Đề thi giữa kì 1 Công nghệ 8 KNTT: Đề tham khảo số 2

Đề tham khảo số 2 giữa kì 1 Công nghệ 8 Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Việc vận chuyển chất dinh dưỡng, oxygen, hormone… đến các tế bào và vận chuyển đến các tế bào và vận chuyển chất thải từ tế bào đến các cơ quan bài tiết để thải ra ngoài là chức năng của hệ cơ quan nào?

  • A. Hệ tuần hoàn.             B. Hệ vận động.              C. Hệ hô hấp.                D. Hệ bài tiết.

Câu 2. Nơi tiếp giáp giữa các đầu xương là

  • A. xương đầu.                  B. cơ xương.                              C. khớp xương.               D. dây chằng.

Câu 3. Nước được hấp thu chủ yếu ở cơ quan nào chủ yếu ở cơ quan nào dưới đây?

  • A. Gan.                  B. Dạ dày.                       C. Ruột già.                     D. Thực quản.

Câu 4. Trong quá trình tiêu hóa, thức ăn không đi qua được các cơ quan

  • A. dạ dày, thực quản và ruột non.                  B. gan, túi mật, tuyến nước bọt và tuyến tụy.
  • C. ruột già, ruột non và dạ dày.                      D. khoang miệng, thực quản và dạ dày.

Câu 5. Những phát biểu nào dưới đây là đúng?

(1) Lấy O2 vào cơ thể là một trong những chức năng của hệ hô hấp.

(2) Việc biến đổi thức ăn thành các chất đơn giản và loại chất thải là vai trò của hệ bài tiết.

(3) Hệ tiêu hóa có chức năng lọc các chất thải có hại cho cơ thể từ máu và thải ra môi trường.

(4) Giúp cơ thể nhận biết được các vật là chức năng của thị giác.

  • A. (1), (2).                       B. (2), (3).                       C. (3), (4).                        D. (1), (4).

Câu 6. Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về xương đùi?

  • A. Hệ vận động ở người có cấu tạo gồm xương đầu, xương thân và xương chi.
  • B. Bộ xương tạo nên khung cơ thể, giúp cơ thể có hình dạng nhất định, bảo vệ cơ thể.
  • C. Cơ bám vào xương nhờ các mô liên kết như dây chằng, gân.
  • D. Chất hữu cơ giúp xương có tính mềm dẻo, nhờ đó cơ thể vận động linh hoạt, chắc chắn.

Câu 7. Cho các phát biểu sau:

(1) Viêm loét dạ dày - tá tràng là bệnh do tổn thương viêm và loét lớp niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng, lớp niêm mạc bị bào mòn..

(2) Nguyên nhân chính gây bệnh là nhiễm virus Helicobacter pylori.

(3) Người bị đau dạ dày không nên sử dụng rượu, bia, cà phê, trà đặc, cam, chanh…

(4) Triệu chứng của người bị đau dạ dày là đau vùng bụng trên rốn, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, mất ngủ, ngủ không ngon giấc, ợ hơi, ợ chua, rối loạn tiêu hóa…

Số phát biểu đúng là

  • A. 1.                                B. 2.                                 C. 3.                                 D. 4.

Câu 8. Nội dung nào sau đây đúng khi nói về bệnh, tật liên quan đến hệ vận động?

  • A. Bệnh loãng xương chỉ gặp ở người cao tuổi.
  • B. Mang vác vật nặng thường xuyên có thể mắc tật cong vẹo cột sống.
  • C. Nên thường xuyên rèn luyện thể dục, thể thao với cường độ cao.
  • D. Trẻ em nên tập đi sớm để tránh nguy cơ cong vẹo cột sống.

B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm). Giải thích ý nghĩa của các bước trong quy trình sơ cứu người khác khi bị gãy xương cẳng tay.

Câu 2 (2 điểm). Bệnh sâu răng là gì? Em hãy đề xuất biện pháp phòng, chống sâu răng và các việc nên làm để hạn chế những ảnh hưởng tới sức khỏe khi đã bị sâu răng.

 

Hướng dẫn trả lời:

  • A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)
  • B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)

Câu 1:

Ý nghĩa các giai đoạn trong quy trình sơ cứu người khác khi bị gãy xương cẳng tay:

Bước 1: Đặt tay bị gãy vào sát thân nạn nhân.

→ Giúp tay không bị tác động cơ học và mỏi cơ.

Bước 2: Đặt hai nẹp vào hai phía của cẳng tay, nẹp dài từ khuỷu tay tới cổ tay, đồng thời lót bông/gạc ý tế hoặc miếng vải sạch vào phí trong nẹp.

→ Đặt nẹp nhằm cố định xương bị gãy, bông/vải lót giúp cho tay không bị đau do nẹp cọ sát vào tay.

Bước 3: Dùng dây vải rộng bản/băng y tế buộc cố định nẹp.

→ Giúp cố định tay vào nẹp.

Bước 4: Dùng khăn vải làm dây đeo vào cổ để đỡ cẳng tay treo trước ngực, cẳng tay vuông góc với cánh tay.

→ Giúp tay không bị mỏi và ổn định vị trí cẳng tay khi đưa người bệnh đến bệnh viện.

Câu 2:

- Sâu răng là tình trạng tổn thương phần mô cứng của răng do vi khuẩn gây ra, hình thành các lỗ nhỏ trên răng.

- Các biện pháp phòng, chống sâu răng: đánh răng đúng cách (buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ), hạn chế đồ ngọt, khám răng định kì…

- Các việc nên làm để hạn chế những ảnh hưởng tới sức khỏe khi đã bị sâu răng: hạn chế đồ quá nóng hoặc quá lạnh, vệ sinh răng miệng đúng cách, điều trị vùng răng sâu ngay sau khi phát hiện…


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi giữa kì 1 Công nghệ 8 kết nối Đề tham khảo số 2, đề thi giữa kì 1 Công nghệ 8 KNTT, đề thi Công nghệ 8 giữa kì 1 kết nối tri thức Đề tham khảo số 2

Bình luận

Giải bài tập những môn khác