Đề thi giữa kì 1 HĐTN 8 CTST bản 2: Đề tham khảo số 4

Trọn bộ đề thi [..] bộ sách mới Chân trời sáng tạo bản 2 gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI GIỮA KÌ 1 HĐTN 8 BẢN 2 KẾT NỐI TRI THỨC ĐỀ 4

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm). Biểu hiện nào sau đây là của tính cách kiên nhẫn?

  • A. Thích khám phá những điều mới mẻ.
  • B. Nỗ lực kiên trì đạt được thành công.
  • C. Dễ cảm thông với người khác.
  • D. Kỉ luật, làm việc có kế hoạch.

Câu 2 (0,5 điểm). Đâu là việc làm em nên làm với người thân?

  • A. Tỏ ra khó chịu với việc mình không thích
  • B. Không quan tâm người thân nghĩ gì
  • C. Chia sẻ việc nhà
  • D. Thờ ơ, không để ý công việc của người thân

Câu 3 (0,5 điểm). Đâu không phải là biện pháp rèn luyện tinh thần trách nhiệm trong học tập?

  • A. Tích cực tự học, tự chuẩn bị bài mới
  • B. Làm bài tập đầy đủ
  • C. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn
  • D. Ngủ gật trong giờ học

Câu 4 (0,5 điểm). Đâu là trách nhiệm của em với bản thân?   

  • A. Hoàn thành đúng công việc được giao
  • B. Tự chăm sóc sức khỏe
  • C. Quan tâm chăm sóc người thân
  • D. Giúp đỡ những người xung quanh

Câu 5 (0,5 điểm). Đâu là cách để giải tỏa cảm xúc tiêu cực?

  • A. Tâm sự với bạn bè, người thân
  • B. Đi chơi với bạn qua đêm
  • C. Chơi game giải tỏa stress
  • D. Nhịn ăn, buồn bực và không nên gặp ai

Câu 6 (0,5 điểm). Khi đối diện với cảm xúc tiêu cực cần làm gì?

  • A. Bộc phát nó ngay lập tức
  • B. Ghi nhớ những cảm xúc ấy để tìm cơ hội trả thù
  • C. Kìm nén cảm xúc và tìm cách khắc phục
  • D. Chán nản, buồn bực

Câu 7 (0,5 điểm). Sáng nay, Hiền được mẹ cho 10.000 đồng mua bánh mì và thừa 3.000 đồng. Khi tới trường, Hiền đi ngang hòm kêu gọi ủng hộ người vô gia cư. Theo em, Hiền nên làm gì?

  • A. Bỏ tiền thừa của mình để ủng hộ
  • B. Không quan tâm, vì không phải trách nhiệm của mình
  • C. Đi ngang qua như chưa thấy gì
  • D. Không ủng hộ vì mình còn dành tiền mua đồ chơi

Câu 8 (0,5 điểm). Suy nghĩ nào dưới đây là tích cực trong tình huống:Bố mẹ không đồng ý cho Mai đi chơi xa với bạn khác giới.

  • A. Khóc lóc, bỏ không ăn cơm.
  • B. Cãi lại cha mẹ.
  • C. Suy nghĩ về lí do bố mẹ không cho đi là vì an toàn của mình để suy xét nên vui vẻ ở nhà hay tiếp tục giải thích cho bố mẹ tiếp.
  • D. Bỏ đi không quan tâm lời bố mẹ nói.

Câu 9 (0,5 điểm). Việc làm nào học sinh không nên làm ở môi trường học tập mới?

  • A. Chủ động làm quen thầy cô, bạn bè mới
  • B. Duy trì thói quen cũ dù không hiệu quả với môi trường mới
  • C. Xin ý kiến tư vấn của cán bộ tư vấn học đường
  • D. Vượt qua rào cản tâm lí, chủ động thích nghi với môi trường mới

Câu 10 (0,5 điểm). Trong giờ học, Duy cùng các bạn đang chăm chú nghe cô giáo giảng bài thì bị bạn Hường ngồi bàn dưới trêu và chọc bút bi vào lưng áo. Em có lời khuyên gì về cách ứng xử thể hiện kĩ năng kiểm soát cảm xúc cho Duy trong tình huống trên?

  • A. Duy chắc sẽ rất khó chịu vì hành động trêu chọc của bạn. Duy cần nói to để các bạn trong lớp đều biết và phản ánh lại với giáo viên ngay trong buổi học.
  • B. Duy chắc sẽ rất khó chịu vì hành động trêu chọc của bạn. Tuy nhiên, vì đang trong giờ học nên Duy cau mặt tỏ ra khó chịu và ra hiệu nhắc Hường hãy dừng ngay trò đùa này lại.
  • C. Duy nhắc nhở nhẹ nhàng Hường không nên như vậy vì sẽ ảnh hưởng tới mọi người.
  • D. Duy sẽ quay lại đánh Hường vì đã chọc tức mình. Việc gì cũng có giới hạn thôi.

Câu 11 (0,5 điểm). Buổi chiều, Tuấn ngồi học trong nhà, thấy mẹ đi làm về, hai tay xách túi đồ nặng, trông rất mệt. Theo em, Tuấn nên làm gì?

  • A. Tuấn coi như không thấy mẹ về
  • B. Ra giúp mẹ và hỏi thăm sức khoẻ của mẹ
  • C. Tuấn vẫn tiếp tục ngồi học
  • D. Chạy ra và xem có đồ của mình trong đó không

Câu 12 (0,5 điểm). Bà bị đau bụng, Hương vội lấy thuốc kháng sinh cho bà uống trong khi đợi bố mẹ về để mong bà đỡ đau. Theo em, hành động của Hương có hợp lí hay chưa?

  • A. Hành động hợp lí vì Hương đã quan tâm tới bà
  • B. Hành động chưa hợp lí vì uống thuốc cần sự chỉ dẫn của bác sĩ
  • C. Hành động hợp lí vì Hương đã kịp thời cho bà uống thuốc
  • D. Hành động chưa hợp lí vì Hương không chờ bố mẹ về chăm bà

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm). Xử lí tình huống và thể hiện trách nhiệm của bản thân trong các tình huống sau đây:

Tình huống 1: Dạo này, vì ham chơi điện tử nên kết quả làm bài kiểm tra của Nam vừa rồi rất kém.

Tình huống 2: Các bạn trong nhóm rủ Hạnh sau khi tan học sẽ đến nhà Lan dự sinh nhật. Nhưng mẹ của Hạnh đang ốm, bố Hạnh đi làm xa.

Tình huống 3: An được nhóm giao nhiệm vụ sưu tầm những bức hình về danh lam, thắng cảnh. An nhớ ra trên các tạp chí, báo hoặc các cuốn lịch thường có những hình ảnh phong cảnh đẹp.

Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy nêu các cách điều chỉnh cảm xúc của bản thân.

Hướng dẫn trả lời

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

B

C

D

B

A

C

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

A

C

B

C

B

B

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1:

Xử lí tình huống và thể hiện trách nhiệm của bản thân trong các tình huống:

 - Tình huống 1: Nam nên cảm thấy vô cùng có lỗi với bố mẹ, đã mải mê chơi điện tử mà học hành sa sút. Cậu nên quyết tâm không chơi điện tử và dành nhiều thời gian hơn để ôn lại các kiến thức cũ.

 - Tình huống 2: Hạnh nên chúc mừng sinh nhật Lan trên lớp để có thể về nhà chăm sóc mẹ sau giờ học. Như vậy, Hạnh sẽ không sợ mất lòng bạn mà còn có thời gian về nhà, chăm sóc mẹ khi bố không có ở nhà.

 - Tình huống 3: An nên tranh thủ thời gian rảnh rỗi đến nhà họ hàng, hàng xóm để xin những bức ảnh phong cảnh đẹp có trên các tạp chí, báo hoặc cuốn lịch. An cần làm vậy để thể hiện trách nhiệm của một thành viên trong nhóm, chủ động tìm kiếm hình ảnh để nhóm hoàn thiện bài.

Câu 2:

HS liên hệ bản thân, nêu các cách điều chỉnh cảm xúc của bản thân:

- Giải tỏa cảm xúc tiêu cực: 

+ Thả lỏng cơ thể, tập trung vào hơi thở và thở đều; 

+ Tách mình ra khỏi không gian, đối tượng gây cho mình cảm xúc tiêu cực; 

+ Tâm sự, chia sẻ với người đáng tin cậy. 

- Tạo cảm xúc tích cực: 

+ Tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội với nhóm bạn; 

+ Tham gia hoạt động thể dục, thể thao; 

+ Tạo niềm vui cho mình và mọi người; 

+ Làm những việc theo sở thích.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Hoạt động trải nghiệm 8 Chân trời sáng tạo bản , trọn bộ đề thi Hoạt động trải nghiệm 8 chân trời bản 2, đề thi [..]

Bình luận

Giải bài tập những môn khác