Đề thi cuối kì 2 Công nghệ 8 KNTT: Đề tham khảo số 1

Trọn bộ đề thi cuối kì 2 Công nghệ 8 KNTT: Đề tham khảo số 1 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 CÔNG NGHỆ 8 

KẾT NỐI TRI THỨC ĐỀ 1

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Quy trình lắp ráp một mạch điều khiển đơn giản sự dung mô đun cảm biến gồm mấy bước?

  • A. 2.                   B. 3.                       C. 4.                       D. 5.

Câu 2. Nội dung thực hiện ở bước tìm hiểu sơ đồ mạch điện là

  • A. chuẩn bị dụng cụ, vật liệu và thiết bị theo sơ đồ mạch điện.
  • B. xác định thành phần chính và đầu nối của mạch điện.
  • C. xác định vị trí cổng đầu vào, cổng ra của mô đun.
  • D. cấp nguồn, kiểm tra hoạt động của mạch điện; đánh giá và điều chỉnh.

Câu 3. Ở bước nào cần yêu cầu cấp nguồn và kiểm tra hoạt động của mạch điện?

Đề thi cuối kì 2 Công nghệ 8 KNTT: Đề tham khảo số 1

  • A. Tìm hiểu sơ đồ mạch điện.            B. Chuẩn bị.
  • C. Lắp ráp mạch điện.                       D. Vận hành mạch điện.

Câu 4. Chức năng của mạch điều khiển là

  • A. đèn tự động sáng khi trời tối và tự động tắt khi trời sáng.
  • B. quạt tự động bật/tắt khi nhiệt độ thấp/cao hơn một giá trị nhất định.
  • C. động cơ bơm nước hoạt động/dừng hoạt động khi độ ẩm thấp/cao.
  • D. đèn tự động sáng khi có người lại gần và tự động tối khi ra xa.

Câu 5. Mạch điện điều khiển trên sử dụng mô đun cảm biến gì?

  • A. Cảm biến ánh sáng.                      B. Cảm biến nhiệt độ.
  • C. Cảm biến độ ẩm.                          D. Cảm biến hồng ngoại.

Câu 6. Mô đun cảm biến trên có thể được sử dụng trong

  • A. bút thử điện.                                 B. máy bơm nước.
  • C. tủ lạnh.                                        D. đèn hành lang.

Câu 7. Bạn A muốn lắp mạch điện điều khiển điều hòa tự động, A có thể dùng mô đun

  • A. cảm biến ánh sáng.                       B. cảm biến nhiệt độ.
  • C. cảm biến độ ẩm.                           D. cảm biến hồng ngoại.

Câu 8. Đâu không phải yếu tố để nhận biết được sự phù hợp của bản thân đối với một số ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực kĩ thuật điện?

  • A. Phẩm chất của người làm trong lĩnh vực kĩ thuật điện.
  • B. Năng lực cụ thể của ngành nghề.
  • C. Phẩm chất và năng lực cụ thể của ngành nghề.
  • D. Trình độ học vấn của người làm trong lĩnh vực kĩ thuật điện.

Câu 9. Đâu là nghề cụ thể của kĩ thuật viên kĩ thuật điện?

  • A. Kĩ sư cơ điện.                               B. Kĩ sư điện tử.
  • C. Kĩ thuật viên truyền tải điện.         D. Kĩ sư sản xuất điện.

Câu 10. Yêu cầu "Có trình độ chuyên môn bậc trung tương ứng với trình độ trung cấp hoặc cao đẳng" là yêu cầu của ngành nghề nào trong lĩnh vực cơ khí?

  • A. Kĩ sư điện.                                   B. Kĩ thuật viên kĩ thuật điện.
  • C. Thợ sửa chữa.                               D. Thợ lắp đặt và sửa chữa thiết bị điện.

Câu 11. Bạn B có kiến thức chuyên môn liên quan đến kĩ thuật điện, điện tử. Như vậy, B đã đáp ứng yêu cầu về

  • A. kiến thức chuyên môn.                        
  • B. kĩ năng cập nhật kiến thức chuyên môn.
  • C. kĩ năng phân tích, tổng hợp số liệu.      
  • D. kĩ năng tư duy sáng tạo.

Câu 12. Công việc của kĩ sư xây dựng là

  • A. thiết kế các chi tiết máy móc, công cụ cho sản xuất.
  • B. thiết kế trạm điện, hệ thống phát điện.
  • C. thiết kế mạch, hệ thống điện tử.
  • D. thiết kế công trình dân dụng.

Câu 13. Đâu là nhiệm vụ cụ thể của kĩ sư vũ trụ hàng không?

  • A.Tư vấn và thiết kế các công trình như cầu, đập, bến cảng, đường bộ, sân bay, đường sắt, kênh, đường ống, hệ thống xử lí chất thải và kiểm soát lũ, công nghiệp và các toà nhà lớn khác.
  • B. Thiết kế hệ thống chi tiết trong máy bay như hệ thống phun nhiên liệu, điều hòa, thiết bị hạ cánh,...
  • C.Tư vấn, thiết kế máy móc, công cụ cho sản xuất, khai thác, xây dựng, nông nghiệp và các mục đích công nghiệp khác.
  • D.Nghiên cứu và phân tích không gian, chức năng, hiệu quả, an toàn và yêu cầu thẩm mỹ.

Câu 14. Kết quả của hoạt động thiết kế kĩ thuật không bao gồm

  • A. kĩ thuật mới trong chế tạo sản phẩm kĩ thuật.                     
  • B. giải pháp, sản phẩm công nghệ.
  • C. sản phẩm mĩ thuật
  • D. sản phẩm sinh học.

Câu 15. Tại sao lại nói thiết kế kĩ thuật có vai trò phát triển công nghệ?

  • A. Qua thiết kế kĩ thuật, các sản phẩm mới lần lượt được tạo ra để giải quyết những vấn đề, đáp ứng nhu cầu mới, các sản phẩm cũ liên tục được cải tiến.
  • B. Thiết kế kĩ thuật tìm kiếm những ý tưởng, giải pháp, thể hiện dưới dạng hồ sơ kĩ thuật để tạo ra sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu con người và giải quyết vấn đề trong cuộc sống.
  • C. Thiết kế kĩ thuật tạo ra hay nâng cấp các quy trình, bí quyết công nghệ để thực hiện công việc ngày càng hiệu quả hơn.
  • D. Thiết kế kĩ thuật là một hoạt động sáng tạo, liên quan đến ngành nghề trong nhiều lĩnh vực.

Câu 16. Có mấy bước trong quy trình thiết kế kĩ thuật?

  • A. 3.                          B. 4.                       C. 5.                       D. 6.

Câu 17. Khi xây dựng tiêu chí, tiêu chí cần đạt của sản phẩm không thể hiện qua

  • A. chức năng.             B. giá thành.           C. tính thẩm mỹ.    D. nhà phân phối.

Câu 18. Nếu kiểm chứng giải pháp không đạt thì cần phải

  • A. thử nghiệm, đánh giá.                           B. xây dựng nguyên mẫu cho giải pháp.
  • C. điều chỉnh thiết kế.                               D. lập hồ sơ kĩ thuật.

Câu 19. Trong quá trình thiết kế, một số hoạt động được lặp đi lặp lại cho tới khi

  • A. thực hiện đủ 10 lần.                                                            B. đạt kết quả mong muốn.
  • C. cấp trên chấp nhận.                              D. ai đó đã làm được trước mình.

Câu 20. Làm thế nào để đánh giá sản phẩm sau khi thiết kế?

  • A. Tiến hành chế tạo nguyên mẫu hoặc dùng phần mềm mô phỏng hoạt động dựa theo bản thiết kế.
  • B. Đưa sản phẩm ra thị trường và khảo sát số lượng tiêu thụ sản phẩm.
  • C. Khảo sát ý kiến người tiêu dùng.
  • D. Khảo sát giá thành sản phẩm.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Em hãy cho biết nguyên lí hoạt động của mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến ánh sáng.

Câu 2. (1,0 điểm) Nhờ đâu mà người thiết kế phát hiện ra các vấn đề hay nhu cầu?

Hướng dẫn trả lời:

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm)

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,35 điểm.  

1 - D2 - B3 - D4 - B5 - B
6 - C7 - B8 - C9 - C10 - B
11 - A12 - D13 - B14 - D15 - C
16 - C17 - D18 - C19 - B20 - A

B. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm)

Câu 1:

Khi có nguồn cấp cho mạch điện, nếu ánh sáng cấp vào cảm biến ánh sáng thay đổi (sáng hoặc tối), mạch điện có thể tự động điều khiển để bật hoặc tắt đèn LED: trời tối thì đèn tự động bật sáng, trời sáng thì đèn tự động tắt.

Câu 2:

Vấn đề hay nhu cầu được phát hiện thông qua quan sát tự nhiên, đọc tài liệu, khảo sát thị trường hay nguyện vọng của người tiêu dùng. Vấn đề cũng được phát hiện qua những bất tiện trong sinh hoạt, lao động và những sản phẩm cũ cần được cải tiến.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Công nghệ 8 kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Công nghệ 8 kết nối, đề thi cuối kì 2 Công nghệ 8 KNTT: Đề

Bình luận

Giải bài tập những môn khác