Đề thi giữa kì 2 HĐTN 8 CTST bản 2: Đề tham khảo số 1

Trọn bộ đề thi [..] bộ sách mới Chân trời sáng tạo bản 2 gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI GIỮA KÌ 2 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 8 (BẢN 2) CHÂN TRỜI SÁNG TẠO ĐỀ 1

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

Câu 1 (0,5 điểm). Việc tham gia các hoạt động thiện nguyện được quy định như thế nào?

  • A. Người trên 18 tuổi mới được tham gia. 
  • B. Người có điều kiện kinh tế mới được tham gia. 
  • C. Bất kì ai cũng có thể tham gia. 
  • D. Người tham gia cần có thời gian linh hoạt. 

Câu 2 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải là một thiên tai thường xuyên xảy ra?

  • A. Sao băng. 
  • B. Bão.
  • C. Lũ lụt. 
  • D. Hạn hán. 

Câu 3 (0,5 điểm). Đâu là danh lam thắng cảnh được UNESCO 3 lần công nhận là di sản thiên nhiên thế giới? 

  • A. Vịnh Hạ Long. 
  • B. Kinh thành Huế.
  • C. Hoàng thành Thăng Long. 
  • D. Tràng An.

Câu 4 (0,5 điểm). Em tán thành với ý kiến nào dưới đây? 

  • A. Thiên tai ảnh hưởng đến đến con người, tài sản và các thiệt hại khác ở nhiều mức độ. 
  • B. Thiên tai có nguyên nhân từ sự tác động của con người đến môi trường. 
  • C. Thiên tai thường có đặc điểm chung là xảy ra vào thời gian cố định trong năm.  
  • D. Thiên tai là các dị tượng thời tiết do phát thải khí thải công nghiệp. 

Câu 5 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa? 

  • A. Tổ chức các lễ hội truyền thống của địa phương. 
  • B. Tổ chức các hội thi hát múa dân ca. 
  • C. Giữ gìn các phong tục tốt đẹp của dân tộc. 
  • D. Tham gia các hoạt động thiện nguyện. 

Câu 6 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải cách tham gia các hoạt động truyền thống địa phương?

  • A. Tìm hiểu truyền thống văn hóa của gia đình, dòng họ. 
  • B. Tham gia lễ hội của địa phương. 
  • C. Tham gia biểu diễn nghệ thuật truyền thống.
  • D. Tuyên truyền hiến máu nhân đạo. 

Câu 7 (0,5 điểm). Theo em, một kế hoạch hoạt động thiện nguyện cần có những nội dung nào?

  • A. Mục tiêu, biện pháp, thời gian và người thực hiện. 
  • B. Mục tiêu, biện pháp và thời gian thực hiện. 
  • C. Mục tiêu, thời gian, người thực hiện.  
  • D. Mục tiêu, thời gian, biện pháp và hiệu quả. 

Câu 8 (0,5 điểm). Đâu không phải là hình thức truyền thông cho người dân địa phương về những biện pháp đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai?

  • A. Vận động tìm nơi tránh trú an toàn. 
  • B. Tuyên truyền trên loa thông báo. 
  • C. Dán tài liệu, áp phích nơi dễ nhìn thấy. 
  • D. Tổ chức các cuộc thi về kiến thức an toàn. 

Câu 9 (0,5 điểm). Em cùng gia đình đang xem dự báo thời tiết và biết được thông tin về một cơn bão sắp đổ bộ vào khu vực em sinh sống. Em nên làm gì?

  • A. Quay phim chụp ảnh khi bão đổ bộ. 
  • B. Thực hiện chằng chống nhà cửa để chống bão.  
  • C. Sử dụng thiết bị di động có sóng Wifi khi có sét. 
  • D. Không làm gì cả. 

Câu 10 (0,5 điểm). Để thực hiện các biện pháp phòng ngừa thiên tai và giảm thiểu rủi ro, cần thực hiện điều gì đầu tiên? 

  • A. Cảnh báo người dân thực hiện biện pháp an toàn. 
  • B. Tuyên truyền đến người dân về thiên tai sắp xảy ra.  
  • C. Xác định được dạng thiên tai sẽ xảy ra. 
  • D. Trình bày về thời gian và địa điểm thiên tai xảy ra. 

Câu 11 (0,5 điểm). Đâu không phải là nội dung hoạt động phát triển cộng đồng ở địa phương? 

  • A. Phát triển kinh tế. 
  • B. Nâng cao đời sống sức khỏe tinh thần. 
  • C. Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa. 
  • D. Dạy lớp trẻ nghề truyền thống. 

Câu 12 (0,5 điểm). Đâu không phải là biện pháp đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai?

  • A. Thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết trên các phương tiện truyền thông đại chúng. 
  • B. Dự trữ nước sạch, lương thực, một số loại vật dụng y tế cần thiết. 
  • C. Sơ tán người và vật nuôi ở những vùng trũng thấp, có nguy cơ sạt lở, lũ quét đến nơi an toàn.
  • D. Tìm nơi trú ẩn an toàn trong nhà khi xảy ra lũ quét và sạt lở đất.  

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm). Nhận diện và xử lí tình huống phòng chống thiên tai và giảm nhẹ rủi ro trong các tình huống sau:

 - Tình huống 1: Em cùng gia đình đang xem dự báo thời tiết và biết thông tin có một trận động đất sắp xảy ra sau vài tiếng nữa. 

 - Tình huống 2: Địa phương em xảy ra một đợt mưa lớn và kéo dài trong nhiều ngày. Nhà em ở cạnh sườn đồi có nguy cơ bị sạt lở cao. 

 - Tình huống 3: Quê em đang trong mùa nước lũ, mực nước tại các sông suối dâng cao và chảy siết đem theo các cành cây từ đầu nguồn kéo về. Một số người dân đã ra bờ sông suối để thu lượm củi về đốt. 

Câu 2 (1,0 điểm). Nêu những hoạt động truyền thống văn hóa và cách tham gia các hoạt động truyền thống văn hóa ở địa phương em. 

Hướng dẫn trả lời

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4 

Câu 5

Câu 6

C

A

A

A

D

D

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10 

Câu 11

Câu 12

A

A

B

C

D

D

B. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1:

Nhận diện và xử lí tình huống phòng chống thiên tai và giảm nhẹ rủi ro trong các tình huống: 

 - Tính huống 1: 

 + Nhận diện tình huống có động đất xảy ra trong thời gian ngắn sắp tới.  

 + Em sẽ nhanh chóng cùng gí đình làm theo các hướng dẫn của chính phủ để tránh thiên tai và giảm nhẹ rủi ro. 

 + Em có thể cùng người thân di dời đến nơi an toàn không có động đất, hoặc những nơi kiên cố như trường học, căn cứ quân sự,...

 + Em có thể trang bị cho mình một số dụng cụ như đèn pin, lương khô, đồ ăn nhanh. 

 + Cùng gia đình cất và bảo quản những đồ vật, tài sản có giá trị hoặc mang theo đến nơi an toàn nếu có thể. 

 + Thường xuyên nghe các bản tin về trận động đất để nắm bắt được tình hình nhằm phản ứng kịp thời.

 + Thực hiện các động tác cần làm nếu động đất đột ngột xảy ra  như: chui xuống gầm bàn, gầm giường, tránh xa đèn, quạt trần,...

 - Tình huống 2: 

 + Em cần thông báo ngay cho người thân về tình trạng nguy hiểm.

 + Em có thể nhờ một số người dân ở vùng an toàn cho gia đình mình tránh trú tạm.  

 + Làm biển thông báo nguy hiểm để cảnh báo người dân tránh xa khu vực nhà em.

 + Em có thể liên hệ với cơ quan chức năng để nhận được sự giúp đỡ.

 - Tình huống 3: 

 + Em cần nhận diện tình huống có thể xảy ra nguy hiểm tính mạng khi người dân đi vớt cành cây.

 + Em có thể tuyên truyền, thông báo với mọi người mức độ nguy hiểm của hành vi đó. 

 + Em có thể lập tức báo cáo cho các cơ quan chức năng để có biện pháp ngăn chặn kịp thời không để trường hợp xấu xảy ra.

 + Em có thể làm dấu hiệu cảnh báo để cảnh báo người dân khi có ý định đi nhặt củi trên sông suối. 

Câu 2:

 - Nêu những hoạt động truyền thống văn hóa:

+ Tổ chức lễ hội 

+ Hát, múa 

+ Thi đấu thể thao.

+ Giữ gìn phong tục, tập quán tốt đẹp. 

 - Cách tham gia các hoạt động truyền thống văn hóa ở địa phương em: 

+ Tìm hiểu truyền thống văn hóa của gia đình, dòng họ. 

+ Tham gia lễ hội của địa phương. 

+ Tham gia biểu diễn nghệ thuật truyền thống. 

+ Giới thiệu văn hóa nghệ thuật truyền thống của địa phương đến du khách. 

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Hoạt động trải nghiệm 8 Chân trời sáng tạo bản , trọn bộ đề thi Hoạt động trải nghiệm 8 chân trời bản 2, đề thi [..]

Bình luận

Giải bài tập những môn khác