Đề thi cuối kì 2 Hóa học 6 KNTT: Đề tham khảo số 1

Đề tham khảo số 1 cuối kì 2 Hóa học 6 Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

 

PHÒNG GD & ĐT ……..                                                            Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……..                                                              Chữ kí GT2: ...........................                                             ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Hóa học               Lớp: 6

 

Họ và tên: …………………………………………………. Lớp:  ………………..

Số báo danh: ……………………………………………….Phòng KT:…………..

Mã phách

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

 

"

 

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữChữ ký của GK1Chữ ký của GK2Mã phách

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Chất tinh khiết:

A. Có tính chất thay đổi tùy thuộc vào thành phần. 

B. Có tính chất khó xác định.

C. Chỉ có một chất duy nhất.

D. Chứa từ hai chất trở lên.

Câu 2. Để phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp ta dựa vào:

A. Thể của chất.                            B. Mùi vị của chất.

C. Tính chất của chất.                   D. Số chất tạo nên.

Câu 3. Khi hòa tan bột đá vôi vào nước, chỉ một lượng chất này tan trong nước, phần còn lại làm cho nước vôi trong bị đục. Hỗn hợp này được gọi là:

A. Dung dịch.                               B. Huyền phù.

C. Nhũ tương.                               D. Chất tan.

Câu 4. Vì sao trên bao bì một số loại sữa như sữa cacao, sữa socola,… thường có dòng chữ “Lắc đều trước khi uống”?

A. Một số loại sữa như sữa cacao, sữa socola,… ở dạng nhũ tương. Vì vậy phải lắc đều trước khi uống để phần chất rắn không bị lắng dưới đáy hộp.

B. Một số loại sữa như sữa cacao, sữa socola,… ở dạng huyền phù. Vì vậy phải lắc đều trước khi uống để phần chất rắn không bị lắng dưới đáy hộp.

C. Một số loại sữa như sữa cacao, sữa socola,… ở dạng dung dịch. Vì vậy phải lắc đều trước khi uống để phần chất rắn không bị lắng dưới đáy hộp.

D. Một số loại sữa như sữa cacao, sữa socola,… ở dạng hỗn hợp. Vì vậy phải lắc đều trước khi uống để phần chất rắn không bị lắng dưới đáy hộp.

Câu 5. Phương pháp lọc là:

A. Sự tách chất dựa vào sự khác nhau về kích thước hạt.

B. Sự tách chất dựa vào sự khác nhau ở mức độ nặng nhẹ.

C. Sự tách chất dựa vào sự khác nhau về tính bay hơi.

D. Sự tách chất dựa vào sự khác nhau về khả năng tan trong các dung môi khác nhau.

Câu 6. Việc làm nào sau đây là quá trình tách chất dựa theo sự khác nhau về kích thước hạt?

A. Giặt giẻ lau bảng bằng nước từ vòi nước.

B. Ngâm quả dâu với đường để lấy nước dâu.

C. Lọc nước bị vẩn đục bằng giấy lọc.

D. Dùng nam châm hút bột sắt từ hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh.

Câu 7. Chất tinh khiết:

A. Có tính chất thay đổi tùy thuộc vào thành phần. 

B. Có tính chất khó xác định.

C. Chỉ có một chất duy nhất.

D. Chứa từ hai chất trở lên.

Câu 8. Cho hỗn hợp gồm nước có lẫn dầu hỏa. Dựa trên tính chất nào của dầu hỏa để tách nó ra khỏi nước?

A. Dầu hỏa nhẹ hơn nước.

B. Dầu hỏa không tan trong nước.

C. Dầu hỏa lỏng, không màu, dễ bắt cháy.

D. Dầu hỏa nhẹ hơn và không tan trong nước.

 

B. PHẦN TỰ LUẬN(6 điểm)

Câu 1. (2,5 điểm)

a) Dung dịch, huyền phù là gì? Cho ví dụ?

b) Cho hai cốc nước: một cốc pha muối ăn, một cốc pha bột sắn dây. Cốc nào là dung dịch, cốc nào là huyền phù? Giải thích?

Câu 2. (1,5 điểm): Cho các quá trình: Nước đá nóng chảy, nước đang sôi, cây nến nóng chảy, đun sôi dầu hoả. Quá trình nào có sự thay đổi nhiệt độ?

Câu 3. (2,0 điểm)

a) Thế nào là phương pháp cô cạn? Cho 2 ví dụ minh hoạ?

b) Người ta khai thác muối potassium chloride bằng cách bơm nước nóng xuống hầm mỏ để hòa tan muối, sau đó hút nước muối nóng lên cho chảy qua các tấm máng để nguội, thu được muối rắn. Hãy giải thích cách khai thác muối này.

BÀI LÀM

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

.......................................................................................................................................... 

TRƯỜNG THCS ........ 

             

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II (2021 – 2022)

MÔN HÓA HỌC    .LỚP 6

 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6,0 điểm) 

-  Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án đúng

C

D

B

B

A

C

C

D

 

B. PHẦN TỰ LUẬN: ( 6,0 điểm)

 

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

 

Câu 1

(2,5 điểm)

a) Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.

Ví dụ: Hòa tan đường vào nước ta được nước đường. Khi đó, đường là chất tan, nước là dung môi, nước đường là dung dịch.

- Huyền phù: gồm các hạt chất rắn lơ lửng trong chất lỏng.

Ví dụ: nước phù sa, nước bột màu,...

b) - Cốc nước pha muối tạo thành dung dịch nước muối vì muối đã tan hết trong nước và trở nên trong suốt.

- Cốc nước pha sắn dây là huyền phù vì nó gồm các tinh thể sắn dây lơ lủng, tạo ra màu trắng đục cho nước.

0,5 điểm

0,25 điểm

 

0,5 điểm

0,25 điểm

0,5 điểm

 

0,5 điểm

 

 

Câu 2

(1,5 điểm)

- Các chất tinh khiết có những tính chất xác định như nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy,…  

- Trong các quá trình trên, nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của nước là xác định nên quá trình nước đá nóng chảy và nước đang sôi không có sự thay đổi nhiệt độ.

- Ngược lại, nến và dầu hoả không phải chất tinh khiết, không có nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy xác định nên có xuất hiện sự thay đổi nhiệt độ. 

0,5 điểm

 

0,5 điểm

 

 

0,5 điểm

 

Câu 3

(2,0 điểm)

a. Cô cạn là phương pháp tách các chất khó bay hơi ra khỏi các chất dễ bay hơi.

- Ví dụ: 

+ Tách muối ăn từ nước muối: đun nóng dung dịch muối ăn cho đến khi nước bay hơi hết, còn lại là muối. 

+ Tách các chất rắn tan ra khỏi dung dịch hoặc huyền phù bằng cách làm dung môi bay hơi, thu được chất rắn còn lại.

b. Do nước nóng hòa tan được nhiều muối hơn nước lạnh nên đầu tiên cần bơm nước nóng xuống hầm mỏ để hòa tan được nhiều muối hơn. 

- Sau đó hút nước muối nóng lên, cho chảy qua các tấm máng để nguội, nhiệt độ giảm nên sự hòa tan của muối giảm.

=> Muối sẽ bị tách ra ở dạng tinh thể, khi đó ta sẽ thu được muối rắn.

0,5 điểm

 

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

0,5 điểm

 

0,5 điểm

 

TRƯỜNG THCS ......... 

 

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – MÔN HÓA

NĂM HỌC: 2021-2022

 

     

          CẤP  ĐỘ 

 

 

Tên chủ đề 

 

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

 

VẬN DỤNG

     

 

       VẬN DỤNG CAO

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

Hỗn hợp các chất

 

 

 

 

 

 

 

 

Số câu : 6

Số điểm: 6

Tỉ lệ: 60%

Biết chất tinh khiếtBiết dung dịch, huyền phù

Hiểu cách phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp

Hiểu tính chất của huyền phù

Hiểu, phân biệt dung dịch và huyền phùVận dụng để giải thích dòng chữ in trên bao bì hộp sữaVận dụng giải thích các quá trình có sự thay đổi nhiệt độ  

Số câu: 1

Sốđiểm:0,5

Tỉ lệ: 5%

Số câu: 0,5

Sốđiểm:1,5

Tỉ lệ: 15%

Số câu: 2

Sốđiểm: 1

Tỉ lệ: 10%

Số câu: 0,5

Sốđiểm: 1

Tỉ lệ: 10%

Số câu: 1

Sốđiểm:0,5

Tỉ lệ: 5%

Số câu: 1

Sốđiểm:1,5

Tỉ lệ: 15%

Số câu: Sốđiểm:

Tỉ lệ:…%

Số câu: 

Sốđiểm:

Tỉ lệ: …%

Tách chất ra khỏi hỗn hợp

 

 

 

 

 

 

 

 

Số câu : 5

Số điểm: 4

Tỉ lệ: 40%

Biết phương pháp lọcBiết phương pháp cô cạn

Hiểu quá trình tách chất dựa theo sự khác nhau về kích thước hạt

Hiểu phương pháp chiết

 Vận dụng kiến thức, hiểu tính chất của dầu hoả để tách nó ra khỏi nước   Vận dụng giải thích cách khai thác muối potassium chloride

Số câu: 1

Sốđiểm: 0,5

Tỉ lệ: 5%

Số câu: 0,5

Sốđiểm: 1

Tỉ lệ: 10%

Số câu: 2

Sốđiểm: 1

Tỉ lệ: 10%

Số câu:

Sốđiểm:

Tỉ lệ:..%

Số câu: 1

Sốđiểm:0,5

Tỉ lệ: 5%

Số câu:

Sốđiểm:

Tỉ lệ:..%

Số câu:

Sốđiểm:

Tỉ lệ:..%

Số câu: 0,5

Sốđiểm: 1

Tỉ lệ: 10%

Tổng câu: 11

Tổng điểm:10

Tỉ lệ: 100%

 

3 câu

3,5 điểm

35%

4,5 câu

3 điểm

30%

3 câu

2,5 điểm

25%

0,5 câu

1 điểm

10%

 

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi cuối kì 2 Hóa học 6 Kết nối tri thức Đề tham khảo số 1, đề thi cuối kì 2 Hóa học 6 KNTT, đề thi Hóa học 6 cuối kì 2 Kết nối tri thức Đề tham khảo số 1

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo