Đề thi cuối kì 1 Hóa học 6 KNTT: Đề tham khảo số 4
Đề tham khảo số 4 cuối kì 1 Hóa học 6 Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
PHÒNG GD & ĐT …….. Chữ kí GT1: ...........................
TRƯỜNG THCS…….. Chữ kí GT2: ........................... ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021 - 2022
Môn: Hóa học Lớp: 6
Họ và tên: …………………………………………………. Lớp: ……………….. Số báo danh: ……………………………………………….Phòng KT:………….. | Mã phách |
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Thế nào là vật liệu?
A. Vật liệu là một số thức ăn được con người sử dụng hàng ngày.
B. Vật liệu là một chất được dùng trong xây dựng như sắt, cát, xi măng, ...
C. Vật liệu là một chất hoặc hỗn hợp một số chất được con người sử dụng như là nguyên liệu đầu vào trong một quá trình sản xuất hoặc chế tạo ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống.
D. Vật liệu là gồm nhiều chất trộn lẫn vào nhau.
Câu 2. Để hình thành sự cháy cần phải có 3 yếu tố là: chất cháy ( gỗ, giấy, xăng dầu,…), nguồn nhiệt ( ngọn lửa, tia lửa điện…), oxygen (có trong không khí hoặc sinh ra từ các chất oxy hóa mạnh). Khi đun bếp củi. lúc bếp gần tắt, người ta thêm củi và thổi hoặc quạt gió vào để duy trì sự cháy. Tại sao người ta phải làm như vậy?
A. Để cung cấp nguồn nhiệt cho sự cháy
B. Để cung cấp oxygen và nguồn nhiệt cho sự cháy
C. Để cung cấp chất cháy và nguồn nhiệt cho sự cháy
D. Để cung cấp oxygen và chất cháy do sự cháy.
Câu 3. Dãy nào sau đây gồm các vật dụng làm từ kim loại?
A. chiếc thìa, nồi, chìa khóa.
B. nồi, rổ, chai.
C. chìa khóa, ốp điện thoại, bàn học.
D. muôi nhôm, chìa khóa, gấu bông.
Câu 4. Cho một que đóm đỏ vào bình chứa oxygen sẽ có hiện tượng gì?
A. Que đóm tắt dần
B. Que đóm tắt dần sau đó bùng cháy
C. Que đóm bùng cháy sau đó tắt dần
D. Không có hiện tượng gì xảy ra.
Câu 5. Vì sao mưa axit có thể làm hư hại các tượng đá vôi ngoài trời?
A. Vì đá vôi có tính chất xốp nên dễ bị hao mòn.
B. Vì đá vôi dễ ngấm nước.
C. Vì đá vôi tan trong acid, tạo bọt khí.
D. Tất cả các đáp án đều sai.
Câu 6. Thành phần chính của đá vôi là
A. đồng. B. calcium carbonate.
C. hydrochloric acid D. sodium chroide.
Câu 7. Con dao làm bằng thép sẽ không bị gỉ nếu
A. cắt chanh rồi không rửa.
B. sau khi dùng, rửa sạch, lau khô.
C. dùng xong, cất đi ngay.
D. ngâm trong nước lâu ngày.
Câu 8. Biện pháp nào dưới đây không góp phần sử dụng các nguyên liệu an toàn, hiệu quả, bảo đam sự phát triển bền vững?
A. Thực hiện các quy định an toàn lao động.
B. Xử lí tiếng ồn, bụi trong quá trình sản xuất.
C. Khai thác tùy ý, không theo kế hoạch.
D. Xử lí nước thải, chất thải nguy hại.
B. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
a) Trình bày tính chất của oxygen ở điều kiện thường?
b) Theo em, làm thế nào để phân biệt 2 chất khí oxygen và carbon dioxide?
Câu 2. (1,5 điểm)
Nhựa được dùng làm vật liệu chế tạo nhiều vật dụng khác nhau. Hãy trình bày tác hại của vật liệu nhựa với môi trường và sức khoẻ con người như thế nào? Để bảo vệ sức khỏe cho các thành viên trong gia đình, chúng ta nên sử dụng đồ dùng bằng nhựa như thế nào?
Câu 3. (2,5 điểm)
a) Hãy kể tên các vật liệu, nguyên liệu được lấy từ tự nhiên ở nước ta?
b) Hoàn thành phát biểu sau: "Gỗ vừa là ... để làm nhà, vừa là ... sản xuất giấy, vừa là nhiên liệu để đun nấu”.
c) Gỗ rất thân thiện với môi trường, vậy tại sao không sử dụng đồ gỗ thay thế cho đồ nhựa?
BÀI LÀM
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
TRƯỜNG THCS ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (2021 – 2022)
MÔN HÓA HỌC LỚP 6
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6,0 điểm)
- Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án đúng | C | D | A | C | C | B | B | C |
B. PHẦN TỰ LUẬN: ( 6,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (2,0 điểm) | a) Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự chảy và sự sống. b) Cách phân biệt 2 chất khí: Dẫn từng khí vào cây nến đang cháy, khí nào làm nến cháy tiếp thì đó là Oxygen, khí làm tắt nến là carbon đioxide. | 1,0 điểm
1,0 điểm |
Câu 2 (1,5 điểm) | - Tác hại: Nhựa sau khi sử dụng trở thành rác thải nhựa, lâu phân hủy gây ô nhiễm môi trường. Các hạt ví nhựa sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người và sinh vật. - HS nêu được cách bảo vệ sức khỏe: không dùng đồ nhựa 1 lần, không tái sử dụng đồ nhựa nhiều lần, ưu tiên sử dụng các đồ dùng từ giấy, vải, gỗ… | 0,5 điểm
1,0 điểm |
Câu 3 (2,5 điểm) | a) Vật liệu: gỗ, tre, đá vôi, cát, sỏi…. Nguyên liệu: đá vôi, quặng sắt, bauxite, đất sét, gỗ…. b) …vật liệu ……… nhiên liệu………. c) HS nêu được quan điểm của mình đầy đủ và đúng ý đạt điểm tối đa. Gợi ý : - Không phải tất cả các đồ nhựa đều có hại, có một số đồ nhựa thân thiện với môi trường. - Nếu thay toàn bộ đồ nhựa bằng gỗ thì sẽ gây thảm họa, nhất là đối với hệ sinh thái thực vật - Cần hạn chế sử dụng đồ dùng nhựa, nên dùng đồ nhựa có thể tái chế, thân thiện với môi trường. | 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 1,0 điểm |
Lưu ý :
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I – MÔN HÓA HỌC
NĂM HỌC: 2021-2022
CẤP ĐỘ
Tên chủ đề
| NHẬN BIẾT | THÔNG HIỂU |
VẬN DỤNG
|
VẬN DỤNG CAO | ||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL | |
Oxygen – không khí
Số câu : 4 Số điểm: 4 Tỉ lệ: 40% |
| Biết tính chất của oxygen ở điều kiện thường | Hiểu được khi bếp gần tắt thì cho thêm củi hoặc quạt gió vào để cung cấp oxygen và chất cháy | Hiểu và phân biệt được 2 chất khí oxygen và carbon dioxide | Vận dụng kiến thức lý giải hiện tượng khi bỏ que đóm đỏ vào bình chứa oxygen |
|
| |
Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ: % | Số câu: 0,5 Sốđiểm: 1 Tỉ lệ:10% | Số câu: 1 Sốđiểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 0,5 Sốđiểm:1 Tỉ lệ:10% | Số câu: 1 Sốđiểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ: % | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ:..% | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: % | |
Một số vật liệu
Số câu : 4 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 30% | - Biết khái niệm vật liệu - Biết các vật dụng làm từ kim loại | Biết tác hại của vật liệu nhựa với môi trường và sức khỏe con người |
|
| Vận dụng kiến thức để làm con dao bằng thép không bị gỉ | Vận dụng kiến thức, đưa ra cách sử dụng đồ dùng bằng nhựa | ||
Số câu: 2 Sốđiểm: 1 Tỉ lệ: 10% | Số câu: 0,5 Số điểm: 0,75 Tỉ lệ: 7,5% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ: % | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ: % | Số câu:1 Sốđiểm:0,5 Tỉ lệ:.5% | Số câu: 05 Sốđiểm: 0,75 Tỉ lệ: 7,5% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ:..% | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: …% | |
Một số nguyên liệu
Số câu : 3 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 30% | Biết được calcium carbonate là thành phần chính của đá vôi | Biết tên các vật liệu, nguyên liệu từ tự nhiên | Hiểu được đá vôi tan trong axit nên mưa axit làm hư tượng đá vôi ngoài trời | Hiểu được vai trò của gỗ trong từng trường hợp cụ thể | Vận dụng kiến thức, loại trừ biện pháp không góp phần sử dụng các nguyên liệu an toàn, hiệu quả | Vận dụng kiến thức lý giải tại sao không thay thế đô dùng nhựa bằng đồ dùng gỗ. | ||
Số câu: 1 Sốđiểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 0,3 Sốđiểm: 1 Tỉ lệ:10% | Số câu: 1 Sốđiểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 0,3 Sốđiểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu:1 Sốđiểm:0,5 Tỉ lệ:.5% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ:..% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ:..% | Số câu: 0,4 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% | |
Tổng Số câu: 11 Tổng Sốđiểm: 10 Tỉ lệ: 100%
|
4,3 câu 4,25 điểm 42,5% |
3,3 câu 2,5 điểm 25% |
3,5 câu 2,25 điểm 22,5% |
0,4 câu 10 điểm 10% |
Đề thi cuối kì 1 Hóa học 6 Kết nối tri thức Đề tham khảo số 4, đề thi cuối kì 1 Hóa học 6 KNTT, đề thi Hóa học 6 cuối kì 1 Kết nối tri thức Đề tham khảo số 4
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận