Đề thi cuối kì 2 Hóa học 6 KNTT: Đề tham khảo số 4
Đề tham khảo số 4 cuối kì 2 Hóa học 6 Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
PHÒNG GD & ĐT …….. Chữ kí GT1: ...........................
TRƯỜNG THCS…….. Chữ kí GT2: ........................... ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022
Môn: Hóa học Lớp: 6
Họ và tên: …………………………………………………. Lớp: ……………….. Số báo danh: ……………………………………………….Phòng KT:………….. | Mã phách |
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Chất nào sau đây tan nhiều trong nước nóng?
A. Muối ăn. B. Nến.
C. Khí carbon dioxide. D. Dầu ăn.
Câu 2. Hỗn hợp nào dưới dây là nhũ tương khi được khuấy trộn?
A. Hỗn hợp nước và bột mì.
B. Hỗn hợp nước và cát.
C. Hỗn hợp nước và dầu ăn.
D. Hỗn hợp nước và đường.
Câu 3. Muốn pha cà phê hòa tan nhanh hơn, ta nên sử dụng nước có nhiệt độ như thế nào?
A. Nước ở nhiệt độ phòng. B. Nước nóng.
C. Nước lạnh. . D. Nước ấm.
Câu 4. Một học sinh nghiên cứu tính chất của 4 chất lỏng. Bạn đã đo nhiệt độ sôi, nhiệt độ đông đặc của 4 mẫu và thu được kết quả như sau:
Mẫu | Nhiệt độ sôi (0C) | Nhiệt độ đông đặc (0C) |
A | 108 | -10 |
B | 100 | 0 |
C | 78 | -144 |
D | 104 | -9 |
Biết chất lỏng A là dung dịch muối ăn. Hãy chỉ ra mẫu nào là nước nguyên chất?
A. Mẫu A. B. Mẫu B.
C. Mẫu C. D. Không có mẫu nào là nước nguyên chất.
Câu 5. Phương pháp chiết là:
A. Sự tách chất dựa vào sự khác nhau về kích thước hạt.
B. Sự tách chất dựa vào sự khác nhau ở mức độ nặng nhẹ.
C. Sự tách chất dựa vào sự khác nhau về tính bay hơi.
D. Sự tách chất dựa vào sự khác nhau về khả năng tan trong các dung môi khác nhau.
Câu 6. Tác dụng chủ yếu của việc đeo khẩu trang là gì?
A. Tách oxygen ra khỏi không khí hít vào.
B. Tách khí carbon dioxide ra khỏi không khí hít vào.
C. Tách hơi nước ra khỏi không khí hít vào.
D. Tách khói bụi ra khỏi không khí hít vào.
Câu 7. Người dân đã sử dụng phương pháp nào để thu được muối?
A. Làm lắng đọng muối.
B. Làm bay hơi nước biển.
C. Lọc lấy muối từ nước biển.
D. Cô cạn nước biển,
Câu 8. Khi làm bột sắn dây, người ta thường sử dụng vải lọc để lọc bỏ bã sắn dây và các tạp chất. Vậy nó có tác dụng tương tự như dụng cụ nào trong phòng thí nghiệm?
A. Phễu lọc. B. Giấy lọc.
C. Phễu chiết. D. A và B là đáp án đúng.
B. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm)
a. Nước đường, nước muối, nước có gas là các dung dịch. Chỉ ra dung môi và chất tan trong mỗi trường hợp?
b. Cho ba cốc nước: một cốc pha muối ăn, một cốc pha bột sắn dây, một cốc pha dầu ăn. Nhận xét về tính chất của mỗi cốc? Giải thích?
Câu 2. (2,0 điểm)
a. Nêu nguyên tắc tách chất? Cho hai ví dụ?
b. Phương pháp lọc được sử dụng khi nào? Nêu cách thực hiện?
Câu 3. (2,5 điểm):
a) Nước giếng khoan thường lẫn nhiều tạp chất. Người dân thường làm thế nào để có thể sử dụng được nước giếng khoan? Nêu tác dụng của phương pháp đó?
b) Trình bày cách tách lưu huỳnh (sunfur) ra khỏi nước và cách điều chế tinh dầu bưởi?
BÀI LÀM
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
TRƯỜNG THCS ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II (2021 – 2022)
MÔN HÓA HỌC .LỚP 6
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6,0 điểm)
- Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án đúng | A | C | B | B | D | D | B | D |
B. PHẦN TỰ LUẬN: ( 6,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (1,5 điểm) | a) Nước đường: dung môi là nước, chất tan là đường. - Nước muối: dung môi là nước, chất tan là muối. - Nước có gas: dung môi là nước, chất tan là đường hoá học, carbon dioxide bão hoà, phẩm màu, các hương liệu,…. b) - Cốc nước pha muối tạo thành dung dịch nước muối vì muối đã tan hết trong nước và trở nên trong suốt. - Cốc nước pha sắn dây là huyền phù vì nó gồm các tinh thể sắn dây lơ lủng, tạo ra màu trắng đục cho nước. - Cốc nước pha dầu ăn là nhũ tương vì khi được khuấy lên, các giọt dầu ăn sẽ lơ lửng trong nước mà không tan. | 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm |
Câu 2 (2,0 điểm) | a) Nguyên tắc: ta có thể tách các chất trong hỗn hợp dựa trên sự khác nhau về tính chất của chúng. - Ví dụ: Phù sa trong nước sông lắng xuống, tách khỏi nước. + Muối ăn không bị bay hơi nên khi làm cho nước biển bay hơi sẽ thu được muối ăn. b) Khi các hạt chất rắn lơ lửng, khó lắng xuống, ta có thể dùng phương pháp lọc để tách cúng ra khỏi chất lỏng hoặc chất khí. - Để lọc chất rắn khỏi chất lỏng, ta thường dùng phễu lót giấy lọc. Giấy lọc chứa các lỗ li ti, khi chất lỏng chảy qua giấy lọc, các hạt chất rắn có kích thước lớn hơn lỗ này sẽ bị giữ lại. | 0,5 điểm
0,25 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm
0,5 điểm |
Câu 3 (2,0 điểm) | a) Để tách bỏ tạp chất, người dân cho nước giếng khoan vào bể lọc, đáy bể lót các lớp cát mịn, sỏi và than củi. Nước chảy qua các lớp này sẽ trong hơn và sử dụng được. - Tác dụng của các lớp lót: + Lớp than củi có tác dụng hút các chất hữu cơ, vi khuẩn. + Lớp cát mịn có tác dụng giữ các hạt đất, cát ở lại. + Lớp sỏi có tác dụng lọc và giữ lại các thành phần lơ lửng kích thước nhỏ. b) Muốn tách lưu huỳnh ra khỏi nước, đầu tiên cần đổ từ từ hỗn hợp vào phễu thuỷ tinh có sẵn giấy lọc đã được làm ướt, thu được lưu huỳnh trên giấy lọc và nước. + Phơi lưu huỳnh ẩm để làm khô và thu được thành phẩm. - Cách thu được tinh dầu bưởi: + Hỗn hợp tinh dầu bưởi và nước phân lớp, tinh dầu nhẹ hơn nước nổi lên trên. + Để thu được tinh dầu bưởi, ta dùng phễu chiết để tách riêng nước ra khỏi tinh dầu bưởi. + Lưu ý: phải mở phễu từ từ để tách lớp nước ở dưới, tránh mở phễu nhanh làm mất tinh dầu, khiến hỗn hợp bị xáo trộn. |
0,5 điểm
0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm 0,25 điểm
|
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – MÔN HÓA
NĂM HỌC: 2021-2022
CẤP ĐỘ
Tên chủ đề
| NHẬN BIẾT | THÔNG HIỂU |
VẬN DỤNG
|
VẬN DỤNG CAO | ||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL | |
Hỗn hợp các chất
Số câu : 5 Số điểm: 3,5 Tỉ lệ: 35% | Nhận biết tính tan của một số hỗn hợp | Hiểu tính chất của nhũ tương | Hiểu, phân biệt được dung môi, chất tan trong một số chất Hiểu, phân biệt được dung dịch, huyền phù, nhũ tương | Vận dụng kiến thức, tìm cách hoà tan hỗn hợp cà phê và nước nhanh hơn | Vận dụng kiến thức, tìm mẫu nước nguyên chất dựa vào nhiệt độ sôi và nhiệt độ đông đặc | |||
Số câu: 1 Sốđiểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ:..% | Số câu: 1 Sốđiểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 1 Sốđiểm:1,5 Tỉ lệ: 15% | Số câu: 1 Sốđiểm:0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ:…% | Số câu: 1 Sốđiểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ:..% | |
Tách chất ra khỏi hỗn hợp
Số câu : 6 Số điểm: 6,5 Tỉ lệ: 65% | Nhận biết phương pháp chiết | Nhận biết phương pháp tách chất Biết cách sử dụng phương pháp lọc | Hiểu tác dụng của việc đeo khẩu trang | Vận dụng tìm hiểu phương pháp thu được muối ở biển | Vận dụng kiến thức, nêu cách lọc nước giếng khoan và tác dụng Vận dụng nêu cách tách lưu huỳnh và tinh dầu bưởi ra khỏi nước
| Ứng dụng của phương pháp lọc vào thực tế | ||
Số câu: 1 Sốđiểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 1 Sốđiểm:2 Tỉ lệ: 20% | Số câu: 1 Sốđiểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ:..% | Số câu: 1 Sốđiểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 1 Sốđiểm:2,5 Tỉ lệ: 25% | Số câu: 1 Sốđiểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ:..% | |
Tổng câu: 11 Tổng điểm:10 Tỉ lệ: 100%
| 3 câu 3 điểm 30% | 3 câu 2,5 điểm 25% | 3 câu 3,5 điểm 35% | 2 câu 1 điểm 10% |
Đề thi cuối kì 2 Hóa học 6 Kết nối tri thức Đề tham khảo số 4, đề thi cuối kì 2 Hóa học 6 KNTT, đề thi Hóa học 6 cuối kì 2 Kết nối tri thức Đề tham khảo số 4
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận