Đề thi cuối kì 2 Công nghệ 8 KNTT: Đề tham khảo số 2
Trọn bộ đề thi cuối kì 2 Công nghệ 8 KNTT: Đề tham khảo số 2 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 CÔNG NGHỆ 8
KẾT NỐI TRI THỨC ĐỀ 2
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Đâu không phải thành phần chính của mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến?
- A. Mô đun cảm biến. B. Đối tượng điều khiển.
- C. Nguồn điện. D. Mạch điện cảm biến.
Câu 2. Nội dung thực hiện ở bước chuẩn bị là
- A. chuẩn bị dụng cụ, vật liệu và thiết bị theo sơ đồ mạch điện.
- B. xác định thành phần chính và đầu nối của mạch điện.
- C. xác định vị trí cổng đầu vào, cổng ra của mô đun.
- D. cấp nguồn, kiểm tra hoạt động của mạch điện; đánh giá và điều chỉnh.
Câu 3. Tiêu chí đánh giá khi lắp ráp mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến là
- A. xác định được các bước dễ để tiến hành trước.
- B. đầu nối đúng, chắc chắn, an toàn.
- C. mạch có thể hoạt động với nhiều chức năng khác nhau.
- D. điện có thể truyền trong không khí.
Quan sát hình vẽ sau và trả lời câu hỏi số 4, 5, 6.
Câu 4. Hãy cho biết chức năng của mạch điều khiển
- A. đèn tự động sáng khi trời tối và tự động tắt khi trời sáng.
- B. đèn tự động sáng/ tối khi nhiệt độ thấp/ cao hơn một giá trị nhất định.
- C. động cơ bơm nước hoạt động/ dừng hoạt động khi độ ẩm thấp/cao.
- D. đèn tự động sáng khi có người lại gần và tự động tối khi ra xa.
Câu 5. Mạch điện điều khiển trên sử dụng mô đun cảm biến gì?
- A. Cảm biến ánh sáng. B. Cảm biến nhiệt độ.
- C. Cảm biến độ ẩm. D. Cảm biến hồng ngoại.
Câu 6. Mô đun cảm biến trên có thể được sử dụng trong
- A. bút thử điện. B. mạch điện điều khiển tưới cây tự động.
- C. tủ lạnh. D. mạch điện điều khiển đèn hành lang.
Câu 7. A muốn lắp mạch điện điều khiển đóng/mở rèm cửa tự động, A có thể sử dụng mô đun
- A. cảm biến ánh sáng. B. cảm biến nhiệt độ.
- C. cảm biến độ ẩm. D. cảm biến hồng ngoại.
Câu 8. Trong các ngành nghề sau, ngành nghề nào thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện?
- A. Kĩ sư luyện kim. B. Kĩ sư điện.
- C. Kĩ thuật viên siêu âm. D. Kĩ thuật viên kết cấu.
Câu 9. Đâu không phải yêu cầu về phẩm chất của người lao động trong lĩnh vực kĩ thuật điện?
- A. Cẩn thận, chăm chỉ, trách nhiệm.
- B. Yêu thích công việc, đam mê kĩ thuật.
- C. Có tính thần hợp tác, tuân thủ tuyệt đối an toàn lao động.
- D. Có sức khỏe tốt, yêu thích làm việc với hình khối, màu sắc.
Câu 10. Năng lực "Tư duy sáng tạo trong tư vấn, thiết kế" là năng lực cụ thể của ngành nghề nào trong lĩnh vực kĩ thuật điện?
- A. Kĩ sư điện.
- B. Kĩ thuật viên kĩ thuật điện.
- C. Thợ lắp đặt và sửa chữa thiết bị điện.
- D. Kĩ sư cơ khí.
Câu 11. Bạn B có thể tiếp thu, cập nhật những kiến thức chuyên môn liên quan để đáp ứng yêu cầu công việc. Như vậy, B đã đáp ứng yêu cầu về
- A. kiến thức chuyên môn.
- B. kĩ năng cập nhật kiến thức chuyên môn.
- C. kĩ năng phân tích, tổng hợp số liệu.
- D. kĩ năng tư duy sáng tạo.
Câu 12. Hoạt động thiết kế kĩ thuật có mấy vai trò chủ yếu?
- A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 13. Công việc của kĩ sư xây dựng là
- A. thiết kế các toà nhà thương mại, công nghiệp, viện nghiên cứu, khu dân cư, giải trí và lên kế hoạch giám sát việc xây dựng, bảo trì và khôi phục chúng.
- B. lên kế hoạch và thiết kế cảnh quan, không gian mở cho các dự án như công viên, trường học, tổ chức, đường giao thông, khu vực bên ngoài cho các khu thương mại, công nghiệp, khu dân cư; lập kế hoạch và giám sát việc xây dựng, bảo trì và khôi phục chúng.
- C. lên kế hoạch và thiết kế nội thất nhà thương mại, công nghiệp, công cộng, bán lẻ và nhà ở để tạo ra một môi trường phù hợp với mục đích, có tính đến các yếu tố nâng cao môi trường sống, làm việc và xúc tiến bán hang.
- D. Thiết kế hình thức của các sản phẩm chúng ta thường sử dụng hàng ngày sao cho hấp dẫn.
Câu 14. Thiết kế kĩ thuật không nhằm mục đích
- A. lập hồ sơ thiết kế gồm các bản vẽ kĩ thuật và thuyết minh có liên quan.
- B. giúp nhà sản xuất trong chế tạo, thi công tạo ra sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu.
- C. giúp cho người chuyên môn và người sử dụng trong lắp ráp, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa sản phẩm.
- D. giúp tăng giá thành sản phẩm.
Câu 15. Tại sao lại nói thiết kế kĩ thuật có vai trò phát triển sản phẩm?
- A. Qua thiết kế kĩ thuật, các sản phẩm mới lần lượt được tạo ra để giải quyết những vấn đề, đáp ứng nhu cầu mới, các sản phẩm cũ liên tục được cải tiến.
- B. Thiết kế kĩ thuật tạo ra hay nâng cấp các quy trình, bí quyết công nghệ để thực hiện công việc ngày càng hiệu quả hơn.
- C. Thiết kế kĩ thuật tìm kiếm những ý tưởng, giải pháp, thể hiện dưới dạng hồ sơ kĩ thuật để tạo ra sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu con người và giải quyết vấn đề trong cuộc sống.
- D. Thiết kế kĩ thuật là một hoạt động sáng tạo, liên quan đến ngành nghề trong nhiều lĩnh vực.
Câu 16. Việc lựa chọn giải pháp phù hợp không căn cứ vào
- A. điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất.
- B. khả năng của người thiết kế.
- C. ưu nhược điểm của mỗi giải pháp.
- D. trình độ học vấn của khách hang.
Câu 17. Căn cứ vào đâu để đưa ra giải pháp khác nhau?
- A. Tính chất của sản phẩm. B. Nguyên liệu tạo ra sản phẩm.
- C. Yêu cầu sản phẩm. D. Công dụng của sản phẩm.
Câu 18. Ở bước thứ 5 trong tiến trình thiết kế kĩ thuật, em cần
- A. thử nghiệm, đánh giá. B. xây dựng nguyên mẫu cho giải pháp.
- C. điều chỉnh thiết kế. D. lập hồ sơ kĩ thuật.
Câu 19. Trong bước xác định vấn đề, em không cần xác yếu tố
- A. vấn đề, nhu cầu chính cần giải quyết.
- B. lí do cần giải quyết vấn đề.
- C. vấn đề được giải quyết mang lại lợi ích gì.
- D. hoạt tính sinh học của sản phẩm tạo ra.
Câu 20. Hãy xác định vấn đề cho tình huống dưới đây :
Gia đình Nam sử dụng dây phơi ngoài trời, đây là cách làm quần áo khô tự nhiên dựa vào ánh nắng mặt trời, tiết kiệm chi phí. Một hôm, do không có ai ở nhà, toàn bộ quần áo phơi bị ướt khi trời mưa, Nam phải giặt lại toàn bộ số quần áo trên. Nam không muốn điều này xảy ra nữa.
- A. Nam muốn quần áo tự động giặt khi không có ai ở nhà.
- B. Nam muốn quần áo phơi phơi ngoài trời.
- C. Nam muốn quần áo phơi không bị ướt khi không có ai ở nhà.
- D. Nam muốn quần áo khô nhanh chóng.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Em hãy cho biết nguyên lí hoạt động của mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến nhiệt độ.
Câu 2. (1,0 điểm) Em hãy xây dựng các tiêu chí để giải quyết vấn đề khi muốn bố trí 1 bàn uống nước và 4-5 ghế ngồi mà không làm cho phòng khách thêm chật chội.
Hướng dẫn trả lời:
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,35 điểm.
1 - D | 2 - A | 3 - B | 4 - C | 5 - C |
6 - B | 7 - A | 8 - B | 9 - D | 10 - A |
11 - B | 12 - B | 13 - A | 14 - D | 15 - A |
16 - D | 17 - C | 18 - D | 19 - D | 20 - C |
B. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm)
Câu 1:
Khi có nguồn cấp cho mạch điện, cài đặt nhiệt độ giới hạn. Thay đổi nhiệt độ cấp vào cảm biến so với mức nhiệt độ đã cài đặt, mạch điện có thể tự động điều khiển để bật hoặc tắt quạt.
Câu 2:
Để giải quyết vấn đề trên, các yêu cầu chủ yếu đặt ra đối với nhà thiết kế có thể là: thiết kế bộ ghế ngồi đảm bảo các đặc điểm: nhẹ, vừa đủ ngồi, dễ dàng xếp gọn, giảm diện tích chiếm chỗ, bền, đẹp. Bên cạnh đó, có thể thêm các tiêu chí về kích thước, tải trọng, khối lượng, giá thành, sự thân thiện với môi trường của sản phẩm.
Thêm kiến thức môn học
Đề thi Công nghệ 8 kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Công nghệ 8 kết nối, đề thi cuối kì 2 Công nghệ 8 KNTT: Đề
Bình luận