hỏa, xăng, khí đốt. b) Các nhiên liệu gas, dầu, than dễ bắt lửa. - Để dập tắt bếp than củi, chúng ta cần: + Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy: dội nước vào bếp, đổ mùn cưa vào bếp… + Cách li chất cháy với oxygen: đóng cửa lò hạn chế tiếp xúc oxygen,… |
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm |
Câu 2 (3 điểm) | a) Lương thực: là sản phẩm được thu hoạch từ các loại cây lương thực, chủ yếu dùng làm lương thực cho người, là nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột trong khẩu phần ăn. + Ví dụ: lúa gạo, ngô, khoai, sắn,… - Thực phẩm: là tất cả những thứ con người và động vật có thể ăn, uống được để hấp thụ các chất dinh dưỡng: tinh bột (cacbohydrat), chất béo (lipit), chất đạm (protein), nước,… + Ví dụ: thịt, cá, trứng, sữa, các loại rau xanh,… b) Cơm và các sản phẩm làm từ gạo có thành phần chính là tinh bột. - Vai trò: Khi tiêu hóa, tinh bột chuyển hóa thành đường, sau đó thành nước và khí carbon dioxide đồng thời giải phóng năng lượng. => Là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. | 0,5 điểm
0,5 điểm 0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm 0,5 điểm |
Câu 3 (1,0 điểm) | a. Khi nhà M dùng máy lọc nước rồi mới sử dụng bình nóng lạnh thì thanh đốt ít bị đóng cặn hơn vì máy lọc đã loại bỏ bớt các tạp chất có trong nước giếng khoan. b. Để làm sạch cặn bám ở thanh đốt của bình nóng lạnh, ta có thể dùng giấm ăn ngâm thanh đốt một thời gian, các chất cặn sẽ tan ra. Sau đó rửa sạch thanh đốt. |
0,5 điểm
0,5 điểm
|
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II – MÔN HÓA
NĂM HỌC: 2021-2022
CẤP ĐỘ
Tên chủ đề
| NHẬN BIẾT | THÔNG HIỂU |
VẬN DỤNG
|
VẬN DỤNG CAO | ||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL | |
Một số nhiên liệu
Số câu : 4 Số điểm: 3,5 Tỉ lệ: 35% | Biết nhiên liệu hoá thạch | Biết nguồn nhiên liệu phổ biển
| Hiểu được thế nào là an ninh năng lượng
| Hiểu tính bắt lửa của nhiên liệu và cách dập lửa | Vận dụng kiến thức để sử dụng gas tiết kiệm | |||
Số câu: 1 Sốđiểm:0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 0,5 Sốđiểm: 1 Tỉ lệ: 10% | Số câu: 1 Sốđiểm:0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu:0,5 Sốđiểm:1 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 1 Sốđiểm:0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ:... % | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ:... % | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ:... % | |
Một số lương thực, thực phẩm
Số câu : 3 Số điểm: 5 Tỉ lệ: 40% | Biết định nghĩa lương thực, thực phẩm và lấy ví dụ | Hiểu nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm |
| Vận dụng để biết bệnh có thể mắc phải khi thiếu iot | Vận dụng để hiểu thành phần chính và vai trò của các sản phẩm từ gạo. | |||
Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ:... % | Số câu: 0,5 Số điểm:2 Tỉ lệ: 20% | Số câu: 1 Sốđiểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ:... % | Số câu:1 Sốđiểm:0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu:0,5 Sốđiểm:1 Tỉ lệ: 10% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ:..% | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ:... % | |
Hỗn hợp các chất
Số câu : 4 Số điểm: 2,5 Tỉ lệ: 25% | Biết hỗn hợp các chất | Hiểu cách phân biệt chất tinh khiết và chất hỗn hợp |
| Vận dụng kiến thức để hiểu nước tự nhiên hay nước máy lọc sẽ ít bị cặn hơn | Vận dụng giải thích về nước giếng khoan, thanh đốt trong bình nóng lạnh bị đóng cặn và cách xử lí | |||
Số câu: 1 Số điểm:0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ:.% | Số câu: 1 Số điểm:0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ:... % | Số câu: 1 Sốđiểm:0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ:..% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ:..% | Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ:10% | |
Tổng câu: 11 Tổng điểm:10 Tỉ lệ: 100%
| 3 câu 4 điểm 40% | 3,5 câu 2,5 điểm 25% | 3,5 câu 2,5 điểm 25% | 1 câu 1,0 điểm 10% |
Đề thi giữa kì 2 Hóa học 6 Kết nối tri thức Đề tham khảo số 1, đề thi giữa kì 2 Hóa học 6 KNTT, đề thi Hóa học 6 giữa kì 2 Kết nối tri thức Đề tham khảo số 1
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận