Đề thi cuối kì 1 HĐTN 8 CTST bản 2: Đề tham khảo số 2
Trọn bộ đề thi [..] bộ sách mới Chân trời sáng tạo bản 2 gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
ĐỀ THI CUỐI KÌ 1 HĐTN 8 BẢN 2 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO ĐỀ 2
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm). Nhận định nào sau đây là đúng về mối quan hệ?
- A. Sự tác động qua lại giữa hai (hoặc nhiều hơn hai) đối tượng hoặc hai (nhóm đối tượng có liên quan với nhau.
- B. Sự tác động qua lại giữa hai đối tượng hoặc hai (hoặc nhiều hơn hai) nhóm đối tượng có liên quan với nhau.
- C. Sự tác động qua lại giữa hai (hoặc nhiều hơn hai) đối tượng hoặc hai (hoặc nhiều hơn hai) nhóm đối tượng có liên quan với nhau.
- D. Sự tác động qua lại giữa hai đối tượng hoặc hai nhóm đối tượng có liên quan với nhau.
Câu 2 (0,5 điểm). Đâu không phải cách phản hồi tích cực với điều người thân nói?
- A. Luôn hỏi ý câu hỏi mang tính phán bác lại ý kiến của người thân đưa ra.
- B. Gật đầu và nở một nụ cười.
- C. Đặt câu hỏi để hiểu hơn về vấn đề người thân đang nói đến.
- D. Sử dụng cách nói thể hiện sự quan tâm, thích thú.
Câu 3 (0,5 điểm). Người chưa thành niên (dưới 18 tuổi) có hành vi xâm hại đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác thì bị sẽ bị xử lí như thế nào?
- A. Có thể bị xử lý hành chính. Tuy nhiên, trong trường hợp gây ra hành vi nguy hại đến nạn nhân nghiêm trọng có thể bị xử lí hình sự.
- B. Có thể bị xử lí hành chính. Tuy nhiên, trong trường hợp gây ra nguy hại nghiêm trọng cho nạn nhân có thể bị xử lí dân sự.
- C. Chịu sự khiển trách của nhà trường, trong trường hợp gây ra nguy hại nghiêm trọng cho nạn nhân có thể bị xử lí hành chính.
- D. Do chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm trước pháp luật nên chỉ chịu sự khiển trách của nhà trường, đồng thời đền bù thiệt hại cho nạn nhân.
Câu 4 (0,5 điểm). Đâu được xem là biểu hiện của sự tôn trọng ý kiến của người thân?
- A. Nhận định nhưng quan điểm của người thân trên nhiều phương diện.
- B. Chưa chú ý những gì người thân nói.
- C. Suy nghĩ những điều người thân nói dựa trên góc nhìn của bản thân.
- D. Ngắt lời, chen ngang khi người thân đang trình bày hoặc đang nói.
Câu 5 (0,5 điểm). Nhận định nào sau đây là đúng nhất?
- A. Mạng xã hội có thể hiểu là một ứng dụng tồn tại dưới nhiều hình thức chủ yếu giúp mọi người dễ dàng đăng tải thông tin.
- B. Mạng xã hội có thể hiểu là một nền tảng trực tuyến với tính năng khác nhau, giúp mọi người dễ dàng chia sẻ thông tin.
- C. Mạng xã hội có thể hiểu là một trang web hay nền tảng trực tuyến giúp mọi người dễ dàng kết nối từ bất cứ đâu.
- D. Mạng xã hội có thể hiểu là một trang web hay nền tảng trực tuyến với rất nhiều dạng thức và tính năng khác nhau, giúp mọi người dễ dàng kết nối từ bất cứ đâu.
Câu 6 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải biểu hiện của việc làm chủ trong mối quan hệ đời sống?
- A. Chủ động giúp đỡ mọi người trong việc thực hiện nhiệm vụ chung.
- B. Lắng nghe, đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu.
- C. Nhanh chóng tìm ra phương án giải quyết các mâu thuẫn trong mối quan hệ.
- D. Luôn tìm kiếm sự giúp đỡ từ các mối quan hệ xung quanh để giải quyết các vấn đề bản thân gặp phải.
Câu 7 (0,5 điểm). Đâu là mạng xã hội được đăng kí sử dụng nhiều nhất trên toàn cầu?
- A. Facebook.
- B. TikTok.
- C. Instagram.
- D. Twitter.
Câu 8 (0,5 điểm). Đâu không phải biểu hiện của việc chăm chú lắng nghe thể hiện sự tôn trọng ý kiến của người thân?
- A. Bổ sung hoặc đưa ra ý kiến cá nhân khi người thân chưa trình bày xong.
- B. Nhìn về hướng người thân, thể hiện sự tiếp nhận bằng cách gật đầu nhẹ.
- C. Không ngắt lời, chêm lời để người thân được trình bày hoàn chỉnh vấn đề.
- D. Không làm việc riêng, hoặc có hành động phân tâm khi người thân đang nói.
Câu 9 (0,5 điểm). Mẹ đi vắng một tuần, em được giao cho một số tiền để chi tiêu cho các bữa ăn hàng ngày. Em sẽ làm gì để chi tiêu số tiền đó hợp lí?
- A.Nhờ người có kinh nghiệm mua đồ giảm giá đưa ra lời khuyên.
- B. Lên danh sách bữa ăn và các đồ dùng, thực phẩm cần thiết để không vượt quá số tiền.
- C. Mua các mặt hàng theo từng ngày cho đến khi hết số tiền đó.
- D. Thực hiện chi tiêu tiết kiệm hết mức có thể.
Câu 10 (0,5 điểm). Việc tìm hiểu nhu cầu thị trường có tác dụng gì?
- A. Có khả năng cạnh tranh với các mặt hàng khác.
- B. Có khả năng thích nghi với môi trường đầu tư.
- C. Xác định được mặt hàng cũng như số lượng mặt hàng dự kiến.
- D. Xác định khả năng tiêu thụ hàng hóa trong một thời gian dài.
Câu 11 (0,5 điểm). Đâu không phải là cách phản ứng khi gặp trường hợp bắt nạt học đường?
- A. Báo cáo với thầy cô, nhà trường.
- B. Tâm sự với cha mẹ.
- C. Nhờ sự giúp đỡ của bạn bè xung quanh.
- D. Âm thầm chịu đựng, không thổ lộ với ai.
Câu 12 (0,5 điểm). Việc xác định rõ thứ cần mua và muốn mua có ý nghĩa gì trong việc không bị ảnh hưởng bởi tiếp thị, quảng cáo?
- A. Tuân thủ theo kế hoạch chi tiêu của cả gia đình.
- B. Tránh tình trạng mua không đúng sản phẩm mong muốn.
- C. Giảm mức chi tiêu cá nhân.
- D. Tiết kiệm, tránh lãng phí.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm). Nhận diện và xử lí tình huống để giữ gìn và xây dựng tình bạn và vận dụng kĩ năng từ chối trong các tình huống sau:
- Tình huống 1: Nhóm của Mạnh được phân công đảm nhận một trong những dự án khoa học của lớp. Mạnh được bầu làm trưởng nhóm. Trong khi Mạnh đang phân cồn thì Hào có nói “ Sắp tới tớ có việc cá nhân nên không làm được việc câu giao, cậu làm hộ tớ đi, chúng mình là bạn thân mà”.
- Tình huống 2: Hôm nay, Tú rủ Tuấn sau giờ học đi chơi điện tử để giải trí nhưng Tuấn nhận ra mình còn chưa hoàn thành bài tập cho ngày mai.Tuấn muốn từ chối nhưng lại sợ bạn giận. Tú bảo “Trò chơi này mới ra hay lắm, đi chơi với mình đi!”. - Tình huống 2: Hôm nay, Tú rủ Tuấn sau giờ học đi chơi điện tử để giải trí nhưng Tuấn nhận ra mình còn chưa hoàn thành bài tập cho ngày mai.Tuấn muốn từ chối nhưng lại sợ bạn giận. Tú bảo “Trò chơi này mới ra hay lắm, đi chơi với mình đi!”.
- Tình huống 3: Công rủ Hoài tham gia câu lạc bộ truyền thông nhưng Hoài chưa có kĩ năng và hiểu biết về lĩnh vực này. Hoài muốn tìm hiểu thêm về câu lạc bộ trước khi quyết định trả lời bạn Công.
Câu 2 (1,0 điểm). Lên kế hoạch kinh doanh một sản phẩm phù hợp với lứa tuổi của em.
Hướng dẫn trả lời
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
C | A | A | A | D | D |
Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 |
A | A | B | C | D | D |
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1:
Nhận diện và xử lí tình huống để giữ gìn và xây dựng tình bạn và vận dụng kĩ năng từ chối:
- Tính huống 1:
+ Nhận diện tình huống cần từ chối bằng lời chối đàm phán.
+ Mạnh có thể chia sẻ khó khăn với Hào, hỏi bạn sẽ có thể gặp khó khăn gì khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
+ Mạnh có thể cử thêm một bạn nữa đồng hành và trợ giúp Hào hoặc thay đổi nhiệm vụ để phù hợp với khả năng của bạn.
+ Mạnh có thể lên tiếng nhờ tất cả các thành viên khi có đủ điều kiện có thể giúp Hào khi cần thiết.
- Tình huống 2:
+ Tuấn cần nhận diện tình huống từ chối bằng một lời từ chối trực tiếp.
+ Tuấn có thể nói rõ với Tú mình không thể đi chơi điện tử cùng bạn.
+ Tuấn đưa ra lí do vì muốn hoàn thành bài tập và tập trung vào việc học, không muốn sa đà vào trò chơi.
+ Tuấn có thể đề xuất ý kiến sẽ đi chơi với bạn sau khi làm bài đầy đủ.
- Tình huống 3:
+ Hoài cần nhận diện tình huống từ chối bằng lời từ chối trì hoãn.
+ Hoài chia sẻ với Công rằng bản thân sẽ rất vui nếu được tham gia câu lạc bộ phù hợp với khả năng của mình.
+ Hoài nêu mong muốn cần thêm thời gian suy nghĩ, tìm hiểu về câu lạc bộ rồi sẽ đưa ra quyết định.
Câu 2:
Lên kế hoạch kinh doanh một sản phẩm phù hợp với lứa tuổi của em: (Ví dụ mẫu nhưng cần đảm bảo đầy đủ các ý chính)
- Sản phẩm kinh doanh: Dây buộc tóc.
- Đối tượng khách hàng: Bạn trong lớp, người quen trên mạng xã hội.
- Hình thức kinh doanh sản phẩm: Bán hàng trực tuyến và trực tiếp.
- Phương thức quảng cáo: Đăng trên trang cá nhân, giới thiệu sản phẩm trực tiếp.
- Vốn đầu tư: Số vốn đầu tư: 480.000 đồng.
- Chi phí: Để làm 100 sản phẩm, cần:
+ Vải vụn: 150 000 đồng;
+ Chi phí
+ Dây chun, hạt cườm, nút các loại: 120.000 đồng;
+ Kim chỉ: 25 000 đồng;
+ Bao bì: 89 000 đồng;
+ Thiệp cảm ơn: 40.000 đồng.
- Giá của sản phẩm:
+ Dây buộc tóc không trang trí: 12 000 đồng/ chiếc;
+ Dây buộc tóc có trang trí: 15 000 đồng, chiếc
+ Bộ 7 cái 7 màu: 50 000 đồng.
Thêm kiến thức môn học
Đề thi Hoạt động trải nghiệm 8 Chân trời sáng tạo bản , trọn bộ đề thi Hoạt động trải nghiệm 8 chân trời bản 2, đề thi [..]
Bình luận