Đề thi giữa kì 2 Công nghệ 8 KNTT: Đề tham khảo số 2
Trọn bộ đề thi giữa kì 2 Công nghệ 8 KNTT: Đề tham khảo số 2 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 CÔNG NGHỆ 8
KẾT NỐI TRI THỨC ĐỀ 2
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Đâu không phải nguyên nhân dẫn đến tai nạn điện?
- A. Chạm trực tiếp vào vật mang điện
- B. Sử dụng đồ dùng điện bị rò điện ra vỏ
- C. Sửa chữa điện không cắt nguồn điện
- D. Chạm vào vỏ dây điện
Câu 2. Khoảng cách an toàn về chiều cao khi ở gần lưới điện 220kV là
- A. 2 m B. 3 m C. 4 m D. 6 m
Câu 3. Quan sát hình ảnh và cho biết đây là nguyên nhân gây tai nạn điện nào?
- A. Tiếp xúc trực tiếp với vật mang điện
- B. Vi phạm khoảng cách bảo vệ an toàn lưới điện cao áp và trạm biến áp
- C. Đến gần vị trí dây dẫn điện có điện bị rơi xuống đất
- D. Thiết bị độ dùng quá tải và cháy nổ
Câu 4. Đâu không phải nguyên tắc an toàn khi sử dụng thiết bị, đồ dùng điện?
- A. Không sử dụng dân dẫn có vỏ cách điện bị hở, hỏng
- B. Cắm nhiều đồ dùng điện có công suất lớn trên cùng ổ cắm
- C. Không để đồ vật dễ cháy gần đường dây điện và đồ dùng điện sinh nhiệt
- D. Khi sửa chữa điện phải cắt nguồn điện và có biển thông báo
Câu 5. Đâu là vật liệu cách điện?
- A. Cao su B. Thép C. Sắt D. Vàng
Câu 6. Trong các dụng cụ sau, dụng cụ nào không phải là dụng cụ an toàn điện?
- A. Ủng cao su cách điện
- B. Găng tay cách điện
- C. Dụng cụ lao động làm bằng kim loại
- D. Thảm cao su cách điện
Câu 7. Đâu là nguyên nhân gây tai nạn điện do tiếp xúc với vật mang điện?
- A. Sử dụng nhiều đồ dùng điện cóp công suất lớn trên cùng ổ cắm điện
- B. Lại gần khu vực mưa bão to làm đứt dây điện và rơi xuống đất
- C. Chạm vào máy giặt có vỏ bằng kim loại dùng lâu ngày hỏng vỏ cách điện
- D. Đến gần đường dây điện cao áp, trạm biến áp
Câu 8. Quan sát hình ảnh sau và cho biết đây là biện pháp an toàn điện nào?
- A. Kiểm tra cách điện của đồ dùng điện trước khi sử dụng
- B. Thực hiện nối đất cho các đồ dùng điện có vỏ kim loại
- C. Không vi phạm an toàn lưới điện cao áp và trạm biến áp
- D. Sử dụng các thiết bị đóng, cắt bảo vệ chống quá tải, chống rò điện
Câu 9. Ở bước kiểm tra tình trạng nạn nhân, nếu nạn nhân không còn tỉnh, cần
- A. nới rộng quần áo; đưa nạn nhân tới vị trí thuận lợi và kêu gọi sự hỗ trợ của người khác
- B. xoa bóp tim ngoài lồng ngực kết hợp hô hấp nhân tạo cho nạn nhân
- C. đưa nạn nhân đi bệnh viện
- D. nhờ sự giúp đỡ của người khác
Câu 10. Khi thực hiện hô hấp nhân tạo cần
- A. Có đồng thời 2 người cứu giúp
- B. Phối hợp vừa xoa bóp tim vừa hà hơi thổi ngạt
- C. Tỉ lệ: 5 lần hà hơi thổi ngạt/1 lần xoa bóp tim
- D. Xoa bóp tim càng nhanh càng tốt
Câu 11. Quan sát hình ảnh sau và cho biết đây là bước nào trong các bước sơ cứu nạn nhân tại chỗ?
- A. Kiểm tra tình trạng nạn nhân B. Hà hơi thổi ngạt
- C. Xoa bóp tim lồng ngực D. Chuẩn bị thực hiện hô hấp nhân tạo
Câu 12. Một người đang đứng dưới đất, tay chạm vào tủ lạnh rò điện. Em phải làm gì để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện?
- A. Dùng tay trần kéo nạn nhân rời khỏi tủ lạnh
- B. Gọi người đến cứu
- C. Rút phích cắm(nắp) cầu chì hoặc ngắt aptomat, lót tay bằng vải khô kéo nạn nhân ra
- D. Lót tay bằng vải khô kéo nạn nhân rời khỏi tủ lạnh
Câu 13. Cầu chì có công dụng
- A. bảo vệ an toàn cho đồ dùng điện
- B. bảo vệ an toàn cho mạch điện
- C. bảo vệ an toàn cho đồ dùng điện và mạch điện
- D. tiết kiệm điện
Câu 14. Vỏ của công tắc điện thường làm bằng
- A. đồng, kẽm B. gang, thiếc C. nhựa, sứ D. thủy tinh
Câu 15. Sơ đồ khối mạch điện điều khiển là
- A. Cảm biến, bộ phận xử lí điều khiển → Nguồn điện → Đối tượng điều khiển
- B. Đối tượng điều khiển → Cảm biến, bộ phận xử lí điều khiển → Nguồn điện
- C. Nguồn điện → Cảm biến, bộ phận xử lí điều khiển → Đối tượng điều khiển
- D. Nguồn điện → Đối tượng điều khiển → Cảm biến, bộ phận xử lí điều khiển
Câu 16. Pin được sử dụng trong thiết bị nào?
- A. Quạt điện B. Máy sấy C. Xe đạp điện D. Máy tính bỏ túi
Câu 17. Rơ le điện trong cảm biến có công dụng gì?
- A. Cảm nhận và biến đổi tín hiệu vào thành tín hiệu điện
- B. Tiếp nhận, xử lí tín hiệu điện
- C. Tự động đóng cắt mạch điện
- D. Cung cấp năng lượng điện cho mạch hoạt động
Câu 18. Vai trò của mô đun cảm biến ánh sáng trong đời sống là
- A. bật, tắt đèn tự động khi có người đi lại B. đóng mở tự động rèm cửa
- C. sử dụng trong máy tạo ẩm D. sử dụng trong máy điều hòa không khí
Câu 19. Quan sát hình ảnh sau và cho biết đây là gì?
- A. Cảm biến độ ẩm B. Cảm biến ánh sáng
- C. Mô đun cảm biến nhiệt độ D. Mô đun cảm biến ánh sáng
Câu 20. Quan sát mạch điện điều khiển sau và cho biết nó sử dụng mô đun cảm biến nào?
- A. Mô đun cảm biến ánh sáng B. Mô đun cảm biến độ ẩm
- C. Mô đun cảm biến khói D. Mô đun cảm biến tiệm cận
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Quan sát hình sau và cho biết nguyên nhân gây ra tai nạn điện. Có nên tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện như trong hình không? Nếu cách đó là sai, hãy chỉ ra cách làm đúng.
Câu 2. (1,0 điểm) Nêu cách đặt tên cảm biến. Cho ví dụ.
Hướng dẫn trả lời:
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,35 điểm.
1 - D | 2 - C | 3 - A | 4 - B | 5 - A |
6 - C | 7 - C | 8 - C | 9 - B | 10 - B |
11 - A | 12 - C | 13 - C | 14 - C | 15 - C |
16 - D | 17 - C | 18 - B | 19 - B | 20 - B |
B. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm)
Câu 1:
- Nguyên nhân gây ra tai nạn điện là do tiếp xúc trực tiếp với vật mang điện. Trong trường hợp này, nạn nhân đã tiếp xúc với dây dẫn bị hỏng cách điện.
- Không nên làm theo hình để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện vì người cứu nạn đã chạm trực tiếp vào vật mang điện, điều này khiến cho người cứu nạn bị điện giật.
- Cách làm đúng:
+ Rút phích cắm điện, ngắt cầu chì hoặc aptomat.
+ Dùng trang bị bảo hộ và các vật dụng cách điện để kéo nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
Câu 2:
Tên của cảm biến thường được gọi theo đại lượng mà cảm biến đó có thể cảm nhận và biến đổi.
Ví dụ: cảm biến ánh sáng, cảm biến nhiệt độ, cảm biến màu sắc, cảm biến độ ẩm,…
Thêm kiến thức môn học
Đề thi Công nghệ 8 kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Công nghệ 8 kết nối, đề thi giữa kì 2 Công nghệ 8 KNTT: Đề
Bình luận