Đề thi cuối kì 2 Công nghệ 8 KNTT: Đề tham khảo số 4

Trọn bộ đề thi cuối kì 2 Công nghệ 8 KNTT: Đề tham khảo số 4 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 CÔNG NGHỆ 8 

KẾT NỐI TRI THỨC ĐỀ 4

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Cảm biến trên mô đun thu nhận tín hiệu đầu vào từ môi trường xung quanh và chuyển thành tín hiệu đầu ra điều khiển để đóng hoặc cắt nguồn điện cung cấp cho đối tượng điều khiển khi

  • A. có nguồn điện cung cấp cho mạch điện.
  • B. vi phạm khoảng cách bảo vệ an toàn lưới điện cao áp và trạm biến áp.
  • C. đến gần vị trí dây dẫn điện bị rơi xuống đất.
  • D. tiếp xúc gián tiếp với vật mang điện.

Câu 2. Nội dung thực hiện ở bước vận hành mạch điện là

  • A. chuẩn bị dụng cụ, vật liệu và thiết bị theo sơ đồ mạch điện.
  • B. xác định thành phần chính và đầu nối của mạch điện.
  • C. xác định vị trí cổng đầu vào, cổng ra của mô đun.
  • D. cấp nguồn, kiểm tra hoạt động của mạch điện; đánh giá và điều chỉnh.

Câu 3. Đâu không phải tiêu chí đánh giá khi lắp ráp mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến?

  • A. Tiến hành đúng trình tự.
  • B. Đầu nối đúng, chắc chắn, an toàn.
  • C. Dây nối chắc chắc, có tính thẩm mĩ cao.
  • D. Mạch hoạt động đúng chức năng.

Quan sát hình vẽ sau và trả lời câu hỏi số 4, 5, 6.

 Đề thi cuối kì 2 Công nghệ 8 KNTT: Đề tham khảo số 3

Câu 4. Hãy cho biết chức năng của mạch điều khiển:

  • A. Đèn tự động sáng khi trời tối và tự động tắt khi trời sáng.
  • B. Quạt tự động bật/tắt khi nhiệt độ thấp/cao hơn một giá trị nhất định.
  • C. Động cơ bơm nước hoạt động/dừng hoạt động khi độ ẩm thấp/cao.
  • D. Đèn tự động sáng khi có người lại gần và tự động tối khi ra xa.

Câu 5. Mạch điện điều khiển trên sử dụng mô đun cảm biến gì?

  • A. Cảm biến ánh sáng.                      B. Cảm biến nhiệt độ.
  • C. Cảm biến độ ẩm.                          D. Cảm biến hồng ngoại.

Câu 6. Mô đun cảm biến trên có thể được sử dụng trong

  • A. bút thử điện.                                 B. máy bơm nước.
  • C. tủ lạnh.                                        D. đèn hành lang.

Câu 7. Bạn A muốn lắp mạch điện điều khiển đèn chiếu sáng giao thông tự động, A có thể sử dụng mô đun

  • A. cảm biến ánh sáng.                       B. cảm biến nhiệt độ.
  • C. cảm biến độ ẩm.                           D. cảm biến hồng ngoại.

Câu 8. Trong các ngành nghề sau, ngành nghề nào không thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện?

  • A. Kĩ sư điện.                                   B. Kĩ thuật viên kết cấu.
  • C. Kĩ thuật viên kĩ thuật điện.            D. Thợ lắp đặt và sửa chữa thiết bị điện.

Câu 9. Đâu là công việc cụ thể của kĩ sư điện?

  • A. Tiến hành nghiên cứu, tư vấn, thiết kế, chỉ đạo xây dựng và vận hành hệ thống điện.
  • B. Thực hiện các nhiệm vụ kĩ thuật để hỗ trợ nghiên cứu kĩ thuật điện và thiết kế, lắp ráp, ... thiết bị điện.
  • C. Lắp đặt, bảo trì hệ thống dây điện, máy móc điện, các thiết bị điện, đường dây và dây cáp điện.
  • D. Lắp ráp, kiểm tra, thay thế và bảo dưỡng động cơ xe cơ giới.

Câu 10. Yêu cầu "Có trình độ chuyên môn sâu tương ứng với trình độ đại học" là yêu cầu của ngành nghề nào trong lĩnh vực cơ khí?

  • A. Kĩ sư điện.                                   B. Kĩ thuật viên kĩ thuật điện.
  • C. Kĩ thuật viên kĩ thuật điện tử.        D. Thợ lắp đặt và sửa chữa thiết bị điện.

Câu 11. Bạn B có thể đưa ra một số giải pháp, đề xuất phương án, sáng tạo đổi mới, nhằm cải thiện hệ thống, quy trình sử dụng điện và các thiết bị điện. Như vậy, B đã đáp ứng yêu cầu về

  • A. kiến thức chuyên môn.                        
  • B. kĩ năng cập nhật kiến thức chuyên môn.
  • C. kĩ năng phân tích, tổng hợp số liệu.      
  • D. kĩ năng tư duy sáng tạo.

Câu 12. Trong các nghề sau, nghề nào liên quan đến thiết kế kĩ thuật?

  • A. Kiểm tra an ninh hàng không.       B. Kiến trúc sư cảnh quan.
  • C. Nhà thiên văn học.                        D. Lắp ráp ô tô.

Câu 13. Công việc của nhà thiết kế và trang trí nội thất là

  • A. Thiết kế các toàn nhà thương mại, công nghiệp, viện nghiên cứu, khu dân cư, giải trí và lên kế hoạch giám sát việc xây dựng, bảo trì và khôi phục chúng.
  • B. Lên kế hoạch và thiết kế cảnh quan, không gian mở cho các dự án như công viên, trường học, tổ chức, đường giao thông, khu vực bên ngoài cho các khu thương mại, công nghiệp, khu dân cư; lập kế hoạch và giám sát việc xây dựng, bảo trì và khôi phục chúng.
  • C. Lên kế hoạch và thiết kế nội thất nhà thương mại, công nghiệp, công cộng, bán lẻ và nhà ở để tạo ra một môi trường phù hợp với mục đích, có tính đến các yếu tố nâng cao môi trường sống, làm việc và xúc tiến bán hàng.
  • D. Thiết kế hình thức của các sản phẩm chúng ta thường sử dụng hàng ngày sao cho hấp dẫn.

Câu 14. Bản vẽ kĩ thuật không được dùng trong quá trình nào?

  • A. Chế tạo.                                       B. Lắp ráp.
  • C. Vận hành và sửa chữa.                  D. Giao hàng.    

Câu 15. Bạn A thích đưa ra lời khuyên về chính sách liên quan đến kiến trúc cảnh quan. Bạn A có thể trở thành

  • A. kiến trúc sư xây dựng.                          B. kiến trúc sư cảnh quan.
  • C. Nhà thiết kế và trang trí nội thất.           D. nhà thiết kế sản phẩm và may mặc.

Câu 16. Khi thực hiện tiến trình thiết kế kĩ thuật bước đầu cần

  • A. tìm hiểu tổng quan, đề xuất giải pháp.
  • B. lập hồ sơ kĩ thuật.
  • C. xây dựng nguyên mẫu.
  • D. xác định vấn đề, tiêu chí xây dựng.

Câu 17. Ngành nghề liên quan đến thiết kế không đòi hỏi hiểu biết chủ yếu ở lĩnh vực

  • A. Toán.                                           B. Khoa học và công nghệ.
  • C. Nghệ thuật.                                  D. Con người.

Câu 18. Ở bước thứ 2 trong tiến trình thiết kế kĩ thuật, em cần

  • A. thử nghiệm, đánh giá.                   B. tìm hiểu tổng quan, đề xuất giải pháp.
  • C. điều chỉnh thiết kế.                       D. lập hồ sơ kĩ thuật.

Câu 19. Trong quy trình, bước nào có tính chất quyết định cho tính sáng tạo của hoạt động thiết kế kĩ thuật?

  • A. Xây dựng nguyên mẫu.                                              
  • B. Lập hồ sơ kĩ thuật.
  • C. Tìm hiểu tổng quan, đề xuất giải pháp.
  • D. Thử nghiệm, đánh giá.

Câu 20. Hãy xác định vấn đề cho tình huống dưới đây.

A muốn mua thêm bàn và ghế để loại nhỏ để trang trí phòng. Tuy nhiên, nếu A mua cả bàn và ghế sẽ làm cho diện tích phòng bị thu hẹp lại, gây khó khăn trong việc di chuyển.

  • A. A muốn có cả bàn và ghế mà không ảnh hưởng đến việc di chuyển trong phòng.     
  • B. A muốn có phòng mới.
  • C. A muốn chuyển nhà                             .                            
  • D. A muốn có bàn mới.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Quan sát hình 16.7 và giải thích các chi tiết có trong cổng đầu ra điều khiển và cổng nối nguồn cấp cho mô đun. Nêu tác dụng của màn hình hiển thị và các nút cài đặt.

Câu 2. (1,0 điểm) Làm sao người thiết kế có thể lựa chọn giải pháp có tính mới và tính sáng tạo?

Hướng dẫn trả lời:

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm)

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,35 điểm.  

1 - A2 - D3 - C4 - C5 - C
6 - B7 - A8 - B9 - A10 - A
11 - D12 - B13 - C14 - D15 - B
16 - D17 - D18 - B19 - C20 - A

B. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm)

Câu 1:

 - Cổng đầu ra điều khiển:

 + Tiếp điểm K0.

 + Tiếp điểm K1.

 - Cổng nối nguồn cấp cho mô đun:

 + Đầu nối GND để nối với cực (-) của nguồn.

 + Đầu nối +12V để nối với cực (+) của nguồn.

 - Màn hình hiển thị số và các nút cài đặt để điều chỉnh tăng hoặc giảm nhiệt độ giới hạn.

Câu 2:

Trên cơ sở các thông tin khoa học, giải pháp công nghệ đã tìm hiểu, các loại sản phẩm đã có trên thị trường, người thiết kế có đủ cơ sở để đề xuất và lựa chọn giải pháp có tính mới và tính sáng tạo so với những sản phẩm trước đó.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Công nghệ 8 kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Công nghệ 8 kết nối, đề thi cuối kì 2 Công nghệ 8 KNTT: Đề

Bình luận

Giải bài tập những môn khác